Làm rõ các biện pháp phòng thủ dân sự trong tình trạng khẩn cấp

Thứ tư, 09/11/2022 09:22 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đóng góp ý kiến đối với dự án Luật Phòng thủ dân sự, các đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung thêm chính sách ưu tiên tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả sự cố.

Phòng thủ dân sự là một bộ phận của phòng thủ đất nước

Chiều ngày 9/11, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về dự án Luật Phòng thủ dân sự. Trước đó, nhiều đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết xây dựng Luật Phòng thủ dân sự để khắc phục những tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện các hoạt động phòng thủ dân sự, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.

Đại biểu Quốc hội đánh giá, hồ sơ dự án Luật được Chính phủ chuẩn bị cơ bản đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhiều nội dung được nghiên cứu kỹ lưỡng, công phu. Cơ quan soạn thảo đã tích cực nghiên cứu, tiếp thu nhiều ý kiến tại các Thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Quốc phòng - An ninh; rà soát thể chế hóa các chính sách tại Nghị quyết số 22/NQ-TW thành nhiều nội dung quan trọng tại dự thảo Luật; bổ sung thông tin, kinh nghiệm quốc tế về phòng thủ dân sự. Nội dung dự thảo Luật cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp với Hiến pháp và tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

lam ro cac bien phap phong thu dan su trong tinh trang khan cap hinh 1

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Tại phiên thảo luận ở tổ chiều 1/11, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Tân Cương, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương đã làm rõ thêm về sự cần thiết ban hành Luật Phòng thủ dân sự, nêu rõ phòng thủ dân sự là một bộ phận của phòng thủ đất nước, có vai trò rất quan trọng nhằm bảo đảm cho sự ổn định, phát triển bình thường của xã hội và đời sống của người dân.

"Để phòng thủ dân sự đạt được các mục tiêu đề ra đòi hỏi phải có các điều kiện, quan điểm, chủ trương, chính sách, chiến lược đến các kế hoạch, biện pháp để triển khai thực hiện, đặc biệt là cần phải có pháp luật để điều chỉnh, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nêu rõ.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Tân Cương khẳng định việc xây dựng Luật phòng thủ dân sự tại thời điểm hiện nay hết sức quan trọng để thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng tại các nghị quyết, các chỉ thị về xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phòng thủ dân sự, đặc biệt là trong Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị. Đồng thời, bảo đảm đúng các quy định của Hiến pháp năm 2013 và xuất phát từ tình hình thực tiễn đặt ra, các biện pháp áp dụng được kiểm nghiệm qua thực tiễn thấy đúng và có hiệu quả cần được quy định trong Luật.

Đề nghị ưu tiên tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả sự cố

Một số ý kiến cho rằng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật rộng, vì vậy, cần phân biệt rõ phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng thủ dân sự với phạm vi điều chỉnh của các luật chuyên ngành, để tránh chồng chéo, mâu thuẫn, khó áp dụng.

Một số đại biểu cũng đề nghị nghiên cứu, bổ sung, làm rõ thêm một số nội dung như: Các biện pháp phòng thủ dân sự trong tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh; cơ quan chỉ đạo, chỉ huy; nhiệm vụ của lực lượng phòng thủ dân sự; trang bị cho lực lượng phòng thủ dân sự; cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong thực hiện hoạt động phòng thủ dân sự.

lam ro cac bien phap phong thu dan su trong tinh trang khan cap hinh 2

Các đại biểu tham dự kỳ họp Quốc hội.

Trong đó, đại biểu Quốc hội Lê Quang Đạo (đoàn Phú Yên) cho rằng: Phòng thủ dân sự là bộ phận phòng thủ đất nước, bao gồm các biện pháp phòng, chống thiên tai; phòng chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai; dịch bệnh; bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.

Đối với nội dung Chính sách của Nhà nước trong phòng thủ dân sự, đại biểu Lê Quang Đạo đề nghị bổ sung thêm chính sách ưu tiên tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả sự cố. Về nội dung xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự, đại biểu cũng cho rằng cần quy định rõ về tiêu chuẩn kỹ thuật khi xây dựng các công trình phòng thủ dân sự nhằm đảm bảo an toàn cho công trình khi có sự cố, thảm họa xảy ra.

Đại biểu Lê Tất Hiếu (đoàn Vĩnh Phúc) cho rằng, để đảm bảo tính bao quát của quy định pháp luật, cần bổ sung thêm hành vi nghiêm cấm là hành vi thiếu trách nhiệm trong quản lý, sử dụng trang thiết bị, công trình phòng thủ dân sự.

Đại biểu Lê Tất Hiếu cũng cho biết, tại Điều 21 về cấp độ phòng thủ dân sự, dự thảo Luật có quy định rõ, có 4 cấp độ phòng thủ dân sự. Tuy nhiên, tại Điều 22 quy định về thẩm quyền ban bố, công bố, bãi bỏ cấp độ phòng thủ dân sự, lại chỉ quy định về thẩm quyền ban bố bãi bỏ phòng thủ dân sự cấp độ 1, 2, 3. Căn cứ Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Lệnh của Chủ tịch nước về tình trạng khẩn cấp, các địa phương được đặt trong tình trạng khẩn cấp thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 4. Đại biểu cho rằng, luật chưa quy định rõ việc bãi bỏ cập độ phòng thủ dân sự, chưa đảm bảo chặt chẽ, thống nhất.

Thiên An

Bình Luận

Tin khác

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm.

Tin tức
Thống nhất quy mô đầu tư, đề xuất mức vốn cải tạo, nâng cấp quốc lộ 37 đoạn qua tỉnh Hải Dương

Thống nhất quy mô đầu tư, đề xuất mức vốn cải tạo, nâng cấp quốc lộ 37 đoạn qua tỉnh Hải Dương

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương thống nhất về quy mô đầu tư, phương thức đầu tư, đề xuất cụ thể mức vốn, nguồn vốn Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 37, đoạn từ quốc lộ 18 đến ngã ba An Lĩnh, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Tin tức
Phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, từng vùng để phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển

Phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, từng vùng để phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các bộ, ngành và các địa phương có biển sớm hoàn thiện, triển khai quy hoạch liên quan bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, tăng cường tính liên kết trong việc phát triển các ngành kinh tế nói chung với phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, từng vùng để phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển.

Tin tức
Bộ Công an khen thưởng Công an tỉnh Nam Định vì thành tích đặc biệt xuất sắc

Bộ Công an khen thưởng Công an tỉnh Nam Định vì thành tích đặc biệt xuất sắc

(CLO) Công an tỉnh Nam Định vừa được Bộ Công an khen thưởng về thành tích triệt phá nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc chiếm đoạt tài khoản, dữ liệu người dùng trên mạng xã hội.

Tin tức
Xử lý dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc - Nam, hoàn thành trong tháng 5/2024

Xử lý dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc - Nam, hoàn thành trong tháng 5/2024

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tiếp tục rà soát, tập trung xử lý dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng các dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, hoàn thành trong tháng 5 năm 2024.

Tin tức