Kỳ vọng vào Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi

Thứ năm, 22/10/2020 21:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau hơn 5 năm được thực thi, Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2014 đã bộc lộ không ít bất cập, hạn chế. Vì vậy, dự thảo Luật Bảo vệ môi trường - BVMT (sửa đổi) đang được người dân kỳ vọng sẽ có khung pháp lý chặt chẽ để bảo vệ môi trường an toàn.

Tăng cường năng lực quản lý môi trường

Liên tiếp những sự cố môi trường nghiêm trọng, nhất là những vấn đề về bão lũ, xây dựng thủy điện nhỏ ở miền trung nước ta khiến cho nội dung thảo luận về dự thảo Luật Bảo vệ môi trường - BVMT (sửa đổi) được rất đông cử tri cả nước theo dõi. Người dân mong mỏi Luật BVMT sửa đổi lần này sẽ khắc phục triệt để những bất cập, sớm hoàn thiện trình Quốc hội thông qua để phát huy hiệu quả trong thực tế.

Trong bối cảnh, các quy định về ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) trong Luật BVMT năm 2014 cần sửa đổi sao cho phù hợp, thống nhất, đồng bộ với các quy định và thiết chế đã được quy định trước đó.

Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) gồm 16 chương 175 điều. Có 9 nội dung của dự thảo Luật đang tiếp tục xin ý kiến Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10. Đó là, chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường; Bảo vệ môi trường nước, đất, không khí.

Quy hoạch bảo vệ môi trường; Đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường; Quản lý chất thải; Ứng phó với biến đổi khí hậu; Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; Công cụ kinh tế, chính sách và nguồn lực bảo vệ môi trường; Kiểm toán môi trường.

Nêu ý kiến chỉnh lý dự thảo Luật BVMT (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng nhấn mạnh đến nội dung Kiểm toán môi trường trong Luật này được quy định để khuyến khích cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị dịch vụ thực hiện kiểm toán môi trường nhằm tăng cường năng lực quản lý môi trường của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhận biết và có giải pháp điều chỉnh hoạt động quản lý môi trường được hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, có một số vấn đề phải tạm gác lại, như chính sách về trao đổi, mua, bán phát thải giữa các tổ chức, cá nhân cần được tiếp tục cân nhắc, thí điểm trước khi chính thức luật hóa để bảo đảm việc kiểm soát chặt chẽ trên thực tế, tránh tác động tiêu cực đến môi trường.

Cụ thể, UBTVQH xin phép Quốc hội chưa quy định trong Luật lần này về thị trường phát thải đối với nước thải và khí thải nói chung, chỉ quy định về tổ chức và phát triển thị trường các-bon để thực hiện các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính như tại Điều 140.

Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) - đã được quy định từ Luật BVMT năm 1993, dần hoàn thiện năm 2005 và năm 2014. Thực tiễn cho thấy, Luật hiện hành đã bộc lộ nhiều bất cập do chưa có cơ chế giám sát và áp dụng trách nhiệm pháp lý hữu hiệu đối với quá trình lập, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện báo cáo ĐTM, bảo đảm quyền lợi của cá nhân, cộng đồng chịu tác động của dự án liên quan vấn đề môi trường.

Nhằm rút gọn thủ tục thẩm định báo cáo ĐTM, dự thảo Luật quy định về thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” tại khoản 2 Điều 35, cho phép chủ dự án được trình đồng thời hồ sơ thẩm định báo cáo ĐTM với hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; tùy vào loại hình dự án, chủ dự án sẽ chủ động tính toán cho phù hợp thời điểm trình thẩm định báo cáo ĐTM mà không phụ thuộc tiến độ của các bước thẩm định khác như theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy,...

Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi hướng đến việc đảm bảo an toàn cho môi trường sống. Ảnh minh họa

Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi hướng đến việc đảm bảo an toàn cho môi trường sống. Ảnh minh họa

Thống nhất nhiều nội dung quan trọng về môi trường

Trên thực tế triển khai ĐTM, vấn đề khiến không ít chuyên gia môi trường trăn trở nằm ở nội dung Tham vấn cộng đồng (TVCĐ). Tại một hội thảo lấy ý kiến vào dự thảo Luật mới đây do Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức, ông Võ Trí Chung, Ủy ban Quốc gia Unesco Việt Nam đã thẳng thắn cho biết: “TVCĐ phải đích thực. Chúng tôi đi làm ĐTM cũng nhiều lắm rồi, mà dường như TVCĐ chỉ là hình thức. TVCĐ mà làm đến nơi đến chốn thì đó chính là trách nhiệm cao nhất trước Nhà nước về BVMT”.

Quy định Về thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các ĐBQH và thống nhất giao cho UBND cấp tỉnh phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ thẩm định các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của các bộ, cơ quan ngang bộ.

Việc giao UBND cấp tỉnh thẩm định sẽ nắm rõ mức độ tác động của dự án đến môi trường, kinh tế - xã hội tại địa phương và thống nhất với thẩm quyền, trách nhiệm quản lý xuyên suốt tại địa phương từ thẩm định kết quả báo cáo ĐTM, cấp giấy phép môi trường, kiểm tra, thanh tra về BVMT của dự án, cơ sở.

Ngoài ra, UBTVQH cũng đã tiếp thu chỉnh lý quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt thành 3 loại cơ bản và căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương; quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân; quy định giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; mức chi trả của hộ gia đình, cá nhân cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên lượng, loại chất thải phát sinh.

Thảo luận về nguyên tắc bảo vệ môi trường, về vai trò của cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình về những hành vi bị nghiêm cấm, về bảo vệ môi trường thì cũng rất nhiều ý kiến đóng góp, đặc biệt có nhiều ý kiến đề nghị về vấn đề ngân sách cho vấn đề bảo vệ môi trường cũng như quỹ bảo vệ môi trường.

Kiến nghị cần phải tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định về quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường, phòng ngừa, ứng phó và khắc phục các sự cố môi trường, quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp để đảm bảo phù hợp với thực tiễn và đảm bảo tính khả thi

Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, chúng ta đã nhiều lần sửa luật nhưng chưa bao giờ tạo ra một bộ luật để các quy định không tản mạn trong nhiều luật, ảnh hưởng đến tính đồng bộ và thống nhất. Bộ luật này sẽ góp phần quản lý thực chất, đi vào thực chất từng mục tiêu, đối tượng quản lý, thay bằng việc quản lý từ nhận thức cho chuyển hóa được thành hành động thực chất. Bộ luật này thông qua sẽ giải quyết vấn đề cải cách thủ tục hành chính, giảm các khó khăn và chi trả về triển khai thực hiện pháp luật của người dân và doanh nghiệp.

Sau hơn 5 năm Luật BVMT 2014 đi vào cuộc sống, lần này, cử tri và nhân dân cả nước mong mỏi, các ĐBQH phát huy trí tuệ tập thể, nêu cao trách nhiệm, tiếp thu đầy đủ ý kiến, làm sao để Luật BVMT (sửa đổi) lần này nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội, cộng đồng trong việc phản biện chính sách, quy hoạch, kế hoạch, pháp luật về môi trường; phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý ô nhiễm môi trường; hoàn thiện hơn cơ chế pháp luật trong khởi kiện, yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường…

Dương Lâm

Tin khác

Khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa đá ở huyện miền núi Nghệ An

Khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa đá ở huyện miền núi Nghệ An

(CLO) Việc khắc phục, sửa chữa nhà bị hư hỏng do trận mưa đá kéo dài được lực lượng chức năng và người dân địa phương ở huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An) hoàn tất, các hộ bị thiệt hại trở lại nhịp sống bình thường, yên tâm lao động sản xuất.

Đời sống
ABBANK thành công gây quỹ 50.000 cây gỗ lớn cho các gia đình khó khăn tỉnh Quảng Bình

ABBANK thành công gây quỹ 50.000 cây gỗ lớn cho các gia đình khó khăn tỉnh Quảng Bình

(CLO) Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) phối hợp cùng Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường chính thức trao tặng 50.000 cây giống gỗ lớn Lim, Huê cho các hộ dân khó khăn tại xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Đời sống
Gia Lai: Đề nghị xác minh thông tin sai sự thật liên quan đến Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ

Gia Lai: Đề nghị xác minh thông tin sai sự thật liên quan đến Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ

(CLO) Liên quan đến thông tin cho rằng, Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ (Gia Lai) tham gia vui chơi cùng nhóm người trên sông Pô Cô, trong đó có người chết đuối, UBND huyện này khẳng định thông tin trên là sai sự thật.

Đời sống
Gia Lai: Liên tiếp 5 trường hợp tử vong do đuối nước dịp lễ trên sông Pô Kô

Gia Lai: Liên tiếp 5 trường hợp tử vong do đuối nước dịp lễ trên sông Pô Kô

(CLO) Chỉ trong 2 ngày nghỉ lễ, trên sông Pô Kô (đoạn qua địa bàn tỉnh Gia Lai) xảy ra 5 trường hợp tử vong do đuối nước.

Đời sống
Lào Cai: Gió lốc làm hỏng gần 250 nhà dân và nhiều diện tích hoa màu

Lào Cai: Gió lốc làm hỏng gần 250 nhà dân và nhiều diện tích hoa màu

(CLO) Từ ngày 30/4 đến rạng sáng ngày 1/5, tỉnh Lào Cai đã bất ngờ xuất hiện dông lốc gây thiệt hại nhiều về tài sản, hoa màu của người dân khoảng trên 10 tỷ đồng.

Đời sống