Tiến sĩ, Nhà báo Tô Đình Tuân - Tổng Biên tập Báo Người Lao Động:

Lá cờ Tổ quốc là biểu tượng quốc gia, là hồn thiêng sông núi

Thứ năm, 06/02/2020 10:06 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Mỗi chuyến đi biển, các tàu cá Việt Nam luôn đem theo những lá cờ Tổ quốc. Ở giữa biển khơi mênh mông, xanh thẳm, nhìn thấy lá cờ Tổ quốc bay kiêu hãnh trong gió Biển Đông, ngư dân cảm thấy mình không đơn độc giữa trùng khơi.

Với họ, màu cờ đỏ luôn ẩn hiện trong từng cảm xúc với vẻ tự hào từ trong tim. Với họ, lá cờ đỏ sao vàng trên nền biển xanh chính là Tổ quốc. Từ ý nghĩa thiêng liêng đó, Báo Người Lao Động đã phát động Chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển”. Nhà báo và Công luận đã có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ, Nhà báo Tô Đình Tuân - Tổng Biên tập báo Người Lao Động về chương trình này.

Cán bộ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang giúp ngư dân treo cờ Tổ quốc lên tàu – Ảnh: Hoàng Tuấn.

Cán bộ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang giúp ngư dân treo cờ Tổ quốc lên tàu – Ảnh: Hoàng Tuấn.

Thấy cờ trên biển như thấy Tổ quốc!

+ Được biết, xuất phát từ lòng yêu nước và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, Ban Biên tập báo Người Lao Động đã phát động và thực hiện Chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển” từ tháng 6/2019. Chương trình đã ngay lập tức nhận được sự ủng hộ của toàn xã hội. Thưa ông, điều gì đã giúp chương trình này sớm có dấu ấn và sức lan tỏa như vậy?

- Tôi nghĩ rằng ngay từ ý nghĩa của chương trình đã tạo được dấu ấn đó. “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển” thể hiện tình cảm, trách nhiệm của nhân dân cả nước và kiều bào trong việc chung tay bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Chương trình nhằm động viên, giúp các ngư dân ý thức trách nhiệm hướng về biển, đảo; vươn khơi phát triển kinh tế, gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Sự có mặt của ngư dân, hình ảnh mỗi con tàu đánh cá với lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng và bất khả xâm phạm của Tổ quốc.

Tháng 5/2015, tôi may mắn được tham gia chuyến công tác cùng Đoàn đại biểu TP.HCM và đại diện một số cơ quan, đơn vị ở Trung ương, thăm các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc tại quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1. Trong những ngày lênh đênh trên biển, tận mắt chứng kiến cuộc sống, lao động của bà con ngư dân, tôi rất xúc động. Giữa biển khơi mênh mông, nhìn những con tàu của bà con ngư dân với lá cờ Tổ quốc đỏ thắm tung bay trước gió, lòng mình bỗng trào dâng tình cảm thân thương dù chưa hề quen biết. Đặc biệt, khi dự lễ chào cờ trên đảo Trường Sa lớn, ai nấy cũng đều xúc động dạt dào. Lá cờ Tổ quốc là biểu tượng quốc gia, là hồn thiêng sông núi. Lá cờ Tổ quốc gắn kết mọi người và nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm bảo vệ chủ quyền quốc gia. Từ đó, tôi đã ấp ủ ý tưởng sẽ làm một điều gì đó thật ý nghĩa cho biển đảo quê hương, cho bà con ngư dân nước mình. Sau một thời gian triển khai và xây dựng, Chương trình đã chính thức được phát động vào ngày 1/6/2019 tại Bạc Liêu nhân Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam.

Ngày 20-8-2019, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động trao Bảng tượng trưng tặng 10.000 lá cờ Tổ quốc cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Định, đại diện ngư dân tỉnh Bình Định.

Ngày 20-8-2019, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động trao Bảng tượng trưng tặng 10.000 lá cờ Tổ quốc cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Định, đại diện ngư dân tỉnh Bình Định.

+ Tính đến thời điểm này, chương trình đã đạt được kết quả như thế nào thưa Tổng Biên tập?

- Đến nay, chương trình đã ký kết, trao tặng hơn 100.000 lá cờ Tổ quốc cho ngư dân ở nhiều địa phương trong cả nước như: Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Bình Định, Bình Thuận, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, TP.HCM… Chương trình cũng đã phối hợp cùng Bộ Tư lệnh Hải quân để đưa cờ Tổ quốc ra 33 đảo, điểm đảo ở Trường Sa và 15 nhà giàn. Ngoài ra, báo Người Lao Động cũng đã phối hợp cùng Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, các cơ quan chức năng tặng cờ Tổ quốc, ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh cho đồng bào các dân tộc ở một số khu vực biên giới trên bộ. 

Vấn đề là chúng ta có sẵn sàng đối diện với khó khăn, thử thách?

+ Mỗi năm có hàng trăm nhà báo ra đảo nên những chủ đề quen thuộc gần như đã được khai thác đến mức cạn kiệt. Việc lựa chọn đề tài cũng như phương thức tuyên truyền trong lĩnh vực này cần có những đổi mới như thế nào để hiệu quả hơn nữa, thưa ông?

- Đối với người làm báo chuyên nghiệp, không có đề tài nào là cũ, vấn đề là có biết làm mới nó hay không. Có những đề tài đã khai thác rất lâu rồi, nhưng với góc nhìn khác, cách tiếp cận khác vẫn có thể cho ra những tác phẩm báo chí độc đáo, thu hút bạn đọc. Đề tài về biển, đảo có sức thu hút riêng. Nếu người viết có lòng yêu biển, đảo, có tình cảm thiết tha với những con người sống, làm việc trên biển, đảo, có tinh thần bảo vệ chủ quyền thì sẽ “thổi” được cái hồn vào tác phẩm, bài viết của mình.

Chúng ta cũng đừng ngại đề tài cạn kiệt. Đề tài về biển, đảo rất phong phú, đa dạng. Và cũng đừng nhìn đề tài theo kiểu thông thường, bởi với biển, đảo, đề tài luôn mới theo tình hình thời sự và mức độ quan tâm của mọi người. Vấn đề là chúng ta có sẵn sàng đối diện với khó khăn, thử thách, thậm chí hiểm nguy hay chưa mà thôi.

+ Sẵn sàng đối diện với khó khăn, thử thách... như ý ông nói đồng nghĩa với vai trò của báo chí là không nhỏ trong việc gìn giữ và bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, thưa ông?

- Trên thực tế, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thậm chí cả hiểm nguy, nhiều nhà báo đã đến với những vùng biển, hải đảo xa xôi; cung cấp thông tin kịp thời, trung thực cho bạn đọc trong nước và quốc tế, góp phần bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Nhiều ngôi trường, trạm y tế… đã mọc lên nhờ thông tin, sự vận động hoặc trực tiếp đóng góp của nhiều cơ quan báo chí. 

Bằng các phương thức thông tin, tuyên truyền ngày càng phong phú, đa dạng, linh hoạt như hiện nay, báo chí ngày càng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, tình cảm của mọi người dân về tình yêu đất nước, về trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Báo chí là vũ khí sắc bén trong đấu tranh, chống lại sự xuyên tạc, âm mưu thôn tính các vùng biển, các đảo, điểm đảo thuộc chủ quyền của nước ta. Đồng thời, báo chí cũng tích cực thông tin cho tất cả mọi người hiểu về khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam; về chủ quyền biển đảo phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Thông qua các thông tin mà báo chí cung cấp một cách trung thực, chính xác, bạn bè quốc tế cũng sẽ hiểu hơn và ủng hộ chúng ta trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, vì chúng ta bảo vệ lẽ phải, chúng ta là chính nghĩa. Hàng triệu bà con kiều bào đang sinh sống, làm việc ở khắp nơi trên thế giới cũng sẽ hiểu rõ hơn sự nỗ lực bảo vệ chủ quyền của chúng ta. Báo chí làm nhiệm vụ kết nối người Việt khắp nơi trong nước và thế giới, kết nối người Việt và bạn bè quốc tế khắp năm châu, tạo thành sức mạnh mà không có kẻ bá quyền nào có thể vượt qua. Nếu báo chí làm tốt những nhiệm vụ, chức năng đó thì sẽ đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo nói riêng, chủ quyền quốc gia nói chung.

Tiến sĩ, Nhà báo Tô Đình Tuân - Tổng Biên tập báo Người Lao Động.

Tiến sĩ, Nhà báo Tô Đình Tuân - Tổng Biên tập báo Người Lao Động.

+ Thưa ông, ở góc độ nào đó, chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển” của báo Người Lao Động cũng là một hành động thiết thực khẳng định trách nhiệm của tờ báo với việc gìn giữ và bảo vệ chủ quyền?

- Đúng vậy! Từ việc phát động, triển khai Chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển”, báo Người Lao Động cũng mong muốn và hướng tới mục tiêu góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi người dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Chúng tôi tin rằng, chương trình sẽ góp phần tạo động lực giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển; bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng mà ông cha chúng ta đã gìn giữ suốt hàng ngàn năm qua. Song song với đó, ngoài các tiêu chí “Thông tin nhanh - chính xác - hấp dẫn”, từ 8/4/2019, Ban Biên tập báo Người Lao Động bổ sung thêm 2 tiêu chí, gồm: “Trách nhiệm” và “Nhân văn”. 

Thiết nghĩ, một cơ quan báo chí xem trọng trách nhiệm với đất nước, với bạn đọc, với xã hội sẽ tạo ra những sản phẩm có ý nghĩa cho cộng đồng, góp phần xây dựng và phát triển một xã hội tốt đẹp hơn trong tương lai! Thế nên, để thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của đất nước, các cơ quan báo chí, từ Trung ương đến địa phương cần gắn kết chặt chẽ hơn, hỗ trợ nhau nhiều hơn.

+ Xin trân trọng cảm ơn ông!

Minh Khuê

Tin khác

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo