Làm cách nào để có 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020?

Thứ ba, 06/11/2018 13:31 PM - 0 Trả lời

(CLO) “Tôi cho rằng, hai nguồn quan trọng nhất để có 1 triệu doanh nghiệp (DN) là nguồn khởi nghiệp và chuyển đổi từ hộ kinh doanh, vì thế cần thực hiện tích cực, mạnh mẽ chính sách hỗ trợ chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên DN và hỗ trợ cho DN khởi nghiệp, DN đổi mới sáng tạo. Chỉ có cách đó mới có thể nhanh chóng đạt được mục tiêu” - ông Tô Hoài Nam, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho hay.

 

Báo Công luận
Thợ chế tác cây dó trầm tại một doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh Nguyễn Mạnh

Khó khả thi

 Tuy nhiên, ông Tô Hoài Nam cũng nêu rõ, khi nói tới kế hoạch 1 triệu DN, cần phải hiểu trong 1 triệu DN đó phải cố gắng đạt được có gần 20% DN XK. Một triệu DN đó phải giải quyết được việc làm cho 7 triệu lao động thường xuyên. 

 Bên cạnh đó cũng cần phấn đấu để đầu tư phát triển của số DNNVV trong 1 triệu DN đó chiếm 50% tổng đầu tư toàn xã hội, đóng góp vào GDP của các DNNVV cố gắng trên 40% và nộp ngân sách của các DNNVV là khoảng 35% ngân sách. Đây là những mốc cần đạt được chúng ta có 1 triệu DN và đạt được điều này thì con số 1 triệu DN đó mới có ý nghĩa.

 TS. Võ Trí Thành – nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, mục tiêu này là một thách thức.

 “Mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 sẽ khó thực hiện được bởi lẽ tình hình trong những năm qua cả về môi trường đầu tư kinh doanh lẫn cải cách cởi trói cho doanh nghiệp dù chúng ta nói rất nhiều, nhưng trên thực tế vẫn không có sự chuyển biến đáng kể. Thêm vào đó, quỹ thời gian từ nay đến năm 2020 cũng không còn nhiều, nhất từ đầu năm đến nay nhiều doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động vì nhiều nguyên nhân khác nhau”, TS Võ Trí Thành nhận xét.

 Mới đây, tại phiên họp Quốc hội ngày 27/10, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Đoàn đại biểu tỉnh Thái Bình cho rằng Chủ tịch VCCI nêu ra đó là mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 liệu có hoàn thành hay không. Hiện tại Việt Nam có khoảng 600.000 doanh nghiệp, nhệm vụ 2 năm nữa có thêm 400.000 doanh nghiệp gần như là bất khả thi. Nhất là khi doanh nghiệp dừng hoạt động nhiều, còn 5 triệu hộ kinh doanh cá thể thì không chịu lớn.

Báo Công luận
Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao ngày càng hút vốn đầu tư. Ảnh Nguyễn Mạnh 

 Thực tế không như mong đợi

 Ông Tô Hoài Nam cho hay, nhìn lại khung chính sách, có thể nói, Quốc hội với trách nhiệm là cơ quan lập pháp đã thông qua một số đạo luật quan trọng để tạo nên khung pháp lý cho các DN hoạt động thuận lợi. Đó là Luật DN, Bộ luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Đầu tư, nhưng tác  động trực tiếp nhất tới DN là Luật Hỗ trợ DNNVV, đây là luật tác động nhiều nhất tới DN thành lập mới. Chính phủ với tư cách là cơ quan trình luật lên Quốc hội và cũng là cơ quan điều hành đã ra nhiều văn bản để tạo nên sự thay đổi trong môi trường kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, chỉ đạo các ngành như Thuế, Hải quan, Ngân hàng… trong hỗ trợ DN. Về khung chính sách, tôi cho rằng ta đã làm tích cực, nhưng kết quả trên thực tế không được như mong muốn.

 “Tôi cho rằng, chúng ta chưa tập trung vào một việc rất quan trọng để thành lập DN. Đó là chúng ta có định hướng cải thiện môi trường kinh doanh hỗ trợ DN nhưng môi trường kinh doanh đã thực sự tốt cho DN phát triển hay không? Muốn DN tốt thì phải có môi trường tốt. Có thể nói, môi trường kinh doanh có tốt lên, nhưng chưa hẳn là môi trường có đủ điều kiện để thúc đẩy DN thành lập mới, đặc biệt là những DN đổi mới sáng tạo”.

 Về vấn đề này, ông Vũ Tiến Lộc cũng cho hay, Chính phủ đã xây dựng và triển khai rất kiên định các chương trình phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đây cũng là nhiệm kỳ đầu tiên Chính phủ có Nghị quyết riêng về phát triển doanh nghiệp. Chính phủ cũng đã ghi dấu ấn mới về các hiệp định thương mại tự do. Tăng trưởng kinh tế cao nhất trong gần một thập kỷ qua và đó là một kỳ tích trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động.

 Tuy nhiên, theo ông Lộc, rào cản là ở việc cắt giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ. Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, kiên định mục tiêu để các hộ kinh doanh cá thể có thể lớn. "Cần phải trên nóng, dưới nóng và giữa cũng nóng. Chứ không thể như hiện tại là trên nóng, dưới nóng nhưng giữa còn lạnh", ông Lộc nêu giải pháp.

 Về phía Hiệp hội DNNVV Việt Nam, ông Tô Hoài Nam cho biết, vào năm 2017, Hiệp hội đã xây dựng đề án về việc để đạt 1 triệu DN vào 2020 thì cần tập trung vào trọng điểm chính là các DN được thành lập nhờ chuyển đổi lên từ hộ kinh doanh. Theo đó, muốn đạt được 1 triệu DN phải có chính sách hỗ trợ đặc biệt cho hộ kinh doanh chuyển thành DN. Với 5,7 triệu hộ kinh doanh gồm có hộ kinh doanh đã đăng ký và chưa đăng ký, chỉ cần 10% trong đó chuyển lên DN là chúng ta đã vượt kế hoạch, bởi nhiều hộ kinh doanh có đủ điều kiện chuyển thành DN, nhưng mức độ chuyển đổi không đạt như kỳ vọng.

 Trong khi đó, các DN thành lập mới rất khó khăn khi bước vào khởi nghiệp vì không có nhiều vốn, chỉ có ý tưởng kinh doanh nên ít nhận được hỗ trợ. Về tiếp cận tín dụng, nhiều năm qua việc DN vay vốn tín dụng bằng tín chấp chưa được bao nhiêu, trợ giúp cho DN bằng quyền tài sản của DN chưa thực hiện được nhiều, chống hàng giả hàng nhái chưa được như mong muốn. Chứng nhận quyền tài sản liên quan sở hữu, sáng chế chưa thực thi để bảo vệ DN và chưa được coi là tín chỉ để ngân hàng cấp tín dụng. Mặt bằng sản xuất kinh doanh rất khó và nhiều khó khăn khác nữa. Môi trường kinh doanh như vậy rất khó cho DN khởi nghiệp, thành lập mới, cũng không tạo nên sự cuốn hút để hộ kinh doanh thành lập DN...

 “Hiện nay, việc đạt 1 triệu DN là rất gấp, khó thực hiện, nhưng nếu không đạt được 100% thì việc đạt được mức độ cao nhất vẫn là mục tiêu cần kiên định. Tôi cho rằng, hai nguồn quan trọng nhất để có 1 triệu DN là nguồn khởi nghiệp và chuyển đổi từ hộ kinh doanh, vì thế cần thực hiện tích cực, mạnh mẽ chính sách hỗ trợ chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên DN và hỗ trợ cho DN khởi nghiệp, DN đổi mới sáng tạo. Chỉ có cách đó mới có thể nhanh chóng đạt được mục tiêu” – ông Nam đưa ra giải pháp

 Nguyễn Mạnh

 

Tin khác

Hải quan Việt Nam - Australia tăng cường hợp tác đấu tranh chống hàng lậu

Hải quan Việt Nam - Australia tăng cường hợp tác đấu tranh chống hàng lậu

(CLO) Ngày 7/5, Tổng cục Hải quan Việt Nam đã có cuộc Hội đàm song phương và ký Kế hoạch hợp tác điều tra với Cơ quan Bảo vệ Biên giới Australia.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hanel và Tổng giám đốc Hanel được vinh danh tại Lễ trao giải Thương hiệu mạnh ASEAN 2024

Hanel và Tổng giám đốc Hanel được vinh danh tại Lễ trao giải Thương hiệu mạnh ASEAN 2024

(CLO) Cuối tháng 4 vừa qua tại Marina Bay Sands, Singapore, Diễn đàn hợp tác Kinh tế Việt Nam – ASEAN và Lễ công bố Thương hiệu Mạnh ASEAN 2024 – Lần thứ 8 do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Doanh nghiệp Châu Á phối hợp với các tổ chức quốc tế uy tín trên thế giới đã được tổ chức trang trọng. Công ty CP Hanel và Tổng giám đốc Hanel – bà Bùi Thị Hải Yến được vinh danh tại sự kiện ý nghĩa này.

Thị trường - Doanh nghiệp
Saudi Aramco tăng tất cả giá dầu ở châu Á

Saudi Aramco tăng tất cả giá dầu ở châu Á

(CLO) Bloomberg đưa tin Saudi Aramco đã tăng giá bán chính thức của tất cả các loại dầu mà nước này xuất khẩu sang châu Á, với loại dầu Arab Light giao hàng vào tháng 6 sẽ đắt hơn 0,90 USD, Bloomberg đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các thành viên G20 vận động EU không tịch thu tài sản của Nga

Các thành viên G20 vận động EU không tịch thu tài sản của Nga

(CLO) Tờ Financial Times đưa tin rằng việc tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga có thể tạo tiền lệ nguy hiểm trong luật pháp quốc tế, Indonesia và Saudi Arabia đã cảnh báo EU tại cuộc họp gần đây của các bộ trưởng tài chính G20.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sản lượng thép xây dựng, thép chất lượng cao Hòa Phát cao nhất từ đầu năm 2024

Sản lượng thép xây dựng, thép chất lượng cao Hòa Phát cao nhất từ đầu năm 2024

(CLO) Tháng 4/2024, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 738.000 tấn thép thô, giảm nhẹ so với tháng trước. Bán hàng các sản phẩm phôi thép, thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 805.000 tấn, tăng 16% so với tháng 3/2024. Trong đó riêng thép xây dựng, thép chất lượng cao đạt 471.000 tấn, tăng 24% so với tháng trước đó.

Thị trường - Doanh nghiệp