Kỷ lục 2,1 triệu người Trung Quốc dự thi công chức khi nền kinh tế chững lại

Thứ ba, 30/11/2021 05:23 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đã có hơn 2,12 triệu người Trung Quốc đăng ký cho kỳ thi công chức vào chủ nhật vừa qua, lần đầu tiên con số này vượt qua 2 triệu người. Tỷ lệ chọi giữa các ứng viên là 1/68 để đạt được những vị trí ‘đồng tiền bát gạo’ mà rất nhiều người thèm muốn.

Một số lượng kỷ lục người Trung Quốc đang tham gia kỳ thi tuyển công chức quốc gia năm nay, với hy vọng có được một công việc chính phủ đảm bảo trong bối cảnh tăng trưởng chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao.

ky luc 21 trieu nguoi trung quoc du thi cong chuc khi nen kinh te chung lai hinh 1

Các thí sinh đến tham dự kỳ thi tuyển công chức quốc gia ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, ngày 28 tháng 11. Ảnh: CNS.

Theo các phương tiện truyền thông cho hay, đã có hơn 2,12 triệu ứng viên đã đăng ký cho kỳ thi vào chủ nhật vừa qua. Con số này cao hơn 35% so với 1,57 triệu của năm ngoái và lần đầu tiên con số này vượt qua 2 triệu người.

Điều này khiến mỗi ứng viên trung bình phải cạnh tranh với 68 người để đạt được thành công, mặc dù có 31.200 công việc công chức chính phủ đang mở tại 75 cơ quan chính phủ trung ương và 23 tổ chức trực thuộc. Các ứng viên thành công sẽ đảm nhận vị trí của họ vào đầu năm sau.

Kỳ thi công chức từ lâu đã trở thành điểm thu hút lớn đối với những người tìm việc Trung Quốc vì các vị trí trong chính phủ được coi là “vựa sắt” về cả an ninh và tiền bạc. Hơn một triệu ứng viên đã tham gia kỳ thi mỗi năm kể từ năm 2009.

Con số dự thi tăng vọt trong năm nay diễn ra trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước chậm lại, một phần lớn là do đại dịch Covid-19 và tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao liên tục.

Quốc gia này chỉ công bố mức tăng trưởng 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong quý thứ ba, giảm so với mức 7,9% trong quý thứ hai. Và đảm bảo việc làm hiện đã trở lại hàng đầu trong chương trình nghị sự của chính phủ

Tuần trước, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã nhấn mạnh lại trọng tâm là “đảm bảo an ninh trong việc làm, sinh kế của người dân và các thực thể thị trường”.

Theo Cục Thống kê Quốc gia, từ tháng 1 đến tháng 10, đã có 11,33 triệu việc làm mới đã được tạo ra trên toàn quốc, phù hợp với mục tiêu cả năm của chính phủ.

Nhưng trong khi thị trường việc làm nhìn chung đã phục hồi đáng kể sau thảm họa của đại dịch Covid-19, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên 16-24 tuổi luôn cao hơn mức trung bình của cả nước.

Các số liệu chính thức chỉ ra rằng tỷ lệ thất nghiệp được khảo sát đối với lao động từ 16 đến 24 tuổi - bao gồm hầu hết các sinh viên tốt nghiệp trung học và đại học - là 14,2% trong tháng 10, cao hơn gần ba lần so với mức trung bình cả nước là 4,9%.

Một số lượng kỷ lục sinh viên tốt nghiệp trong năm nay đã làm gia tăng áp lực thất nghiệp đối với lứa tuổi này, trong khi chính phủ Trung Quốc đã cấm các dịch vụ dạy kèm sau giờ học – đây là thị trường việc làm vốn thường tuyển dụng hàng chục nghìn sinh viên tốt nghiệp, và điều này đã gây ra một rào cản khác.

Ngoài ra, báo cáo cho biết, còn có 8.700 vị trí công việc được mở trong các cơ quan chính phủ ở khu vực phía Tây và các vùng sâu vùng xa. Các ứng viên có trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc thấp hơn có thể được chấp nhận để thúc đẩy việc làm ở các khu vực kém phát triển hơn.

Tất cả các ứng cử viên tham dự kì thi công chức được yêu cầu tham gia một kỳ thi viết bao gồm các lĩnh vực như chính trị Trung Quốc, các vấn đề quốc tế, ngôn ngữ và logic. Những người ứng tuyển vào các vị trí trong lĩnh vực tài chính, an ninh công cộng và đối ngoại cũng phải thực hiện bài kiểm tra kỹ năng nghiệp vụ.

Theo báo cáo, một trong những vị trí được lựa chọn phổ biến nhất trong năm nay là vị trí tham mưu trưởng trong cơ quan bưu chính Ngari của Tây Tạng.

Các ứng viên chỉ có một trong 20.000 cơ hội trúng tuyển công việc này.

Huy Hoàng (Theo SCMP)

Bình Luận

Tin khác

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô