Lạm phát nhà máy tại Trung Quốc chạm mức thấp nhất trong 17 tháng qua

Thứ tư, 10/08/2022 20:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tăng trưởng giá sản xuất Trung Quốc trong tháng 7 đã chậm lại so với mức cao nhất trong 26 năm qua vào thời điểm tháng 10 năm ngoái, tạo cho các nhà hoạch định chính sách một khoảng thời gian thuận lợi để kích thích nền kinh tế đất nước.

Lạm phát tại nhà máy của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong 17 tháng vào tháng 7 bất chấp áp lực chi phí trên toàn cầu khi hoạt động xây dựng trong nước chậm hơn ảnh hưởng đến nhu cầu nguyên liệu thô và tình trặng giá tiêu dùng tăng nhanh chủ yếu do nguồn cung thịt lợn thắt chặt.

lam phat nha may tai trung quoc cham muc thap nhat trong 17 thang qua hinh 1

Lạm phát nhà máy tại Trung Quốc sẽ tiếp tục đi xuống trong suốt thời gian còn lại của năm trong bối cảnh giá hàng hóa tiếp tục giảm, thắt chặt nguồn cung giảm bớt. Ảnh: Internet.

Cục Thống kê Quốc gia (NBS) cho biết hôm thứ 4 rằng chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 6,1% trong tháng 6 và các nhà phân tích dự báo tăng 4,8%.

Tăng trưởng giá sản xuất của Trung Quốc trong tháng 7 đã chậm lại so với mức cao nhất trong 26 năm qua vào thời điểm tháng 10 năm ngoái, tạo cho các nhà hoạch định chính sách một khoảng thời gian thuận lợi để kích thích nền kinh tế đang phát triển ngay cả khi các ngân hàng trung ương ở các nơi khác đang tìm cách giảm lạm phát tràn lan bằng các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ.

Zichun Huang, Chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại Capital Economics, cho biết trong một ghi chú nghiên cứu rằng: “Lạm phát nhà máy tại Trung Quốc sẽ tiếp tục đi xuống trong suốt thời gian còn lại của năm trong bối cảnh giá hàng hóa tiếp tục giảm, thắt chặt nguồn cung giảm bớt.”

Trong một dấu hiệu cho thấy đà tăng chậm lại, PPI của Trung Quốc đã giảm 1,3% so với tháng trước, mức giảm hàng tháng đầu tiên kể từ tháng 1, trong đó giá kim loại và hóa dầu giảm mạnh nhất.

Theo một tuyên bố riêng từ NBS, tính theo năm, giá ngành khai thác than và tẩy rửa tăng 20,7%, giảm 10,7 điểm phần trăm so với tháng 6, trong khi ngành khai thác dầu khí tăng 43,9%, giảm 10,5 điểm phần trăm so với tháng 6.

Giá đầu vào của các nguyên vật liệu sản xuất đã giảm trong tháng 7 so với tháng 6. Chỉ số quản lý mua hàng chính thức của Trung Quốc cho thấy vào tuần trước rằng do sự sụt giảm của chi phí năng lượng và nguyên liệu nên giá sản xuất cuối cùng cũng giảm.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng trưởng chậm lại đáng kể và gần như đứng trên bờ vực của sự trạng suy thoái trong quý thứ hai, khi quốc gia này bị đè nặng bởi các biện pháp kiểm soát COVID-19 chặt chẽ, thị trường bất động sản khó khăn và tâm lý thận trọng của người tiêu dùng.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,7% so với một năm trước đó, tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 7 năm 2020 nhưng thiếu dự báo về mức tăng 2,9%.

Động lực chính khiến chỉ số giá tiêu dùng gia tăng là lạm phát thực phẩm, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng nhanh so với mức tăng 2,9% vào tháng 6.

Vấn đề chủ yếu thúc đẩy sự gia tăng gia lương thực trên diện rộng đến từ giá thịt lợn, con số này đã tăng 20,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đảo ngược mức giảm 6,0% trong tháng 6 do sản xuất chậm lại.

CPI cốt lõi, không bao gồm giá năng lượng và thực phẩm dễ biến động và là thước đo tốt hơn về lạm phát cơ bản, vẫn ở mức ổn định, chỉ tăng 0,8%, chậm hơn mức tăng 1,0% trong tháng 6.

Sự gia tăng lạm phát tiêu dùng tại Trung Quốc đã khiến các nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc kỹ lưỡng về cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bruce Pang, nhà kinh tế trưởng tại Jones Lang Lasalle, cho biết khả năng cắt giảm lãi suất trên diện rộng trong ngắn hạn tại Trung Quốc có thể sẽ không xảy ra, do áp lực lạm phát toàn cầu hiện có và việc tăng lãi suất ở các nền kinh tế lớn khác.

Huy Hoàng (Theo Reuters)

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô