Ký ức người lính quân y trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Thứ hai, 15/04/2024 08:41 AM - 0 Trả lời

(CLO) Họ là những chiến sỹ quân y đã không quản ngại gian khổ, hiểm nguy, cống hiến tuổi thanh xuân cho đất nước. Có mặt tại chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa, cựu binh Nguyễn Tụ nhớ lại: “Công tác trong ngành quân y bao giờ cũng “đi trước” để chuẩn bị và “về sau” vì hàng nghìn thương binh cần được điều trị”.

Quân y trong Chiến dịch Điện Biên Phủ: Muôn vàn khó khăn, vất vả

Trong hồi ức của cựu chiến binh Nguyễn Tụ, để bảo đảm công tác điều trị, lực lượng quân y đã luôn sát cánh trên mọi chiến trường và có nhiều sáng tạo để phục hồi sức khỏe cho các chiến sĩ, kịp thời bổ sung lực lượng tinh nhuệ trở lại vị trí chiến đấu.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” ông Nguyễn Tụ được tăng cường, điều động lên Tây Bắc thực hiện nhiệm vụ, thời điểm đó mới là sinh viên y khoa của Đại học Y Hà Nội (khóa 1946-1952). Trong suốt những năm kháng chiến, ông làm về công tác quân y, đảm bảo vấn đề quân y, sức khỏe cho các chiến sỹ tham gia chiến dịch.

ky uc nguoi linh quan y trong chien dich dien bien phu hinh 1

Các chiến sĩ quân y của ta luôn luôn bám sát trận địa, cứu chữa kịp thời những trường hợp bị thương. (Ảnh: TTXVN)

Đơn vị của ông thuộc Đại đoàn 316 (nay là Sư đoàn 316) là một trong 4 đại đoàn chủ lực tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trải qua nhiều chiến dịch khác nhau, đơn vị của ông còn đánh trực tiếp vào giai đoạn 2 của chiến dịch là ngày 30/3/1954, trong giai đoạn này đơn vị đánh tiêu diệt cứ điểm Đồi A1, đây là cứ điểm kiên cố của địch, được trang bị khí tài, vũ khí mạnh, có cả các hầm ngầm.

Ngay tối ngày 30/3/1954 đơn vị của ông tấn công vào cứ điểm Đồi A1 nhưng không thành công, sau đó Trung đoàn 174 tiếp tục tiến vào khu vực này nhưng sau đó phải rút lui. Tiếp đó điều động thêm một trung đoàn nữa của Đại đoàn 308 cũng được điều đến để phối hợp tiến công…

Ông Nguyễn Tụ chia sẻ: "Trong giai đoạn 2, nhất là tối 30/3 và 31/3 số thương binh về đơn vị chúng tôi rất lớn, khoảng 1000 thương binh, các ca mổ, phẫu thuật đều được thực hiện trong hầm ngầm, điều kiện thiếu thốn. Đây cũng là lần đầu tiên các ca mổ diễn ra trong hầm ngầm, số lượng bệnh nhân đông ở tất cả các hầm. Thương vong lớn như vậy nên công tác cứu chữa thương bệnh binh có thời điểm rơi vào bất lực vì quá tải. Chúng tôi mổ thông suốt 5 ngày đêm không nghỉ. Mổ trong điều kiện thiếu thốn ánh sáng, để mổ không sử dụng đèn điện như thông thường mà dùng ánh sáng từ việc xoay vòng bánh xe đạp”.

Mặc dù ngành quân y của ông đã có kinh nghiệm ở các chiến dịch khác rồi, nhưng đây là lần đầu tiên mổ dưới hầm, trong điều kiện khó khăn về ánh sáng, thuốc men. Việc di chuyển thương binh đều bằng cáng ở dưới giao thông hào để tránh được bom đạn, tránh bị phát hiện.

ky uc nguoi linh quan y trong chien dich dien bien phu hinh 2

Cán bộ quân y của ta đang cứu chữa bọn thương binh địch trong các hầm ngầm. (Ảnh: TTXVN)

Trong 56 ngày đêm vấn đề tiếp tế lương thực, thuốc men cho bệnh nhân cũng gặp không ít khó khăn. Nhưng trong khó khăn đó cũng có chút may mắn khi nhiều nhu yếu phẩm, thực phẩm tiếp tế của quân địch thả dù đi lạc vào khu vực của quân đội ta. Do vậy lấy được nhiều các chiến lợi phẩm, thực phẩm của địch cũng góp phần phục hồi sức lực cho thương bệnh binh.

56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, 6 đội điều trị trực thuộc Cục Quân y và 4 đội điều trị của các đại đoàn đã căng mình hết sức phục vụ cứu, chữa thương binh kịp thời. Sau khi bộ đội rút hết khỏi Điện Biên, lực lượng quân y phải tiếp tục làm nhiệm vụ cùng vận tải, dân công vận chuyển hơn 6.000 thương binh về hậu phương.

Lực lượng quân y đi trước nhưng về sau

Ông Nguyễn Tụ nhớ lại: "Lực lượng quân thời điểm đó được huy động tất cả các đơn vị, trong đó có 6 đội điều trị của Cục Quân y, 4 đội điều trị của các Đại đoàn, cụ Tôn Thất Tùng cũng lên trên chiến dịch này để mổ, ngoài ra còn có bác sĩ Vũ Đình Tụng (Bộ trưởng Bộ Thương binh đầu tiên) cũng lên trên chiến dịch tham gia mổ, chúng ta huy động gần hết các lực lượng".

