Kỳ I: Vì sao tin tức giả lại hiệu quả?

Thứ hai, 05/12/2016 12:19 PM - 0 Trả lời

Nếu như là người cập nhật tin tức thông qua mạng xã hội như hầu hết người Mỹ đã làm, chắc chắn bạn sẽ phải đối diện với những tin tức không đúng sự thật, những tin đồn, những thuyết âm mưu hoàn toàn không tồn tại. Và khi phải đối diến với những lời giả dối đó, đôi khi sự thật lại rất khó để nhận biết.

Sự kiện: Tin tức

(CLO) Nếu như là người cập nhật tin tức thông qua mạng xã hội như hầu hết người Mỹ đã làm, chắc chắn bạn sẽ phải đối diện với những tin tức không đúng sự thật, những tin đồn, những thuyết âm mưu hoàn toàn không tồn tại. Và khi phải đối diến với những lời giả dối đó, đôi khi sự thật lại rất khó để nhận biết.

fake-news-key-board-computer-900-1

Một đội nghiên cứu dữ liệu tại Đại học Columbia ở Mỹ đã đưa ra nhận định rằng những tin tức giả cũng có khả năng phát tán tương tự như những tin tức thật.

Nhiều người đã tự hỏi rằng liệu những tin tức giả đó có ảnh hưởng tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa rồi hay không. Thực sự, đó là điều mà chúng ta không thể khẳng định hoàn toàn, dù cho có khá nhiều lý do để tin tưởng rằng điều đó có thể xảy ra. Mỗi một thông tin đều góp phần xây dựng nên quan điểm lập trường của mỗi cá nhân. Nếu nhìn tổng thể thì những tin tức giả hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng thật.

Những nhà nghiên cứu việc truyền bá thông tin qua mạng xã hội cho biết những nỗ lực của Facebook và Google đang đi trên đúng con đường, nhưng sẽ không thể hoàn toàn dập tắt những động cơ chính trị ở phía sau.

Kẽ hở mang tên mạng xã hội

Khoảng 10 năm trước, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng 72% các sinh viên tin tưởng các đường link được gửi tới từ bạn bè, tới mức sẵn sàng nhập các dữ liệu cá nhân vào những trang web lừa đảo (phishing website). Chính điều này đã khiến những developper thoải mái khai thác tâm lý người dùng, và đương nhiên họ sẽ chẳng mảy may nghi ngờ khi ấn vào một đường link tin tức tương tự.

Để làm điều này, một nhà khoa học đã thử tạo một trang web giả mạo với các thông tin đàm tiếu được tự động giả lập bởi máy tính, những thứ như "scandal ngoại tình của ngôi sao X với ngôi sao Y". Việc người dùng tìm kiếm thông tin của những ngôi sao trên sẽ khiến những tin tức như vậy xuất hiện. Bằng việc thêm vào các nội dung quảng cáo cùng với một thông báo khẳng định rằng những tin tức này là bịa đặt, ông đã kiểm chứng được việc rằng, tin tức giả hoàn toàn có thể mang lại lợi nhuận cao gấp bội bình thường, đơn giản chỉ bằng việc làm "ô nhiễm" Internet với những thông tin xuyên tạc.

Hiện nay, chúng ta đã có hẳn một ngành "công nghệ tin tức giả và thông tin số ảo". Những trang web dụ người dùng click vào tạo nên những thông tin xuyên tạc nhằm kiếm tiền từ quảng cáo, trong khi những trang web vận động chính trị lại đăng và phát tán những thông tin, những thuyết âm mưu vốn chưa từng tồn tại để tạo ảnh hưởng tới lập trường của dư luận.

Chính việc dễ dàng tạo lập nên các social bots (tương tự như Siri trên Apple), các tài khoản mạng xã hội giả mạo với tương tác như người thật đã tạo nên những ảnh hưởng thật trong xã hội.

Để kiểm nghiệm ảnh hưởng của hành động này, các nhà khoa học đã tạo ra một ứng dụng phát hiện các social bót giả mạo, để rồi phát hiện ra một lượng lớn những đoạn thông tin ảo được phát tán bởi các bots về các sự kiện gây sốc trong năm nay như Brexit và bầu cử Tổng thống Mỹ.

image-20161122-11000-1qf003h

Trong hình là mức độ phân tán của một hashtag #SB277 về một đạo luật vắc-xin ở California, những dấu chấm đại diện cho những tài khoản sử dụng hashtag này trên Twitter, những dòng kẻ thể hiện độ tương tác bằng cách chia sẻ các bài viết này. Dấu tròn càng lớn chứng tỏ mức độ tương tác càng lớn. Những dấu đỏ được nhận định nhiều khả năng là bots, những màu xanh nhiều khả năng là con người.

