Kỷ niệm 20 năm thành lập Cục Quản lý chất lượng giáo dục

Thứ năm, 16/11/2023 18:54 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 15/11, Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức gặp mặt nhân dịp kỉ niệm 20 năm thành lập (2003 -2023).

Buổi lễ có sự tham dự của các Thứ trưởng: Phạm Ngọc Thưởng, Ngô Thị Minh, Hoàng Minh Sơn; nguyên Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ; cùng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, cán bộ Cục Quản lý chất lượng qua các thời ký và một số đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT.

Cục Quản lý chất lượng, tiền thân là Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, thành lập năm 2003 theo Quyết định số 4778/QĐ-BGDĐT ngày 08/9/2003 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

ky niem 20 nam thanh lap cuc quan ly chat luong giao duc hinh 1

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng trao tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT cho các cá nhân của Cục Quản lý chất lượng đã có những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển chung của ngành Giáo dục (ảnh TL).

Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng được Bộ trưởng giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thi, đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục trên phạm vi cả nước.

Phát biểu tại buổi lễ, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Huỳnh Văn Chương bày tỏ: Đây là dịp để  “Ôn cố tri tân” - ôn cũ để “biết” mới, ôn lại truyền thống, vừa để tri ân người đi trước, vừa để nhắc nhở thế hệ hiện tại ở Cục  để cùng “biết” tự hào, tự tin, vững vàng và quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ giai đoạn mới.

20 năm qua, với sự nỗ lực vượt khó, tập thể Cục Quản lý chất lượng đã kiến tạo những nền tảng, thành tựu không nhỏ trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học được ban hành với những chương mục về thi, bảo đảm và kiểm định chất lượng; Kỳ thi “ba chung”, chuyển từ hình thức thi tự luận sang hình thức thi trắc nghiệm;

Mạng lưới đơn vị khảo thí và đảm bảo chất lượng cấp trường được thành lập, đi vào hoạt động, các trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Đại học được hình thành – là những điểm nhấn nổi bật trong chặng đường 20 qua.

“Đến ngày hôm nay, Cục Quản lý chất lượng đã từng bước kiện toàn mạnh mẽ về đội ngũ, đổi mới phong cách, lề lối làm việc, chuyên nghiệp hóa dịch vụ công, tích cực hoàn thành các nhiệm vụ quản lý nhà nước tầm vĩ mô, đồng thời, hướng đến định vị hình ảnh của Cục không chỉ trong nước mà còn với đối tác quốc tế qua việc có kênh thông tin chuyên sâu của Cục, ký kết hợp tác với các tổ chức BĐCLGD lớn của quốc tế”, Cục trưởng Huỳnh Văn Chương chia sẻ.

Chúc mừng những thành quả đã đạt được của Cục Quản lý chất lượng, Thứ trưởng Hoàng Mình Sơn nhận định: 20 năm qua, cùng với quá trình đổi mới liên tục, thực hiện Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, Cục Quản lý chất lượng đã nhận những nhiệm vụ rất mới.

Đó là công việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng, hệ thống công nhận văn bằng chứng chỉ để phát huy tự chủ đồng thời đảm bảo chất lượng đầu ra của các cơ sở giáo dục.

Cùng với đó, các lãnh đạo và nhân viên Cục Quản lý chất lượng qua các thời kỳ đã xây dựng và tham mưu cho lãnh đạo Bộ rất nhiều những hệ thống văn bản, thông tư, chương trình, đề án. Đặc biệt là quá trình đổi mới Kỳ thi tốt nghiệp phổ thông đã từng bước giảm áp lực cho người học, giảm chi phí tốn kém cho xã hội.

Ghi nhận những vất vả của Cục Quản lý chất lượng với một công việc đòi hỏi độ tin cậy và chính xác cao, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn kỳ vọng Cục Quản lý chất lượng sẽ tiếp tục đổi mới hơn nữa, đổi mới để làm tốt hơn, mang lại giá trị cao hơn cho ngành giáo dục.

Thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng cũng gửi lời chúc tốt đẹp đến tất cả các nhà giáo nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

Nhân dịp này, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng và Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho 3 tập thể và 10 cá nhân của Cục Quản lý chất lượng đã có những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển chung của ngành Giáo dục.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Sắp tới nhà giáo làm việc theo hợp đồng, quy mô học sinh giảm hợp đồng chấm dứt!

Sắp tới nhà giáo làm việc theo hợp đồng, quy mô học sinh giảm hợp đồng chấm dứt!

(CLO) Về vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng nhà giáo, dự thảo nêu vì lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho cơ sở giáo dục buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà nhà giáo đang đảm nhận không còn và không thể thỏa thuận để bố trí việc làm khác.

Giáo dục
Trong dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo bị nghiêm cấm điều gì?

Trong dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo bị nghiêm cấm điều gì?

(CLO) Một trong những điều nghiêm cấm nhà giáo đó là ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức, nộp các khoản tiền ngoài quy định của pháp luật.

Giáo dục
Chứng chỉ hành nghề nhà giáo có làm nhụt chí người theo đuổi nghề giáo?

Chứng chỉ hành nghề nhà giáo có làm nhụt chí người theo đuổi nghề giáo?

(CLO) Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho rằng, sinh viên ra trường phải đủ điều kiện thực tập trong thời gian một năm sau đó được đánh giá hoàn thành mới được cơ quan tuyển dụng.

Giáo dục
Luật hóa quy định lương giáo viên cao nhất liệu có khả thi?

Luật hóa quy định lương giáo viên cao nhất liệu có khả thi?

(CLO) Hiện nay, dự thảo Luật Nhà giáo đã đưa vào quy định lương giáo viên cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp, nếu được thông qua đây được xem một bước đột phá trong chính sách giáo dục.

Giáo dục
Hải Phòng: Phân công nhiệm vụ khác với giáo viên phụ trách lớp có trẻ bị bầm tím lưng khi đi học

Hải Phòng: Phân công nhiệm vụ khác với giáo viên phụ trách lớp có trẻ bị bầm tím lưng khi đi học

(CLO) Chiều ngày 17/5, UBND quận Lê Chân (Hải Phòng) đã phát đi văn bản yêu cầu Hiệu trưởng trường mần non An Dương tạm thời phân công nhiệm vụ khác đối với 3 giáo viên phụ trách lớp có cháu bé 5 tuổi bị bầm tím ở lưng.

Giáo dục