Làm rõ thuật ngữ “quan trọng”, “đặc biệt quan trọng” đối với vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân

Thứ năm, 12/11/2015 21:22 PM - 0 Trả lời

Tiếp tục chương trình làm việc sáng 12/11, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật trưng cầu ý dân.

(CLO) Tiếp tục chương trình làm việc sáng 12/11, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật trưng cầu ý dân.

[caption id="attachment_60988" align="aligncenter" width="490"]Đại biểu Trần Ngọc Vinh phát biểu Đại biểu Trần Ngọc Vinh phát biểu[/caption]

Cho ý kiến dự thảo Luật trưng cầu ý dân, nhiều ý kiến tán thành với việc quy định khái quát về các vấn đề Quốc hội có thể quyết định trưng cầu ý dân (Điều 6) nhưng cho rằng quy định như dự thảo Luật quá chung, dự thảo Luật cần quy định cụ thể hơn về các vấn đề được trưng cầu ý dân cho chính xác với quy định của Hiến pháp.

Đại biểu Trần Ngọc Vinh (TP Hải Phòng) nêu ý kiến, việc quy định rõ những vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân sẽ làm cơ sở pháp lý cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện trưng cầu ý dân. Tuy nhiên, xét dưới góc độ kỹ thuật lập pháp thì thuật ngữ “quan trọng” và “vấn đề đặc biệt quan trọng” ở các khoản của Điều 6 của dự thảo luật rất chung chung, không thể định tính, định lượng được rõ ràng.

Theo đại biểu, việc không làm rõ thế nào là “quan trọng”, “vấn đề đặc biệt quan trọng” từ đó sẽ dẫn đến tình huống là vấn đề có thể đưa ra hoặc không đưa ra trưng cầu ý dân đều được, vì nó có thể được xác định là “vấn đề đặc biệt quan trọng” hoặc không phải là “vấn đề đặc biệt quan trọng”. Điều này có nguy cơ làm cho quy định mang tính hình thức, mất đi ý nghĩa của cả đạo luật.

Đại biểu Trần Ngọc Vinh kiến nghị Ban soạn thảo thiết kế Điều 6 theo hướng thật cụ thể, rành mạch về từng vấn đề, hoặc bổ sung thêm khoản 5 để thi hành Điều này, với những hướng dẫn cụ thể về các “vấn đề đặc biệt quan trọng”.

Về Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật trưng cầu ý dân của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đa số đại biểu Quốc hội tán thành với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, nhưng đề nghị Luật chỉ nên quy định mang tính nguyên tắc, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm, còn trình tự, thủ tục nên để quy định tại văn bản khác. Cũng có ý kiến cho rằng, Luật này chỉ nên quy định về quy trình, thủ tục trưng cầu ý dân, còn nội dung trưng cầu ý dân là do Quốc hội quyết định.

Nhiều đại biểu Quốc hội tán thành việc tổ chức trưng cầu ý dân được thực hiện trong phạm vi cả nước; không bổ sung quy định trưng cầu ý dân ở địa phương.

Theo đại biểu Trần Hồng Thắm (Cần Thơ), Hiến pháp quy định thẩm quyền quyết định trưng cầu ý dân là của Quốc hội, chính quyền địa phương không có thẩm quyền này. Đồng thời, theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội, những vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân là về Hiến pháp và những vấn đề quan trọng của đất nước, có ý nghĩa ở tầm quốc gia cần đưa ra để toàn dân quyết định.

Đối với những vấn đề chỉ ảnh hưởng đến phạm vi một hoặc một số địa phương thì áp dụng hình thức lấy ý kiến nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành. Đại biểu Trần Hồng Thắm đề nghị, quy định trưng cầu ý dân được tổ chức và thực hiện trong phạm vi cả nước, không bổ sung quy định trưng cầu ý dân ở địa phương.

Đồng tình với ý kiến của đại biểu Trần Hồng Thắm, đại biểu Trương Thị Ánh (TP Hồ Chí Minh) cũng đề nghị việc tổ chức trưng cầu ý dân được thực hiện trong phạm vi cả nước nhằm thể hiện rõ sự tập trung cao ý thức của mỗi người dân trước vận mệnh của quốc gia và dân tộc.

