Lạm phát ở châu Âu đạt mức cao mới do tăng trưởng kinh tế chậm lại giữa bối cảnh chiến tranh

Thứ bảy, 30/04/2022 07:10 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm qua (29/4), lạm phát ở khu vực đồng euro đạt mức cao mới trong tháng này, nhưng tăng trưởng chậm lại trong quý đầu tiên của năm, do xung đột ở Ukraine đè nặng lên nền kinh tế khu vực châu Âu.

Theo cơ quan thống kê Eurostat của Liên minh châu Âu, lạm phát hàng năm đã tăng 7,5% vào tháng 4, được thúc đẩy bởi giá năng lượng tăng cao. Mức này được ghi nhận là cao nhất kể từ khi thống kê bắt đầu vào năm 1997 và là lần thứ sáu liên tiếp, phá vỡ kỷ lục trước đó là 7,4% được thiết lập vào tháng Ba.

Việc tăng giá tiêu dùng chủ yếu là do chi phí năng lượng ngày càng tăng, mức tăng đáng kinh ngạc ở mức 38% so với cùng tháng năm ngoái.

lam phat o chau au dat muc cao moi do tang truong kinh te cham lai giua boi canh chien tranh hinh 1

Giá tiêu dùng tăng vọt chủ yếu là do chi phí năng lượng cao hơn. Ảnh: Reuters.

Con số này cho thấy cuộc xung đột Nga – Ukraine đã gây ra hậu quả cho cuộc nguồn cung dầu khí toàn cầu, đang tác động trực tiếp đến 343 triệu cư dân của khu vực đồng euro, không những thế còn gây ra những căng thẳng mới cho tài chính hộ gia đình. Và đè nặng lên sự phục hồi kinh tế đang bị tụt hậu do bùng phát COVID-19 hiện nay.

Trong khi đó, lạm phát ở Hoa Kỳ đang ở mức 8,5% đáng kinh ngạc.

Eurostat báo cáo rằng tăng trưởng kinh tế ở 19 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu sử dụng đồng euro đã chậm lại 0,2% trong ba tháng đầu năm 2022, do lạm phát cao hơn kết hợp với các hạn chế được áp dụng để ngăn sự lây lan của biến thể Omicron trong cộng đồng.

Trong số các quốc gia “đầu tàu kinh tế” của khối, Tây Ban Nha và Đức có GDP tăng lần lượt 0,3% và 0,2%. Trong khi đó, Pháp không thay đổi, Ý lại giảm 0,2%.

Theo Andrew Kenningham, nhà kinh tế cấp cao về châu Âu của Capital Economics, sự gia tăng nhỏ trong tăng trưởng của khu vực đồng euro "có nghĩa là khu vực này sẽ tránh được suy thoái kỹ thuật ít nhất trong nửa đầu năm nay."

Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng "lạm phát gia tăng và tác động từ cuộc chiến Ukraine ảnh hưởng đến GDP, dự kiến sẽ giảm trong quý tới".

Ngay khi nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi sau đợt bùng phát Covid-19, một loạt các mối nguy hiểm - khủng hoảng Ukraine, các lệnh trừng phạt của Nga, chính sách "zero-COVID" của Trung Quốc, lạm phát tăng vọt và việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất đang che lấp bức tranh kinh tế vốn rất “sáng lạn” của khu vực châu Âu.

Lo ngại về nguy cơ giá nhiên liệu sưởi, điện và động cơ tăng cao hơn, các chính phủ châu Âu cho đến nay đã kiềm chế việc nhập khẩu năng lượng của Nga như một phần của các lệnh trừng phạt lên Nga.

Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại rằng cuộc chiến có thể làm gián đoạn nguồn cung cấp dầu và khí đốt của Nga, khiến giá cả tăng cao hơn nữa.

Điều này xảy ra do nhu cầu toàn cầu gia tăng khi thế giới bắt đầu phục hồi sau đại dịch, cũng như cách tiếp cận thận trọng để mở rộng sản lượng của nhóm dầu mỏ OPEC và các đồng minh, bao gồm cả Nga.

Lạm phát cũng đang gây áp lực không nhỏ lên Ngân hàng Trung ương châu Âu, khiến các ngân hàng đang xem xét nâng lãi suất từ mức thấp kỷ lục trong những tháng tới.

Tăng lãi suất cao hơn để hạ nhiệt lạm phát có thể tác động thêm đến nền kinh tế vốn bị cản trở bởi cuộc khủng hoảng dầu mỏ, xung đột và sự bùng phát hiện nay của COVID-19.

Lê Na (Theo Al Jazeera)

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô