Lạm phát, lãi suất, tỷ giá: Có hay không sự mất cân bằng?

Thứ tư, 02/08/2017 06:00 AM - 0 Trả lời

Trong khoảng 5 năm trở lại đây các chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định lãi suất và tỷ giá của NHNN đã đem lại sự ổn định và an toàn tương đối cho hệ thống tài chính và tiền tệ của đất nước . Mặc dù vậy, những biến động về lạm phát, lãi suất và tỷ giá trong thời gian gần đây vẫn còn những “lệch pha” nhất định, tạo nên một số sự mất cân bằng mang tính nền tảng và ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh tài chính-tiền tệ ở cả tầm vi mô lẫn vĩ mô.

(CLO) Trong nền kinh tế thị trường ổn định lạm phát, lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý là một trong những điều kiện tiên quyết để đảm bảo an ninh tài chính-tiền tệ quốc gia, đặc biệt là tại những nước có độ mở kinh tế cao như Việt Nam. Trong khoảng 5 năm trở lại đây các chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định lãi suất và tỷ giá của NHNN đã đem lại sự ổn định và an toàn tương đối cho hệ thống tài chính và tiền tệ của đất nước . Mặc dù vậy, những biến động về lạm phát, lãi suất và tỷ giá trong thời gian gần đây vẫn còn những “lệch pha” nhất định, tạo nên một số sự mất cân bằng mang tính nền tảng và ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh tài chính-tiền tệ ở cả tầm vi mô lẫn vĩ mô. [caption id="attachment_175977" align="aligncenter" width="660"]Báo Công luận An ninh tài chính-tiền tệ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về những "lệch pha" giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá. Theo nhiều nhuyên gia, bên cạnh các chính sách tiền tệ truyền thống, một nút thắt lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam cần tháo gỡ hiện nay chính là nợ xấu. (Ảnh internet)[/caption] Lạm phát và lãi suất Theo số liệu từ Ngân hàng thế giới, kể từ năm 2012 đến nay cả lạm phát và lãi suất tại Việt Nam đều đang trong xu hướng giảm. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những vấn đề liên quan đến tỷ giá, thâm hụt ngân sách và đặc biệt là nợ xấu ở mức cao, tốc độ giảm của lãi suất đã diễn ra chậm hơn so với tốc độ giảm của lạm phát. Các số liệu thống kê cho thấy, mặt bằng lãi suất danh nghĩa tại Việt Nam hiện nay chỉ vào khoảng 40% so với năm 2011. Nhưng nếu sử dụng lạm phát cơ bản hay lạm phát GDP làm thước đo (các thước đo này không chịu tác động của các cuộc điều chỉnh giá y tế và giáo dục bằng biện pháp hành chính), mặt bằng lạm phát hiện nay chỉ vào khoảng 10% so với năm 2011. Điều này đã khiến lãi suất thực tại Việt Nam gia tăng nhanh chóng kể từ năm 2012. Cụ thể, lãi suất cho vay thực tại Việt Nam đã tăng rất nhanh từ mức âm 3,6% vào năm 2011 lên mức 5,8% vào năm 2016, còn xu hướng tăng lãi suất thực trên thực tế đã bắt đầu từ năm 2009. Theo chuyên gia kinh tế - tài chính TS Nguyễn Đức Độ, xu hướng lãi suất thực tăng dẫn đến 2 hệ quả quan trọng: Thứ nhất là khả năng trả nợ của Chính phủ và doanh nghiệp bị suy giảm. Hệ quả thứ hai là tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng bị chậm lại. Tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng giảm dần trong một thập kỷ qua và hiện ổn định ở mức khoảng 6%, thấp hơn tương đối nhiều so với mục tiêu tăng trưởng 6,5-7% đặt ra cho giai đoạn 2016-2020. TS Nguyễn Đức Độ cho biết, theo tính toán với giả định nền kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng khoảng 2,5%/năm trong thời gian tới, đồng thời lãi suất cho vay VND vẫn giữ ở mức 7% như hiện nay, GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 nhiều khả năng sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng trung bình khoảng 6,2%/năm. Tuy nhiên, nếu lãi suất cho vay giảm xuống còn 6%, tăng trưởng kinh tế có khả năng đạt mức 6,5%, thậm chí có thể cao hơn 6,5% nếu lạm phát tăng lên mức 2% trong những năm tới, bởi lạm phát cao hơn sẽ khiến mức lãi suất thực thấp hơn và kích thích tăng trưởng mạnh hơn, mặc dù lạm phát quá cao cũng sẽ không tốt cho nền kinh tế. "Như vậy, đối với Việt Nam, một mức lãi suất cho vay trung bình 6% cùng với lạm phát cơ bản hay lạm phát GDP ở mức 2% sẽ hợp lý hơn so với khi lãi suất cho vay là 7% và lạm phát là 1% như hiện nay. Bởi vậy, giảm lãi suất thêm 1% và kích thích lạm phát tăng thêm 1% là giải pháp quan trọng trong thời gian tới để đạt mục tiêu tăng trưởng ít nhất 6,5% cho giai đoạn 2016-2015",
TS Độ nhận định. Lãi suất VND và lãi suất USD Câu chuyện lãi suất USD đang ngày càng "nóng" lên khi Thủ tướng yêu cầu việc NHNN cần nghiên cứu giải pháp huy động nguồn lực USD đang nằm trong dân. Đặc biêt đã có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề giữ nguyên hay nâng trần lãi xuất huy động USD. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, trong những năm gần đây, NHNN đã tương đối thành công trong việc thực hiện mục tiêu ổn định tỷ giá. Tính trung bình, VND chỉ mất giá khoảng 2%/năm so với USD trong giai đoạn 2012-2016. Theo lý thuyết, trong điều kiện lãi suất huy động VND hiện nay là 5%, còn trần lãi suất huy động USD theo quy định của NHNN là 0%, việc VND chỉ mất giá 2%/năm so với USD sẽ khiến tình trạng đô la hoá giảm. Trên thực tế, tình trạng đô la hoá cũng đã có xu hướng giảm trong giai đoạn 2012-2016. Tuy nhiên, theo Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tín dụng ngoại tệ trong 6 tháng đầu năm 2017 đã tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2016, chiếm 8,3% tổng tín dụng. Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này là do khi rủi ro về tỷ giá không lớn (đặc biệt là khi đồng USD giảm giá mạnh trong 6 tháng đầu năm 2017), còn lãi suất cho vay VND lại ở mức cao, nhu cầu vay và huy động USD sẽ có xu hướng gia tăng. Theo những thông tin được công bố gần đây, các NHTM bằng cách này hay cách khác vẫn đang trả lãi suất tới 2% cho người gửi USD, mặc dù NHNN quy định mức lãi suất tối đa cho tiền gửi USD trong hệ thống ngân hàng là 0%. Hệ quả là người dân và doanh nghiệp vẫn tiếp tục nắm giữ USD và gửi vào các ngân hàng khiến cho công cuộc chống đô la hoá của NHNN gặp nhiều khó khăn. Trước thực trạng chênh lệch lãi suất VND và lãi suất USD nêu trên, một số đề xuất cho rằng NHNN cần nâng lãi suất tiền gửi USD để huy động vốn USD với lãi suất thấp. Tuy nhiên, theo chuyên gia Nguyễn Đức Độ, nếu lãi suất chỉ được nâng nhẹ lên mức 0,5%-1%, nó sẽ không có tác động đáng kể tới việc huy động thêm vốn cho nền kinh tế, bởi các NHTM hiện vẫn đang huy động USD với lãi suất 2%. "Nhưng nếu nâng lãi suất huy động USD lên mức 2% hoặc cao hơn, thì với rủi ro tỷ giá là 2%/năm và chênh lệch lãi suất huy động và cho vay (NIM) là 3%, lãi suất cho vay VND sẽ khó có thể giảm xuống dưới mức 7% hiện nay, và do vậy, chủ trương giảm lãi suất của Chính phủ sẽ khó được thực hiện. Nói cách khác, yêu cầu hạ lãi suất VND và nâng lãi suất USD để tăng huy động vốn có thể mâu thuẫn nhau nếu không được tính toán kỹ lưỡng", ông Độ nhấn mạnh. Về giải pháp cho vấn đề này, ông Độ cho rằng, trên thực tế, lãi suất VND sẽ quyết định mức lãi suất USD, chứ không phải ngược lại. Bởi vậy, một giải pháp khác cho thực trạng chênh lệch lãi suất giữa USD và VND hiện nay là giảm lãi suất cho vay VND để từ đó giảm nhu cầu vay USD từ các doanh nghiệp cũng như nhu cầu huy động USD từ các NHTM. Khi lãi suất cho vay giảm xuống, chẳng hạn còn 6% thay cho 7% như trước đây, và NHNN tiếp tục ổn định tốc độ mất giá của VND so với USD ở mức khoảng 2%/năm, các doanh nghiệp sẽ chỉ có nhu cầu vay USD nếu lãi suất cho vay USD giảm xuống còn từ 3-4% và các NHTM sẽ chỉ có nhu cầu huy động USD ở mức lãi suất từ 0-1%. Về lý thuyết, tình trạng găm giữ USD sẽ chủ yếu phụ thuộc vào tương quan lãi suất giữa VND và lãi suất USD, nên khi giảm đồng thời 1% đối với cả lãi suất VND và lãi suất USD, sẽ không có tác động giảm tình trạng đô la hoá. Tuy nhiên, trên thực tế do việc nắm giữ USD phải chịu các chi phí liên quan đến mua/bán, chuyển đổi, thậm chí cả vấn đề pháp lý, nên khi mức lãi suất USD giảm về mặt tuyệt đối xuống còn 0%, động cơ năm giữ USD và tình trạng đô la hóa nhiều khả năng sẽ giảm theo. "Như vậy, nếu NHNN không thể ngăn chặn các NHTM lách luật trong việc thoả thuận lãi suất USD với người gửi tiền, thì việc duy trì lãi suất VND quá cao so với USD không phải là giải pháp hiệu quả để hạn chế tình trạng đô la hoá nền kinh tế. Ngược lại, để chống đô la hoá, cần hạ lãi suất VND xuống để mức chênh lệch với lãi suất USD tương đương với mức mất giá kỳ vọng của VND", TS Độ nhận định.

Bảo Quyên

 

Tin khác

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thị trường BĐS phía Tây “dậy sóng” với tòa căn hộ phong cách Singapore mới ra mắt

Thị trường BĐS phía Tây “dậy sóng” với tòa căn hộ phong cách Singapore mới ra mắt

(CLO) Gần 1.000 nhân viên nhân viên kinh doanh đến từ nhiều đại lý đã có mặt tại sự kiện kick-off tòa căn hộ phong cách Singapore TC3 - The Canopy Harmony thuộc đại đô thị Vinhomes Smart City, cho thấy sức nóng chưa bao giờ giảm nhiệt của thị trường bất động sản khu vực này, đặc biệt trong bối cảnh Hà Nội đang “khát” nguồn cung.

Bất động sản