[caption id="attachment_60989" align="aligncenter" width="550"]Đại biểu Trần Hồng Thắm- TP. Cần Thơ phát biểu về dự án Luật trưng cầu ý dân  Đại biểu Trần Hồng Thắm- TP. Cần Thơ phát biểu về dự án Luật trưng cầu ý dân[/caption]

Về hiệu lực của kết quả trưng cầu ý dân, đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) đặt vấn đề, kết quả trưng cầu ý dân có giá trị pháp lý đặc biệt, vì đây là việc nhân dân quyết định, cao hơn các quyết định của Quốc hội. Như vậy, việc kết quả trưng cầu ý dân thể hiện trong một Nghị quyết của Quốc hội nhưng giá trị của kết quả trưng cầu chỉ như một nghị quyết là “không được”.

Đại biểu Bùi Mạnh Hùng cũng đặt ra tình huống, đó là khi Quốc hội không đủ thẩm quyền thay đổi quyết định của dân, nhưng trong quá trình triển khai thực hiện vấn đề dân đã quyết, do tình hình khách quan thay đổi có thể dẫn tới việc xem lại, sửa đổi thì phải trưng cầu ý dân để sửa. Do đó Luật cần lưu ý quy định rõ thêm để có hướng giải quyết trong thực tế.

Phát biểu kết luận phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, Luật trưng cầu ý dân là dự án luật rất quan trọng nhằm cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân và thể hiện việc nhà nước rất tôn trọng ý kiến nhân dân… Phó chủ tịch Uông Chu Lưu đề nghị các cơ quan, tổ chức hữu quan tiếp thu nghiêm túc ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để làm rõ hơn trong Báo cáo giải trình, tiếp thu trước khi Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật này vào ngày 26/11 tới.

T.Toàn

Tin khác

Thực hiện cải cách tiền lương: Bảo đảm lương khởi điểm của công chức sẽ trên 5 triệu đồng

Thực hiện cải cách tiền lương: Bảo đảm lương khởi điểm của công chức sẽ trên 5 triệu đồng

(CLO) Theo ông Vũ Minh Đăng, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ cho biết, việc thực hiện cải cách tiền lương đảm bảo cán bộ, công chức có thu nhập thấp nhất cũng không thấp hơn 5 triệu đồng. Con số này sẽ phải xin ý kiến của Bộ Chính trị.

Tin tức
Điện mặt trời mái nhà: Khuyến khích tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ, không kinh doanh và mua bán

Điện mặt trời mái nhà: Khuyến khích tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ, không kinh doanh và mua bán

(CLO) Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, việc phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu tập trung vào tận dụng điện mặt trời mái nhà trên các công trình xây dựng, đồng thời khuyến khích phải tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ chứ không phục vụ cho mục đích kinh doanh, mua bán điện.

Tin tức
Bí thư Hà Nội: Các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh phân cấp, Thành phố chỉ kiểm tra, giám sát

Bí thư Hà Nội: Các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh phân cấp, Thành phố chỉ kiểm tra, giám sát

(CLO) Chiều 4/5, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri Đơn vị bầu cử số 1 (các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng).

Tin tức
Có những hội nghị phổ biến về Luật Đất đai thu hút hàng nghìn người tham gia cả trực tiếp và trực tuyến

Có những hội nghị phổ biến về Luật Đất đai thu hút hàng nghìn người tham gia cả trực tiếp và trực tuyến

(CLO) Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân, thời gian vừa qua, Bộ đã phối hợp với các địa phương tổ chức các hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024, có những hội nghị có hàng nghìn người tham gia cả trực tiếp và trực tuyến.

Tin tức
Chính phủ Việt Nam quyết tâm cao trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chíp

Chính phủ Việt Nam quyết tâm cao trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chíp

(CLO) Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung, Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi cho các nhà đầu nước ngoài, Chính phủ Việt Nam quyết tâm cao trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chíp.

Tin tức