“Kỳ công của chế độ dân chủ”

Thứ ba, 03/09/2019 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong lễ kỷ niệm một năm độc lập, Quốc khánh 2/9/1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp tuyên bố: “Cuộc cách mạng đã chiến thắng được nạn đói, thật là một kỳ công của chế độ dân chủ”.

Làm thế nào để Chính phủ cách mạng thời kỳ đó có thể tạo dựng được kỳ công ấy trong bối cảnh “tứ bề nghiệt ngã” là câu hỏi mà những người Việt chưa từng biết đến cái nạn đói, biết đến chiến tranh, tha thiết muốn tìm câu trả lời.

Từ tinh thần “lạc quyên”, “nhường cơm sẻ áo”

Bởi niềm trăn trở: “Nước nhà đã giành được độc lập tự do mà dân vẫn còn đói nghèo cực khổ thì độc lập tự do không có ích gì” nên Chủ tịch Hồ Chí Minh- trên cương vị là người đứng đầu Chính phủ cách mạng lâm thời năm 1945- ngay sau giờ phút nước nhà chính thức độc lập, đã liên tục nhắc đi nhắc lại việc chống giặc đói là việc cấp bách nhất trong những việc cấp bách và rằng, cần phải tìm giải pháp ngay cho vấn đề cấp bách này. Trong quan điểm của Người, có hai giải pháp chống giặc đói: “Tôi đề nghị với Chính phủ là phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất… Tôi đề nghị mở một cuộc lạc quyên. Mười ngày một lần, tất cả đồng bào chúng ta nhịn ăn một bữa. Gạo tiết kiệm được sẽ góp lại và phát cho người nghèo”.

nong-nghiep-viet-nam-thoi-phap-thuoc
 
“Thực túc thì binh cường. Cấy nhiều thì khỏi đói. Chúng ta thực hiện tấc đất tấc vàng thì chúng ta quyết thắng lợi trong hai việc đó. Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là khẩu hiệu của ta ngày nay. Đó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững quyền tự do độc lập”  (Trích Hồ Chí Minh toàn tập)

Bản thân Người mẫu mực thực hiện trước: “Lúc chúng ta mang bát cơm lên mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ chúng ta không khỏi động lòng, vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”. Nói đi đôi với làm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện rất nghiêm túc, mặc dù lúc này sức khỏe Người giảm sút do trải qua trận ốm nặng. Các đồng chí từng phục vụ bên Người kể lại rằng, một lần tướng Tiêu Văn của Quân đội Tưởng Giới Thạch mời Người dự chiêu đãi. Hôm đó, đúng vào bữa cơ quan nhịn ăn để góp gạo cứu đói, mặc dù các đồng chí phục vụ đã báo cáo phần gạo của Người đã cho vào hũ gạo cứu đói rồi, nhưng Người vẫn quyết định “nhịn ăn một bữa” vào ngày hôm sau.

Lời kêu gọi thiết tha của Người đã nhanh chóng được nhân dân khắp mọi vùng đất nước đồng lòng hưởng ứng. Hàng loạt phong trào quyên góp như “Ngày đồng tâm”, “Hũ gạo cứu đói”, “Hũ gạo tình thương”, “Hũ gạo kháng chiến”, “Lá lành đùm lá rách”... đã nhanh chóng lan tỏa trở thành các phong trào lớn rộng khắp các địa phương trong cả nước. Trên tinh thần “tình làng nghĩa xóm”, hoạn nạn có nhau, chỉ sau một thời gian ngắn số lương thực cứu đói thu được khá nhiều, giải quyết kịp thời nhu cầu bức thiết của đời sống nhân dân.

Nói tới “cuộc lạc quyên” của Chính phủ những ngày đầu cách mạng không thể không nhớ lại hình ảnh rất cảm động- cụ Ngô Tử Hạ- người đứng đầu Hội cứu tế, cứu đói của Chính phủ- mặc áo the, khăn xếp, kéo xe bò đi đầu đoàn người trong lễ phát động phong trào cứu đói của Chính phủ hồi giữa tháng 9/1945. Chiếc xe cụ kéo đi qua các phố của Hà Nội kêu gọi quyên góp tiền bạc cứu đói. Chuyện kể rằng, khi xe vòng về đến Nhà hát Lớn, gặp Bác Hồ, cụ Ngô Tử Hạ chỉ cho Bác Hồ xem chiếc xe chở lẫn lộn đủ các loại gạo, Bác Hồ nói: “Đấy mới là gạo đại đoàn kết. Nước ta có nhiều thứ gạo ngon, nhưng bây giờ thì đây là thứ gạo ngon nhất”.

“Thực túc thì binh cường, cấy nhiều thì khỏi đói”

Trong bài viết “Gửi nông gia Việt Nam” in trên báo “Tấc đất” (12/1945) (Một tờ báo ra đời nhằm tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân tăng gia sản xuất), Bác nói: “Thực túc thì binh cường. Cấy nhiều thì khỏi đói. Chúng ta thực hiện tấc đất tấc vàng thì chúng ta quyết thắng lợi trong hai việc đó. Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là khẩu hiệu của ta ngày nay. Đó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững quyền tự do độc lập”.

Báo Công luận

Hưởng ứng lời kêu gọi ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân phát huy tinh thần hăng hái lao động, đẩy mạnh tăng gia sản xuất. Khí thế hừng hực.

Để tăng gia sức sản xuất nông sản, cuối năm 1945, Bộ trưởng Bộ Quốc dân kinh tế đã ra một loạt các bản Nghị định, Thông tư, Thông cáo về vấn đề này, đó là Thông tư về phương pháp khẩn cấp chấn hưng nông nghiệp (26/10/1945), Nghị định số 41 BKT bắt buộc các điền chủ có ruộng đất giồng mầu phải khai với Uỷ ban Nhân dân hàng xã (15/11/1945), Thông tư số 577 BKT về phương pháp cấp tốc khuyếch trương mọi việc giồng màu (21/11/1945), Thông cáo về việc hô hào các nhà tư bản đem tiền gửi vào các Nông phố Ngân quỹ, Nghị định liên bộ số 103 (Nội vụ và Canh nông) thiết lập một tiểu ban canh nông tại mỗi tỉnh, phủ, huyện, châu, xã (20/11/1945).

Báo Công luận

Từ những chỉ đạo ấy, từ khí thế ấy, nhiều sự đổi thay đã đến. Nhiều quãng đê bị vỡ đã được gia cố lại, đắp thêm một số đê mới. Cho đến đầu năm 1946, công tác đê điều đã hoàn thành. Đồng thời với việc đắp đê, chính quyền và nhân dân tất cả các địa phương ra sức cải tạo đất công cộng còn trống như sân bãi, vỉa hè, bờ đê để trồng trọt, nhất là hoa màu ngắn ngày.

Kết quả sản lượng hoa màu đã tăng gấp bốn lần so với thời kỳ Pháp thuộc. Vụ thu lúa chiêm năm 1946 ở Bắc Bộ đã tăng hơn vụ chiêm năm 1945 khoảng 100.000 tấn. Vụ mùa năm 1946 ở Bắc Bộ đã sản xuất trên một diện tích 890.000 ha với sản lượng 1.155.000 tấn lúa. Chỉ trong năm tháng từ tháng 11/1945 đến tháng 5/1946 đã đạt 614.000 tấn, quy ra thóc là 506.000 tấn, hoàn toàn có thể bù đắp được số thiếu hụt của vụ mùa năm 1945.

Nạn đói bị đẩy lùi, đời sống nhân dân dần dần được ổn định.

Trong lễ kỷ niệm một năm độc lập, Quốc khánh 2/9/1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp tuyên bố: “Cuộc cách mạng đã chiến thắng được nạn đói, thật là một kỳ công của chế độ dân chủ”.

“Trong hoàn cảnh nghiệt ngã lúc đó, lụt và hạn hoành hành, giặc ngoại xâm hoành hành, tiền và phương tiện gần như không có gì, giống má cạn kiệt, trâu bò chết gần hết…, mà đánh thắng được giặc đói, thắng một cách oanh liệt thì quả là một kỳ công. Kỳ công đó không thuộc riêng ai. Đó là sự nỗ lực của toàn dân. Nhưng không chỉ đơn giản là như vậy. Cũng là toàn dân Việt Nam đấy mà năm trước đó thôi tại sao hàng triệu người vẫn chết đói? Còn phải kể đến một nhân tố vô cùng quan trọng nữa: nhờ có chính quyền cách mạng, nhờ tài tổ chức của chính quyền đó. Đó là sự thật. Đó cũng là lý do giải thích tại sao tuyệt đại đa số dân chúng đã tin và đã theo Việt Minh”.

(Trích lời GS. Đặng Phong- Báo Tuổi Trẻ ngày 7/3/2005)

Hà Anh

Tin khác

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tỉnh An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tỉnh An Giang

(CLO) Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tin tức
Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

(CLO) Đại tướng Phan Văn Giang mong muốn các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu tiếp tục quan tâm, theo dõi, có nhiều ý kiến đóng góp quý báu, tâm huyết để xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng vững mạnh.

Tin tức
Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

(CLO) Công trình hoàn thành không chỉ là niềm vui, phấn khởi của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh vì đã hoàn thành tâm niệm, sự ấp ủ của các thế hệ đi trước mà còn là nơi để cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố tự hào về quá khứ đấu tranh hào hùng.

Tin tức
Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C: Biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C: Biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tin tưởng rằng tỉnh Kiên Giang sẽ làm tốt trách nhiệm quản lý, bảo quản, giữ gìn và phát huy giá trị của Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C, xem như đây là biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Tin tức
Kiên Giang thực hiện 'sáu đẩy mạnh' để phát triển Phú Quốc

Kiên Giang thực hiện "sáu đẩy mạnh" để phát triển Phú Quốc

(CLO) Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tỉnh Kiên Giang thực hiện "sáu đẩy mạnh" để phát triển Phú Quốc nhằm xây dựng thành phố Phú Quốc phát triển nhanh, bền vững, trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Tin tức