Kỳ cuối: Tưng bừng cho Lễ Độc Lập

Thứ hai, 31/08/2015 10:58 AM - 0 Trả lời

Không có gì có thể tả nổi hết niềm hân hoan, háo hức tột độ của những người dân Việt Nam khi đón chào ngày 2/9/1945- ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Từ thời khắc ấy, họ chính thức vĩnh biệt kiếp nô lệ, ..

(NB-CL) Không có gì có thể tả nổi hết niềm hân hoan, háo hức tột độ của những người dân Việt Nam khi đón chào ngày 2/9/1945- ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Từ thời khắc ấy, họ chính thức vĩnh biệt kiếp nô lệ, trở thành công dân của một nước Việt Nam tự do, độc lập. Không khí chuẩn bị cho Lễ độc lập đầu tiên vì thế mà tưng bừng hơn bao giờ hết.

> Kỳ 1: Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội > Kỳ 2: Tổng khởi nghĩa trên đất cố đô

4 ngày cho bản Tuyên ngôn lịch sử

Mọi việc chuẩn bị ngày lễ Độc lập đều gấp rút, đều quan trọng. Nhưng gấp rút nhất, quan trọng nhất là dự thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Theo hồi ký của đồng chí Vũ Kỳ, thư ký giúp việc Bác Hồ từ năm 1945 đến 1969, ngày 27 tháng 8 năm 1945, Thường vụ Trung ương họp. Rồi Hội đồng Chính phủ họp. Bàn nhiều công việc quan trọng, trong đó có việc tổ chức lễ tuyên bố Độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh phụ trách thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Kể từ ngày thứ ba, 28 tháng 8 năm 1945, tức là ngày 21 tháng 7 năm Ất Dậu, Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung vào việc soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập. Từ ngày 28 đến ngày 31/8/1945, tại chiếc bàn nhỏ, xinh xắn nơi góc phòng tầng 2 của ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Bác Hồ đã hoàn thành bản Tuyên ngôn Độc lập, với tất cả trí tuệ và tâm huyết của người lãnh tụ hy sinh cả cuộc đời vì dân, vì nước.

quockhanh

Sau này, hồi tưởng về những ngày viết Tuyên ngôn Độc lập, Bác nói: “Đó là những giây phút sung sướng nhất của đời mình”. Nhà sử học Dương Trung Quốc nói rằng, cụ Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập trong vài ba ngày nhưng đã chuẩn bị từ 20 năm trước. Cũng theo nhà sử học Dương Trung Quốc, sở dĩ có 3 bản Tuyên ngôn Độc lập có nội dung khác nhau là sau khi thông qua, Tuyên ngôn tiếp tục được hoàn thiện, chỉnh sửa về câu chữ. Tuy có khác nhau nhưng nó không ảnh hưởng đến nội dung cơ bản của Tuyên ngôn Độc lập. Thiếu tá Archimedes L.A Patti - chỉ huy đơn vị OSS (Office of Strategic Services - Cơ quan phục vụ chiến lược Mỹ) đến Hà Nội khi Cách mạng tháng Tám thành công chính là người nước ngoài đầu tiên được đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khi chưa được công bố. Trong thiên hồi ký “Why Việt Nam?” (Tại sao Việt Nam?) xuất bản 35 năm sau, Patti kể lại: Trước ngày Lễ Độc lập, Patti được Chủ tịch Hồ Chí Minh cho xem và trao đổi ý kiến về nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập do Người soạn thảo.

Đêm trắng cho Lễ đài Độc lập

Sau khi Tổng khởi nghĩa trong cả nước giành thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ấn định ngày tổ chức Lễ Tuyên bố độc lập là 2/9/1945. Cũng chính Bác Hồ đã chọn Quảng trường Ba Đình để tổ chức buổi Lễ trọng đại của dân tộc. Đây là một sự kiện vô cùng quan trọng, được coi như ngày Tết Độc lập của dân tộc, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ mọi phía, đặc biệt là sự chuẩn bị một lễ đài thật đẹp, trang nghiêm tại Quảng trường Ba Đình.