Công tác trong ngành quân đội nhưng lực lượng quân y bao giờ cũng đi trước nhưng về sau, đi trước để chuẩn bị những cơ sở vật chất, khu vực tiếp đón thương binh, trang thiết bị y tế. Các cựu binh quân y cho rằng, nếu giao tranh rồi mới đi chuẩn bị thì mất khả năng cứu chữa sớm. Về sau là vì sau chiến thắng bộ đội ta rút về, nhưng vẫn còn khoảng 3000 thương binh cũng được điều trị. Phải mất một tháng sau chiến dịch mới đưa được hết cán bộ chiến sỹ bị thương về hậu phương.

ky uc nguoi linh quan y trong chien dich dien bien phu hinh 3

Bác sỹ Nguyễn Tụ (phải) ảnh chụp tại chiến trường Tây Nguyên (B3) năm 1973 cùng Chính ủy hậu cần. Ảnh: NVCC

Thời điểm đó chưa có đường to, phương tiện chủ yếu vẫn là xe thồ, chỉ có một số xe tải quân sự Gaz 66 là được sử dụng để chuyển thương binh, nhưng rất nhiều thương binh phải di chuyển bằng những phương tiện khác. Các vùng Phú Thọ, Yên Bái, Thanh Hóa là những bệnh viện hậu phương.

Đối với quân y trong kháng chiến chống thực dân Pháp, họ luôn có những sáng tạo để các thương bệnh binh an tâm chiến đấu, lúc nào cũng thấy được sự chăm sóc của tất cả đồng đội. Thiếu phương tiện cơ giới các đơn vị lại tổ chức đưa thương binh di chuyển bằng cáng. Với khẩu hiệu "Mỗi xe là một bệnh xá lưu động; Mỗi cáng là một gia đình thân yêu", anh chị em dân công, thanh niên xung phong, lực lượng quân y đi cùng để cấp cứu, chăm sóc về y tế kịp thời, đó được coi như anh chị em trong gia đình. Nhờ vậy các thương bệnh binh nhanh chóng phục hồi.

Trong ký ức của chiến sĩ Nguyễn Tụ, những người lính quân y ở chiến trường bấy giờ cũng không thể làm ngơ trước thương vong của kẻ địch bởi mệnh lệnh cứu người là trên hết. Trong ngày 7/5 lịch sử, giải phóng Điện Biên, ông chạy vài cây số từ trên núi xuống khu điều trị, đã thấy bộ đội thu dọn chiến trường, trong đó, lực lượng quân y căng những chiếc dù trên mặt đất. Lúc này, lực lượng quân y Việt Nam đã đưa khoảng gần 1.500 lính Pháp bị thương lên tắm rửa, thay băng, xử lý vết thương. "Chúng như được sống lại”, ông Tụ chia sẻ.

Có thể khẳng định, trong bất kỳ một chiến dịch quân sự nào, lực lượng quân y luôn là lực lượng vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong chiến dịch lớn như Chiến dịch Điện Biên Phủ. Mặc dù không trực tiếp cầm súng chiến đấu ngoài mặt trận nhưng lực lượng quân y đã góp phần to lớn vào chiến công vang dội của chiến dịch Điện Biên Phủ.

ky uc nguoi linh quan y trong chien dich dien bien phu hinh 4

Thiếu tướng Nguyễn Tụ chia sẻ, lực lượng quân y trong thời chiến bao giờ cũng là người đi trước, về sau. Ảnh: Lê Tâm

Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tụ năm nay 96 tuổi, ông là anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nguyên Chủ nhiệm Quân y Mặt trận B3 Tây Nguyên; nguyên Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Chính trị Học viện Quân y.

Lê Tâm

Bình Luận

Tin khác

Gia Lai: Cánh quạt điện gió bất ngờ bị gãy khi đang bảo dưỡng

Gia Lai: Cánh quạt điện gió bất ngờ bị gãy khi đang bảo dưỡng

(CLO) Trong quá trình hiệu chỉnh góc quay hướng gió đã gặp phải sấm sét, gió giật mạnh... khiến một cánh quạt bất ngờ bị gãy.

Đời sống
Gần 3.000 người bị tước Giấy phép lái xe trong ngày thứ 3 nghỉ lễ 30/4

Gần 3.000 người bị tước Giấy phép lái xe trong ngày thứ 3 nghỉ lễ 30/4

(CLO) Ngày thứ 3 kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã xử lý 15.541 trường hợp, phạt 35 tỷ 136,4 triệu đồng, tước 2.929 Giấy phép lái xe các loại.

Đời sống
Biển Đông có gió giật cấp 7, cảnh báo sóng lớn trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Biển Đông có gió giật cấp 7, cảnh báo sóng lớn trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, ngày và đêm 29/4 ở vịnh Bắc bộ và vùng biển phía tây bắc khu vực bắc Biển Đông có gió đông nam đến nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7.

Đời sống
Ngọn lửa bao trùm cửa hàng FPT Shop ở TPHCM, thiệt hại nhiều tài sản giá trị

Ngọn lửa bao trùm cửa hàng FPT Shop ở TPHCM, thiệt hại nhiều tài sản giá trị

(CLO) Phát hiện đám cháy bên trong cửa hàng FPT ở Gò Vấp (TP.HCM), các nhân viên cùng người dân nỗ lực dập tắt đám cháy nhưng bất thành. Rất may không có thương vong về người.

Đời sống
Tạm giữ người đàn ông vi phạm nồng độ cồn, đốt xe máy

Tạm giữ người đàn ông vi phạm nồng độ cồn, đốt xe máy

(CLO) Khi tổ công tác lập biên bản vi phạm hành chính về lỗi vi phạm nồng độ cồn, ông T. đã ký vào biên bản và đi ra ngoài, sau đó leo lên thùng xe Cảnh sát giật nắp bình xăng, châm lửa chiếc xe máy.

Đời sống