Quá dựa dẫm thuật toán

Vì chúng ta không có khả năng quan sát hết toàn bộ những thông tin mới từ bạn bè trên mạng xã hội của mình, các thuật toán đã giúp phân loại những thông tin chúng ta muốn và không muốn xem. Những thuật toán này sử dụng nền tảng mạng xã hội để xác định những thông tin nào chúng ta tương tác nhiều hơn, có nhiều khả năng ấn vào hơn. Thế nhưng một nghiên cứu mới đã chỉ ră rằng những trang tin tức đăng tải thông tin xuyên tạc lại có được lượng tương tác lớn hơn so với các trang tin tức uy tín.

 Còn nhớ thông tin về chuyện 20 bài báo xuyên tạc về bầu cử Tổng thống Mỹ lại nhận được lượng tương tác lớn hơn nhiều so với 20 bài báo từ 19 tờ báo uy tín nhất thế giới.

Chính hệ thống thuật toán này của các trang mạng xã hội lại vô hình chung khiến con người ngày càng khó phân biệt được thông tin thật giả và bảo thủ hơn trong cách nhìn nhận vấn đề. Chính vì vậy, chúng ta sẽ tạo nên thói quen luôn luôn truy cập một số nguồn thông tin ít hơn, hài hoà hơn với cái nhìn của bản thân.

Các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng hiện tượng buồng vang tăng cường khả năng chấp nhận những tin đồn vô căn cứ của các cá nhân, dù cho mỗi người đều có cách ứng xử khác nhau trước một thông tin: Có người kiểm chúng, có người đơn giản ấn chia sẻ ngay lập tức.

Tạm thời chúng ta sẽ không nói tới cách mà Facebook và Google sẽ hành động để đáp trả lại những tin tức sai sự thật này, vì đó sẽ là chủ đề bàn bạc trong bài viết tiếp theo.

Hoàng Việt (còn tiếp)

Tin khác

Báo Lao động Thủ đô tổ chức Đối thoại - Giao lưu trực tuyến về sức khỏe và an toàn lao động

Báo Lao động Thủ đô tổ chức Đối thoại - Giao lưu trực tuyến về sức khỏe và an toàn lao động

(CLO) Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Oai vừa tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách chuyên đề “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”.

Nghề báo
Chương trình “Dưới lá cờ Quyết Thắng” sẽ được truyền hình trực tiếp ở 5 điểm cầu

Chương trình “Dưới lá cờ Quyết Thắng” sẽ được truyền hình trực tiếp ở 5 điểm cầu

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam vừa công bố chùm chương trình trọng điểm, trong đó có cầu truyền hình Dưới lá cờ Quyết Thắng. Chương trình có 5 điểm cầu - Điện Biên, Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và TP Hồ Chí Minh - sẽ được truyền hình trực tiếp tối 5/5/2024 trên kênh VTV1.

Nghề báo
Phát hành bộ tem về Điện Biên Phủ từ quá khứ hào hùng đến đổi mới và phát triển

Phát hành bộ tem về Điện Biên Phủ từ quá khứ hào hùng đến đổi mới và phát triển

(CLO) Bộ tem bưu chính “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phát hành dự kiến vào ngày 5/5 tới, gồm 4 mẫu nói về quá khứ hào hùng đến tương lai tươi sáng của Điện Biên Phủ.

Nghề báo
Báo Tiền Phong khởi động cuộc thi viết, ảnh, video sáng tạo về bảo vệ môi trường

Báo Tiền Phong khởi động cuộc thi viết, ảnh, video sáng tạo về bảo vệ môi trường

(CLO) Cuộc thi viết, trắc nghiệm, ảnh, video sáng tạo về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu mang tên “GIẤC MƠ XANH” do Báo Tiền Phong tổ chức đã chính thức được khởi động từ ngày 1/5/2024 trên phạm vi toàn quốc, với nhiều hình thức và giải thưởng hấp dẫn...

Nghề báo
Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin – Vượt khó đến trường”

Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin – Vượt khó đến trường”

(CLO) Ngày 3/5, Báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) phối hợp các đơn vị tổ chức lễ bàn giao thư viện cho các trường: TH-THCS Phước Hiệp; THCS Đồng Khởi; THCS Bình Khánh (huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre). Đây là hoạt động nằm trong Chương trình “Thắp sáng niềm tin – Vượt khó đến trường” do Báo SGGP thực hiện.

Nghề báo