bac-ho-doc-tuyen-ngon-1345436522

Theo hồi ức của Kiến trúc sư (KTS) Ngô Huy Quỳnh- người được giao thiết kế Lễ đài: “Sáng ngày 1 tháng 9 năm 1945, ông Phạm Văn Khoa đến truyền đạt yêu cầu của Kỳ bộ Việt Minh qua ông Mười Hương là ngày 2 tháng 9, Bác Hồ sẽ đọc Tuyên ngôn độc lập và Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân đồng bào. Yêu cầu làm lễ đài giản dị nhưng phải trang nghiêm; trên lễ đài có thể đứng được ba chục người. Việc làm lễ đài và viết khẩu hiệu bằng ba thứ tiếng Việt, Nga, Anh được giao cho các ông Nguyễn Huy Tưởng và Phạm Văn Khoa hoạt động trong tổ chức Văn hóa Cứu quốc. Thế là việc chọn và quyết định nơi đặt lễ đài, kiểu lễ đài vẽ xong để bắt đầu thi công vào 12 giờ trưa ngày 1 tháng 9 và 3 giờ sáng ngày 2 tháng 9 dựng xong lễ đài để còn thời giờ mắc loa và đặt mi-crô. Nơi dựng lễ đài là bồn cỏ tròn ở giữa Quảng trường Ba Đình, trước các cổng cuốn và cuốn tròn tỳ trên hệ thống cột theo kiểu thức tô-scan Pháp. Công trình này màu vàng nhạt, vòng hai tay ôm lấy phía sau lễ đài màu đỏ cùng với khối cây cổ thụ màu xanh hầu như đóng vai trò “trẩm” theo cách nhìn phong thủy mà bà con không lạ lắm. Màu đỏ, vàng của lễ đài với hai bình hương hai bên, của cờ đỏ sao vàng trên cột cờ lễ đài và trước hàng ngũ đại biểu nhân dân nổi rực rỡ và sống động trước vòm cây nhiệt đới và màu lam vòm trời đất Thăng Long. Tôi đã tranh thủ đo lại kích thước cổng cuốn và hàng cột kiểu thức tô-scan này để xác định khuôn khổ thích hợp của lễ đài trong không gian rộng lớn xung quanh. Trong khi đó, ông Khoa cũng để cả thời gian buổi sáng để đến bàn bạc với ông Quyến là thợ mộc ở phố Hàng Hành để chuẩn bị thi công theo các bản vẽ, đi mượn gỗ và mượn hai thứ vải màu vàng và đỏ. Vật liệu có gỗ và đinh sắt được chở đến giữa bùng binh Ba Đình. Ông Quyến huy động 10 bạn thợ đến làm việc tấp nập, chỗ này cưa, chỗ kia rọc gỗ. Hội Truyền bá Quốc ngữ huy động bốn chục anh em ở Ban Cổ động, Ban Khánh tiết, Ban Giáo khoa đến giúp. Riêng tôi đặc biệt quan tâm đến hệ thống chống đỡ bục lễ đài phải chịu nặng trên hai tấn. Cột cờ và các trụ lễ đài đều chôn chân xuống đất, không dùng mộc để tránh thiệt nhiều cho bà con có gỗ và để tranh thủ thời gian. Dùng vải bọc ngoài các khung gỗ và tạo khối kiến trúc, dễ trang trí, có màu sắc cần thiết, với thời gian ít nhất. Công nhân nhà máy điện đảm bảo ánh sáng thật đầy đủ. Chúng tôi làm xong các việc trước rạng đông ngày 2 tháng 9 và không chú ý là cả một đêm trắng đã qua nhanh chóng”.

An toàn tuyệt đối cho Lễ Độc lập

Ngày 28/8/1945, Ban Tổ chức ngày Lễ Độc lập được thành lập, có nhiệm vụ chuẩn bị mọi mặt công tác tổ chức với một mệnh lệnh: “Đây là sự kiện lịch sử lớn kết thúc Cách mạng Tháng Tám và khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa”. Tham gia công tác chuẩn bị và tổ chức ngày Lễ Độc lập có nhiều lực lượng, trong đó có bộ phận bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn ngày lễ, chống mọi hành động phá hoại của kẻ thù. Các lực lượng được vinh dự giao nhiệm vụ đặc biệt bảo vệ Lễ Độc lập, gồm các đơn vị thuộc Khu Đặc biệt Hà Nội (hai Chi đội Giải phóng quân 3 và 4), Tự vệ chiến đấu, Tự vệ Thành Hà Nội, lực lượng Liêm phóng và Cảnh sát Bắc Bộ. Từ những ngày cuối tháng 8 và ngày 1/9/1945, các đơn vị lực lượng vũ trang được giao nhiệm vụ tham gia và bảo vệ Lễ Độc lập khẩn trương luyện tập các nghi thức quân sự, trang phục thống nhất theo từng chức trách được phân công. Đồng thời, các bộ phận chuyên môn kiểm tra địa bàn, chủ yếu phát hiện vật liệu nổ và tổ chức bảo vệ toàn bộ khu vực sẽ diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Trong thành phần tham dự mít tinh ngày 2/9, bên cạnh các khối bộ đội, cảnh sát, Tự vệ Hà Nội và đông đảo quần chúng nhân dân đứng trước lễ đài hàng ngũ chỉnh tề; các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ tuyệt đối an toàn cho các thành viên của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, bảo đảm an ninh chặt chẽ buổi lễ trọng đại được triển khai ở từng vị trí trọng yếu. Lực lượng Liêm phóng và Cảnh sát Bắc Bộ được bố trí bảo vệ từ vòng trong đến vòng ngoài. Một số đơn vị khác được bố trí xung quanh quảng trường để quan sát, bảo vệ tiếp cận và bảo vệ từ xa. Một phân đội thuộc Đội tự vệ chiến đấu cứu quốc (ĐTVCĐCQ) Hoàng Diệu cùng các chiến sĩ trinh sát được trang bị vũ khí đứng thành hai hàng dọc từ lễ đài đến nơi các vị lãnh đạo xuất phát (nay là đường Điện Biên Phủ). Một đội cảnh sát mặc đồng phục, mang súng ngắn đi xe đạp hộ tống đoàn xe có các trinh sát bảo vệ chở Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Chính phủ tới quảng trường. Một số chiến sĩ Giải phóng quân, một phân đội thuộc Đội tự vệ chiến đấu cứu quốc Hoàng Diệu cùng các chiến sĩ trinh sát theo nghi lễ đứng bảo vệ xung quanh lễ đài, được dựng lên giữa Vườn hoa Ba Đình.

Theo lời kể của Trung tướng Hồng Cư, người vinh dự được đứng trong hàng ngũ Đội tự vệ chiến đấu cứu quốc Hoàng Diệu, tham gia bảo vệ Lễ Độc Lập 2/9/1945: “Ngày 25/8/1945, nghĩa là chỉ một tuần sau khi giành được chính quyền, Thành uỷ Hà Nội quyết định thành lập Đội tự vệ chiến đấu cứu quốc Hoàng Diệu. Vừa thành lập vài ngày, ĐTVCĐCQ Hoàng Diệu được giao ngay trọng trách là làm hàng rào danh dự bảo vệ lễ đài trên quảng trường Ba Đình lịch sử, nơi Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân đồng bào và Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945). Để bảo đảm an ninh và sự bình yên của lễ hội Độc lập, đội ĐTVCĐCQ Hoàng Diệu cũng như các lực lượng vũ trang khác đã chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đề cao cảnh giác, đoàn kết chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau và khôn khéo xử lý trong mọi tình huống. Trước khí thế sục sôi của cách mạng, các thế lực thù địch vô cùng tức tối. Nhưng trước những đoàn quân cách mạng oai phong quần soóc áo cộc tay, nhìn mũ vải calô đội lệch, chúng không dám ho he, không dám gây ra một hành động khiêu khích nào”.❏

Selection_014

Hồng Hà

Tin khác

Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh cần đổi mới hình thức xúc tiến đầu tư

Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh cần đổi mới hình thức xúc tiến đầu tư

(CLO) Nhận định thu hút đầu tư nước ngoài của Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh mới chỉ ở mức trung bình trong khi giải ngân vốn đầu tư công còn thấp hơn so với bình quân cả nước, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị ba địa phương lưu ý đổi mới hình thức xúc tiến đầu tư, đồng thời tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Tin tức
Thu hồi đất công, đất xen kẹt cần bảo vệ được tài sản của Nhà nước và hài hòa lợi ích của doanh nghiệp

Thu hồi đất công, đất xen kẹt cần bảo vệ được tài sản của Nhà nước và hài hòa lợi ích của doanh nghiệp

(CLO) Liên quan đến dự thảo Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Bộ Tài chính, các địa phương cần đề xuất phương án, trình tự thủ tục trong thu hồi đất công, đất xen kẹt, bảo vệ được tài sản của Nhà nước và hài hòa lợi ích của doanh nghiệp.

Tin tức
Đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật với Ban Thường vụ Thành uỷ TP Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010-2015

Đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật với Ban Thường vụ Thành uỷ TP Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010-2015

(CLO) UBKT Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Thành uỷ TP Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010-2015 và các ông: Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Thành Phong.

Tin tức
Hà Nội yêu cầu kiểm tra xử lý đơn thư tại chung cư 43-45, ngõ 130 Đốc Ngữ

Hà Nội yêu cầu kiểm tra xử lý đơn thư tại chung cư 43-45, ngõ 130 Đốc Ngữ

(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, thanh tra việc quản lý và sử dụng các diện tích xây dựng trong khu chung cư 43-45, ngõ 130 Đốc Ngữ, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình.

Tin tức
Hà Nội yêu cầu giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh

Hà Nội yêu cầu giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh

(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 1354/UBND-KGVX về việc chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

Tin tức