Lạm phát năm 2021 sẽ đạt kế hoạch, nhưng năm 2022 sẽ rất "mệt"

Thứ sáu, 03/12/2021 06:37 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư, lạm phát trong năm 2021 vẫn sẽ đạt kế hoạch dưới 4%. Thế nhưng, bước sang năm 2022, việc điều tiết và kiềm chế lạm phát sẽ rất mệt.

Lạm phát năm 2021 vẫn sẽ dưới 4%

Sau khi bước vào giai đoạn “bình thường mới”, rất nhiều sản phẩm thiết yếu, phục vụ đời sống - xã hội đã có bước nhảy vọt về giá bán. Trong đó, các mặt hàng xăng dầu, gas liên tục tăng giá trong nhiều tháng, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chỉ số CPI của năm 2021. Ngay cả khi vừa qua, giá gas và xăng dầu đã có kỳ điều chỉnh giảm, thế nhưng, vẫn duy trì ở mức giá rất cao.

lam phat nam 2021 se dat ke hoach nhung nam 2022 se rat met hinh 1

Căn cứ vào diễn biến CPI từ đầu năm đến nay, có thể nhận định, mức lạm phát của năm 2021 sẽ thấp hơn 4%, đạt chỉ tiêu do Quốc hội và Chính phủ đề ra.

Căn cứ vào diễn biến CPI từ đầu năm đến nay, có thể nhận định, mức lạm phát của năm 2021 sẽ thấp hơn 4%, đạt chỉ tiêu do Quốc hội và Chính phủ đề ra. Đây là thành công trong việc điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ và các Bộ, ngành. 

Tuy nhiên, trong thời gian còn lại của năm 2021, nếu không “kìm cương” đà tăng của một số mặt hàng thiết yếu sẽ đe dọa tới kế hoạch kiềm chế lạm phát trong những năm tiếp theo.

Trả lời về vấn đề này, đại diện Bộ Tài chính cho biết: Diễn biến tăng giá nguyên liệu trên thế giới đã có những tác động trực tiếp và gián tiếp đến mặt bằng giá trong nước, nhất là đối với những mặt hàng có mức giá được tham chiếu từ giá thế giới hoặc chịu tác động từ giá nhập khẩu. 

Tuy nhiên, nhưng trong bối cảnh lạm phát 10 tháng đầu năm được kiểm soát ở mức thấp, CPI bình quân 10 tháng đầu năm tăng 1,81% thì việc giá nguyên vật liệu tăng cao chưa tạo áp lực lớn lên việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2021.

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá ngày 26/10, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã chỉ đạo các Bộ, ngành quyết tâm thực hiện kiểm soát lạm phát dự kiến khoảng 2,0%, để góp phần hỗ trợ sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế và đời sống xã hội. 

Trong trường hợp bất thường, lạm phát dự kiến cũng không vượt quá 2,5%, đảm bảo thực hiện mục tiêu do Quốc hội và Chính phủ đề ra. 

Tuy nhiên, Ban chỉ đạo cũng nhận định áp lực lạm phát trong năm 2022 là rất lớn nhất là khi xu hướng các nước đầu cơ, tích trữ các mặt hàng chiến lược khiến giá cả nguyên liệu tăng cao.

Đặc biệt trong thời điểm đầu năm 2022 khi nhu cầu tiêu dùng theo quy luật tăng trong dịp Tết Nguyên đán cũng như tổng cầu nền kinh tế sẽ có những hồi phục khi dịch bệnh được kiểm soát.

Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng đã có chỉ đạo công tác quản lý, điều hành giá các tháng còn lại năm 2021 và ngay trong thời gian đầu năm 2022 cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động, bám sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, thường xuyên có đánh giá, dự báo cụ thể để có giải pháp ứng phó phù hợp, kịp thời.

Theo đó, Phó Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành cần tiếp tục phối hợp triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó, điều hành giá xăng dầu linh hoạt, bảo đảm giá xăng dầu trong nước phản ánh, bám sát diễn biến giá thành phẩm xăng dầu thế giới.

Đồng thời tính toán mức trích lập và chi sử dụng quỹ BOG phù hợp để tạo dư địa cho công tác điều hành giá trong các tháng cuối năm.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, cung cầu mặt hàng thịt lợn, đặc biệt là trong các thời điểm cuối năm, cận Tết Nguyên đán để có các biện pháp điều tiết cung cầu phù hợp, tránh tình trạng giá có biến động đột biến khi nguồn cung gián đoạn từ việc tái đàn.

Đối với các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá, Phó thủ tướng yêu cầu tiếp tục giữ ổn định giá để đảm bảo công tác kiểm soát lạm phát chung cũng như góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân. Tuy nhiên, cần chủ động các phương án để có thể điều chỉnh được một số hàng hóa, dịch vụ khi điều kiện cho phép.

Kiểm soát lạm phát năm 2022 sẽ rất mệt

Trong khi đó, trao đổi với phóng viên báo Nhà báo và Công luận, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư thừa nhận: Một số mặt hàng như xăng dầu, gas, vật liệu xây dựng đang chịu sự phụ thuộc rất lớn từ thị trường thế giới, mỗi khi thế giới có biến động về giá, thì các mặt hàng này tại thị trường trong nước sẽ biến động theo.

lam phat nam 2021 se dat ke hoach nhung nam 2022 se rat met hinh 2

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư, bước sang năm 2022, việc điều tiết và kiềm chế lạm phát sẽ rất mệt.

Chính vì vậy, lạm phát được xếp vào yếu tố khách quan, nên rất khó để đưa ra một kế hoạch hay bất kỳ giải pháp kiềm chế nào cụ thể, mà chỉ có thể dựa vào sát sườn, bám sát vào tình hình thế giới để có các giải pháp phù hợp.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương thừa nhận: Giai đoạn sau dịch, nhất là năm 2022 sắp tới, việc điều hành, kiểm soát lạm phát rất khó. Bởi vì, Việt Nam đang phải chịu 2 hình thái lạm phát khác nhau, đó là lạm phát trong - ngoài và lạm phát đến từ cung - cầu.

Ông Phương khẳng định: Mỗi hình thái lạm phát khác nhau sẽ có giải pháp đối phó khác nhau, chứ không thể có một giải pháp chung duy nhất. Như vậy, trong bối cảnh sau dịch, Việt Nam đang phải chịu 2 hình thái lạm phát khác nhau, điều này khiến cho công tác kiểm soát lạm phát trong thời gian tới rất mệt.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô