“Ký sự hỏa xa” thời số hóa

Thứ năm, 03/05/2018 08:17 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Ký sự đường sắt Bắc – Nam” của nhóm tác giả Sơn Bách – Minh Sơn – Tùng Lâm- báo điện tử Vietnamplus không chỉ kể lại một hành trình lãng mạn, tái hiện lại lịch sử của ngành đường sắt, ghi nhận những chặng đường phát triển mà còn khắc họa chân dung mảnh đời, số phận của những con người mà trong giấc mơ của họ không bao giờ thiếu đi những hồi còi giục giã... Cuộc trò chuyện với tác giả Lê Minh Sơn giúp ta hiểu hơn về những thú vị đằng sau tác phẩm này.

“Từ trên tàu nhìn ra ngoài cửa sổ, cảnh vật cứ vun vút lướt qua, phần nào cũng giống như dòng chảy không ngừng nghỉ của thông tin trong thời đại bùng nổ của số hóa. Sự phát triển của báo điện tử khiến những dòng tin trở nên ngắn lại, đôi khi vô cảm. Trong bối cảnh đó, Vietnamplus quyết định đầu tư vào những tuyến bài dài, công phu, không phải để hoài niệm, mà đi theo xu thế nổi bật của dòng báo chí chính thống trên thế giới, nhằm phục hưng giá trị của nội dung (content) khi mà người đọc dần cảm thấy chán ngán với những dòng tít “câu view”... Chỉ đọc đoạn giới thiệu ấy, chúng tôi đã “phải lòng” ngay “ký sự đường sắt Bắc – Nam” của nhóm tác giả Sơn Bách – Minh Sơn – Tùng Lâm của báo điện tử Vietnamplus. Cuộc trò chuyện với tác giả Lê Minh Sơn giúp ta hiểu hơn về những thú vị đằng sau tác phẩm này. 

Đi xuyên Việt đến... 5 lần

+ Vietnamplus nổi tiếng là tờ báo tiên phong với cái mới, lại lựa chọn một chủ đề... không mới đó là ký sự về đường sắt Bắc – Nam. Câu chuyện ý tưởng của tác phẩm cụ thể là sao thưa anh?

- Vào giữa năm 2017, sau khi nắm bắt được những sự kiện của ngành đường sắt Việt Nam như đề xuất làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam, ngành đường sắt xuống cấp, lúc ấy anh Lê Quốc Minh - Tổng biên tập báo điện tử VietnamPlus và hiện tại là Phó Tổng Giám đốc TTXVN đã gọi 3 anh em chúng tôi để bàn về một siêu dự án rất đặc biệt. Anh Minh muốn chúng tôi đi xuyên Việt nhưng không phải bằng máy bay hay ô tô mà là bằng tàu hỏa... Và một ký sự đường sắt Bắc Nam ấn tượng dưới hình thức mega story này không chỉ kể lại một hành trình lãng mạn, tái hiện lại lịch sử của ngành đường sắt, ghi nhận những chặng đường phát triển mà còn khắc họa chân dung mảnh đời, số phận của những con người mà trong giấc mơ của họ không bao giờ thiếu đi những hồi còi giục giã, những người mà nhịp thở gắn liền với từng chuyển động của các toa tàu...

Nhận thấy đây là một đề tài hay và hứa hẹn nên 3 anh em chúng tôi gồm anh Bách, tôi và Tùng Lâm đã quyết định liên hệ và lên tàu ngay sau đó. Ý tưởng của anh Minh lên cho chúng tôi ấy là muốn vẽ lại tấm bản đồ Việt Nam dưới hình ảnh của một con tàu đi qua từng ga. Mỗi một ga tàu khi độc giả click vào sẽ hiện ra một loạt các bài viết, hình ảnh, video về ga cũng như những đề tài liên quan đến ga tàu.

Báo Công luận
Nhà báo Minh Sơn cùng nhóm đồng nghiệp nhận giải nhì với tác phẩm Monsoon Music Festival 2016: "Chuyện chưa kể phía sau hàng rào." - Đây cũng là tác phẩm thể hiện bằng Mega story. 

+ Một ký sự thực hiện trong nửa năm trời, những chuyến đi suốt chiều dài đất nước... Đọc ký sự đường sắt Bắc – Nam, tôi nghĩ thật "bõ công". Nhưng chắc hẳn không ít những khó khăn gặp phải, thưa tác giả?

- Thời gian thực hiện của chúng tôi mất gần nửa năm. Điều thách thức nhất với chúng tôi khi tác nghiệp chính là việc liên hệ. Sau cuộc tái cơ cấu, ngành đường sắt đã chia ra làm các đơn vị nhỏ như nhà ga riêng, đoàn tiếp viên riêng, tổ lái tàu, tổ bán vé riêng. Chính vì lẽ đó, mỗi lần chúng tôi muốn thực hiện một đề tài nào đó phải liên hệ lại với người phụ trách, việc này khá mất thời gian. Điều khó khăn nữa là việc tìm đề tài. Mỗi một nhà ga chúng tôi qua, chúng tôi đều phải tìm hiểu xem có những gì hay ho ở nhà ga ấy, đó có thể là hình ảnh một ga cổ kính, một câu chuyện về người gác ghi tình nguyện hàng chục năm hay đơn thuần chỉ là một người phụ nữ bán hàng kiếm sống bên đường ray. Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi đã phải đi xuyên Việt đến... 5 lần, mỗi một lần chúng tôi hoàn thiện một phần của đề tài. 

Sự kiên trì và khả năng làm việc theo nhóm là yếu tố quyết định

+ 5 chuyến xuyên Việt để có một tác phẩm ấn tượng, độc đáo. Những câu chuyện nào khiến người cầm bút cũng "rưng rưng", làm nên nét đặc sắc cho tác phẩm này?

- Tuyến bài đặc biệt này theo lối "ký sự hỏa xa" được thực hiện ròng rã suốt nửa năm trời, với sự tham dự của các phóng viên viết, ảnh, quay phim flycam... Chúng tôi có rất nhiều câu chuyện thú vị kể lại với độc giả sau 5 chuyến tàu Bắc – Nam xuôi ngược, mà chúng tôi nói vui là "ăn tàu – ngủ ray"... Có rất nhiều câu chuyện được kể trong hành trình ấy. Những phận người, phận đời trải dọc theo hơn 1.700km của tuyến đường sắt Thống Nhất mà rất ít bạn đọc có thể hình dung được. Đó là chuyện một gã vừa câm, vừa điếc, vừa mù dở tự nguyện đi gác chắn tàu suốt mười mấy năm để rồi tạo cảm hứng cho việc thành lập đội gác tàu từ dân đầu tiên của cả nước. Đó là những suất ăn vỏn vẹn 10.000 đồng/người/ngày trên ga đèo gió và khổ bậc nhất tỉnh Quảng Bình. Đó là những tâm sự của lính cầu đường bảo vệ tuyến đường sắt huyết mạch trên Hải Vân đệ nhất hùng quan. Ở đó chúng tôi được thấy, được cảm nhận sự khó khăn của anh em nơi đây từ thiếu thốn trang thiết bị, đồng lương bèo bọt không đủ nuôi gia đình hay sự khắc nghiệt của thời tiết nơi đây. Điều may mắn nhất là khi chúng tôi vừa đi về thì Đà Nẵng hứng chịu một cơn bão khiến đường sắt đi qua đèo Hải Vân bị tê liệt vì sạt lở.

Báo Công luận
 

+ Là những phóng viên làm nghề nhiều năm, viết nhiều thể loại, các bạn thấy một sự kiện tác nghiệp chỉ trong một ngày khi sử dụng cho thể loại bài bình thường với một sự kiện tác nghiệp nhiều ngày để sử dụng cho Mega có thể so sánh như thế nào để độc giả có hình dung rõ nhất về sự công phu này?

- Như tôi đã nói ở trên, với thể loại bài bình thường đôi khi chỉ cần 1 ngày có thể hoàn thiện được một bài viết và bài viết ấy đa phần chỉ đề cập đến một góc nhìn nào đó. Nhưng với loạt bài mega, chúng tôi lại tiếp cận theo nhiều góc nhìn khác nhau. Ví dụ như phóng sự đường sắt Bắc Nam, chúng tôi sẽ cho độc giả nhìn qua lăng kính của một người lái tàu hoặc có thể đó là sự trải nghiệm của một hành khách trên tàu, xa hơn nữa có thể đó là những người dân mưu sinh bên cạnh đường ray tàu. Đó là một seri câu chuyện về đủ mọi con người, mọi hoàn cảnh ở cả không gian lẫn thời gian. 

Để có được sự thành công cho loạt bài mega này, sự kiên trì và khả năng làm việc theo nhóm là yếu tố quyết định. Mega story là một dạng bài dài và công phu không thể làm trong ngày một ngày hai. Để thực hiện một chuỗi các đề tài nhỏ, hẹn gặp phỏng vấn các nhân vật nhỏ là cả một quá trình dài hơi để có thể cho ra được một sản phẩm chất lượng. Chính vì vậy, chúng tôi phải kiên trì và thực hiện sao cho tốt nhất và luôn giữ vững phong độ để chất lượng sản phẩm ra được đồng đều. Yếu tố làm việc nhóm cũng rất quan trọng, bài mega của chúng tôi thường là một sản phẩm đa phương tiện được thể hiện dưới nhiều hình thức: bài viết, ảnh, video, video 360 độ. Một phóng viên làm được một mega story ví dụ như Phóng sự đường sắt Bắc Nam là điều không thể. Chúng tôi đã phải thành lập một nhóm bao gồm 1 phóng viên viết, 1 phóng viên ảnh và 1 quay phim. Chúng tôi đã phải liên tục thảo luận với nhau, lên ý tưởng cho đề tài sắp tới sao cho mỗi một bài viết, một tấm ảnh, một đoạn clip được đồng bộ, thể hiện hết ý tưởng của cả 1 loạt bài mega story.

+ Quy trình sáng tạo một tác phẩm không khác nhau nhưng sự đầu tư thì quả là không ít những "giọt mồ hôi" nhưng điều gì hấp dẫn ở mega story khiến các bạn dày công đầu tư vào sản xuất tác phẩm?

- Điều hấp dẫn nhất ở mega story chính là thành quả cuối cùng mà chúng tôi nhìn thấy. Một phóng sự dài kỳ được trình bày một cách hấp dẫn chắc chắn không chỉ chúng tôi mà cả người đọc cũng cảm thấy hứng thú. Hơn hết, toàn bộ tác phẩm đều được tập trung ở cả một link bài viết, có thể giúp độc giả tìm và xem lại một cách dễ dàng. Toàn bộ nội dung được truyền tải bằng cách thức thể hiện mới mẻ khi kết hợp rất nhiều hiệu ứng về hình ảnh, âm thanh, đồ họa khiến cho việc thưởng thức của bạn đọc không bị nhàm chán. Một lúc nào đó khi tinh thần của bạn thảnh thơi, thư giãn, các bạn có thể thong thả lật giở, thưởng thức và sống cùng những lát cắt đường ray Nam Bắc này.

+ Xin cảm ơn anh!

Hà Vân (Thực hiện)

 

Tin khác

Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

(CLO) Sáng 2/5, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.

Nghề báo
“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo
Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo