Lạm phát thực phẩm và nhiên liệu gieo rắc thảm họa cho các nền kinh tế mới nổi

Thứ ba, 01/11/2022 10:31 AM - 0 Trả lời

(CLO) Giá trị đồng tiền đang bị thu hẹp ở hầu hết các nước đang phát triển đã đẩy giá thực phẩm và nhiên liệu lên cao, làm sâu sắc thêm các cuộc khủng hoảng tại nhiều nước.

Theo Ngân hàng Thế giới, gần 60% các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi nhập khẩu dầu đã ghi nhận giá dầu tăng vọt kể từ khi Nga tấn công Ukraine. Hơn nữa, gần 90% các nền kinh tế này đã ghi nhận mức tăng giá lúa mì tính theo đồng nội tệ lớn hơn so với mức tăng của đô la Mỹ.

Hiện tại, các quốc gia mới nổi đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, trong khi, các khu vực Nam Mỹ cũng như Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang chứng kiến lạm phát giá lương thực ở mức 2 con số. Các quốc gia giàu nhất OECD cũng ghi nhận mức tăng trung bình 4,5%. Tại châu Á, nhiều nền kinh tế có đã tránh được điều tồi tệ nhất. Tuy nhiên, do sự đa dạng của mỗi nền kinh tế, mỗi quốc gia bị ảnh hưởng theo một cách riêng.

lam phat thuc pham va nhien lieu gieo rac tham hoa cho cac nen kinh te moi noi hinh 1

Ảnh minh hoạ: Oilprice.

Trên cơ sở khu vực, lạm phát giá lương thực ở Nam Á trung bình hơn 20% trong ba quý đầu năm 2022. Các khu vực khác bao gồm Mỹ Latinh và Caribe, Trung Đông và Bắc Phi, Châu Phi cận Sahara và Đông Âu và Trung Á đều ghi nhận lạm phát giá lương thực trung bình từ 12% đến 15%. Đông Á và Thái Bình Dương có kết quả tốt hơn hầu hết các quốc gia đang phát triển một phần là do giá gạo ổn định rộng rãi, mặt hàng chủ lực của khu vực.

Ngân hàng Thế giới lưu ý: “Sự kết hợp giữa giá hàng hóa tăng cao và đồng tiền mất giá liên tục dẫn đến lạm phát leo thang ở nhiều quốc gia”, đồng thời cảnh báo rằng các nhà hoạch định chính sách ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển “có giới hạn để quản lý chu kỳ lạm phát toàn cầu rõ rệt nhất trong nhiều thập kỷ”.

Ngay cả tại nền kinh tế lớn bậc nhất thế giới là Mỹ, Ngân hàng Thế giới đã dự đoán rằng giá năng lượng cũng sẽ giảm 11% vào năm 2023 sau khi tăng 60% trong năm nay sau xung đột Nga - Ukraine. Trong đó, giá dầu thô Brent sẽ đạt trung bình 92 USD/thùng vào năm 2023 trước khi giảm xuống 80 USD vào năm 2024 - vẫn cao hơn mức trung bình 5 năm là 60 USD.

Mỹ hiện đang phải vật lộn với giá cả hàng hóa tăng cao bao gồm giá nhiên liệu và thực phẩm cao. Mặc dù giá xăng đã giảm đáng kể so với mức đỉnh trong nhiều tháng trước, tuy nhiên, vẫn cao hơn 10,6% so với một năm trước; dầu diesel cao hơn 46,5% trong khi giá lương thực tăng 11,4% trong năm qua, mức tăng hàng năm cao nhất trong 23 năm.

Vào năm 2023, các chuyên gia cho rằng lạm phát ở Mỹ có thể đã đạt đỉnh vào mùa hè và giá nhiên liệu sẽ giảm thêm 11%. Dự kiến, sẽ mất nhiều năm để Mỹ ổn định giá, vấn đề còn tồi tệ hơn nhiều ở các nền kinh tế đang phát triển.

Theo ngân hàng này, cả giá khí đốt tự nhiên và giá than đều sẽ giảm vào năm 2023 so với mức cao kỷ lục vào năm 2022, nhưng giá khí đốt tự nhiên của Mỹ và giá than của Úc vẫn được dự báo sẽ cao gấp đôi mức trung bình trong 5 năm qua vào năm 2024. Trong khi đó, giá khí đốt tự nhiên của châu Âu có thể cao hơn gần bốn lần.

WB dự đoán thêm rằng xuất khẩu dầu của Nga có thể giảm tới 2 triệu thùng mỗi ngày do các lệnh trừng phạt của EU đối với các sản phẩm dầu của Nga, cùng với các hạn chế về bảo hiểm và vận chuyển, sẽ có hiệu lực vào ngày 5/12.

Lê Na (Theo Oilprice)

Bình Luận

Tin khác

Viettel tung loạt ưu đãi viễn thông nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập

Viettel tung loạt ưu đãi viễn thông nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập

(CLO) Tặng 35% tiền gói cước, khuyến mại 35% giá trị thẻ nạp, tặng 35.000 điểm Viettel++ cùng hàng ngàn món quà giá trị khi đổi điểm Viettel++ là những ưu đãi Viettel Telecom tung ra nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel).

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Năng lượng Qatar ca ngợi quan hệ hợp tác với Trung Quốc

Bộ trưởng Năng lượng Qatar ca ngợi quan hệ hợp tác với Trung Quốc

(CLO) Qatar đã hứa hẹn hợp tác với Trung Quốc trong phát triển năng lượng, từ các lĩnh vực thương mại khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) truyền thống đến năng lượng tái tạo và xây dựng một đội tàu chở dầu siêu tốc, Bộ trưởng Năng lượng nước này cho biết.

Thị trường - Doanh nghiệp
11 doanh nghiệp trúng thầu 12.300 lượng vàng SJC, giá vàng giảm mạnh

11 doanh nghiệp trúng thầu 12.300 lượng vàng SJC, giá vàng giảm mạnh

(CLO) Phiên đấu thầu vàng sáng nay có 11 đơn vị trúng thầu với tổng khối lượng 12.300 lượng vàng SJC, giá cao nhất là 88,92 triệu đồng/lượng. Trên thị trường, giá vàng SJC giảm mỗi chiều 400.000 đồng/lượng so với mở cửa phiên sáng nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tiếp tục giảm sâu từ chiều nay

Giá xăng tiếp tục giảm sâu từ chiều nay

(CLO) Từ 15h chiều nay (16/5), giá xăng trong nước đồng loạt giảm 410 - 510 đồng/lít, tùy loại. Với mức giảm này, giá xăng trong nước về sát mốc 23.000 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
“Ghìm cương” giá vàng: Khi đấu thầu vàng không phải là “cây đũa thần”

“Ghìm cương” giá vàng: Khi đấu thầu vàng không phải là “cây đũa thần”

(NB&CL) Việc tăng nhập khẩu, sau đó tổ chức các phiên đấu thầu sẽ giúp tăng nguồn cung trong nước, từ đó kéo giá vàng hạ nhiệt. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc tăng nhập khẩu, tăng đấu thầu chỉ là giải pháp tạm thời. Nếu sử dụng giải pháp này lâu dài sẽ tác động rất xấu tới nền kinh tế.

Thị trường - Doanh nghiệp