Làm thế nào để nhận biết và phòng tránh app "tín dụng đen"

Thứ hai, 11/07/2022 13:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Dù liên tục có những cảnh báo, nhưng vẫn có không ít người dính bẫy "tín dụng đen". Đáng lo ngại, "tín dụng đen" đang ngày càng biến tướng khi núp bóng dưới hình thức cho vay online. Vậy, làm sao để nhận diện và phòng tránh ?

App “tín dụng đen” đang nở rộ

Các ứng dụng (app) vay tiền online nở rộ như nấm sau mưa nhưng thật chất là núp bóng hoạt động ‘tín dụng đen’, lấy lãi suất cắt cổ người dùng là tình trạng đã xảy ra thời gian dài, gây nhức nhối trong xã hội.

Tải các ứng dụng, người vay chỉ cần chụp ảnh CMND hoặc CCCD và thế chấp bằng danh bạ điện thoại là có thể vay số tiền từ 2 triệu đồng – 30 triệu đồng mà không cần gặp mặt hay ký kết bất cứ một giấy tờ vay nợ nào.

lam the nao de nhan biet va phong tranh app tin dung den hinh 1

Một số đối tượng trong đường dây "tín dụng đen" xuyên quốc gia, lãi suất lên đến 2.200%/năm.

Mới đây, Công an TP Hà Nội phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) triệt phá đường dây cho vay nặng lãi qua app với lãi suất từ 1.500% - 2.200%/năm. Theo đó, các đối tượng thành lập 7 công ty cầm đồ, 5 công ty khác nhau để lập ra 3 app cho vay là: “cashvn”, “vaynhanhpro” và “ovay” để tiếp cận người vay. Số lượng khách hàng vay qua hệ thống trên khoảng gần 1 triệu người, mỗi tháng số tiền giải ngân cho vay khoảng 100 tỉ đồng.

Theo cơ quan công an, mọi hoạt động đều được diễn ra trên không gian mạng, các đối tượng sử dụng sim giả, các email giả, không chính chủ để thực hiện giao dịch. Để ẩn mình, nhóm cầm đầu không xuất hiện mà tạo ra các mắt xích, bằng việc thiết lập các mạng lưới, các tầng và cấp độ khách nhau. Nếu bị phát hiện đối tượng sau cũng không biết đối tượng trước là ai.

Người dân khi sử dụng app để vay tiền thường được hứa hẹn vay khá đơn giản không cần tài sản thế chấp. Tuy nhiên khi đã tiến hành ký hợp đồng vay trên app thì bị trừ rất nhiều loại phí khiến số tiền thực nhận về rất thấp. Có trường hợp vay 10 triệu đồng khi nhận về chỉ có 7-8 triệu đồng với lãi suất rất cao. Sau khi vay, đến hạn nếu chậm trả nợ, người vay có thể bị tung các thông tin cá nhân hoặc thông tin của người thân lên mạng xã hội bôi nhọ, làm mất uy tín.

Làm thế nào để nhận diện app "tín dụng đen" lừa đảo

Liên quan đến thực trạng app "tín dụng đen" đang nở rộ, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC, Bộ Thông tin và truyền thông) cho biết, từ đầu năm 2022 đến nay, có gần 2.700 người báo cáo bị lừa đảo qua canhbao.ncsc.gov.vn. Trong đó, số người phản ánh về các ứng dụng liên quan tới hoạt động "tín dụng đen" chiếm 30%.

Để người dùng có thể phân biệt được app chính thống của các ngân hàng, tổ chức tín dụng uy tín và app lừa đảo, đại diện NCSC cho biết, khi sử dụng mạng xã hội hoặc nhận được các tin nhắn kèm đường link cài đặt ứng dụng có nội dung như: “Không cần thế chấp, lãi suất không đồng”, “Vay siêu tốc, nhận tiền sau 30 phút, lãi suất thấp, nhận tiền ngay”… thì phải rất cảnh giác.

Bởi đa số các app "tín dụng đen" đều quảng cáo có lãi suất thấp, giải ngân nhanh, thậm chí có nơi còn cho vay ưu đãi 0% hoặc thủ tục vay và không cần tài sản thế chấp. Tuy nhiên, trên thực tế, "tín dụng đen" có lãi suất “cắt cổ”.

Trước khi cho vay, các đối tượng thường thẩm duyệt hồ sơ khách hàng bằng cách yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, năm sinh, nơi làm việc kèm theo số điện thoại…

Để thuận tiện cho việc đòi nợ, các ứng dụng này yêu cầu người vay phải cho phép truy cập vào danh bạ điện thoại, các tài khoản mạng xã hội, chụp ảnh nhận diện, ảnh CMND để khi người vay chậm trả lãi thì chúng sẽ quay sang đòi nợ những người trong danh bạ hoặc gửi tin nhắn đe dọa, xúc phạm, bôi nhọ đến những người này hoặc đăng trên các tài khoản mạng xã hội để gây áp lực.

Trong trường hợp buộc phải sử dụng loại hình vay tiền online, người dân cần tìm hiểu, lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ, ứng dụng cho vay uy tín, thể hiện đầy đủ các thông tin như: Tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, các chính sách cụ thể về lãi suất vay (trả nợ trước hạn, chậm trả...) mẫu hợp đồng, trách nhiệm của các chủ thể tham gia giao dịch… Đặc biệt, không để bên cho vay truy cập tài khoản và danh bạ điện thoại cá nhân.

Dưới góc độ pháp lý, theo luật sư Nguyễn Tiến Thủy – Văn phòng luật sư Việt Lý (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, tội cho vay nặng lãi đã được quy định tại Điều 201 - Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ, sung năm 2017.

Cụ thể, người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 5 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng,… thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Phạm tội mà thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Vì vậy người vay tiền cần giữ lại toàn bộ các chứng từ vay, thỏa thuận, chứng cứ về việc bị cho vay nặng lãi để trình báo công an, bảo vệ quyền lợi của mình.

Trước thực trạng vay tiền qua app "tín dụng đen" ngày một gia tăng như hiện nay, để không bị dính bẫy lừa đảo, người dân có nhu cầu vay tiền hãy đến các ngân hàng, công ty tài chính uy tín để được hỗ trợ làm thủ tục vay theo đúng quy định pháp luật nhằm tránh bị kẻ xấu lừa đảo. Khi thấy có dấu hiệu lừa đảo, trình báo ngay đến cơ quan công an để được giải quyết, xử lý kịp thời.

Tuấn Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Hà Tĩnh vinh danh 42 điển hình học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Hà Tĩnh vinh danh 42 điển hình học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 16/5, Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".

Đời sống
Dự báo thời tiết ngày 17/5: Cả nước trời nắng

Dự báo thời tiết ngày 17/5: Cả nước trời nắng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 17/5/2024, cả nước trời nắng, phía Nam có nơi nắng nóng trên 35-36 độ C.

Đời sống
Bắt giữ tài xế say rượu, tông chết người ở Hà Tĩnh rồi bỏ trốn vào Quảng Bình

Bắt giữ tài xế say rượu, tông chết người ở Hà Tĩnh rồi bỏ trốn vào Quảng Bình

(CLO) Nguyễn Xuân Hải uống rượu say, sau đó điều khiển ô tô gây tai nạn chết người rồi bỏ trốn vào Quảng Bình.

Đời sống
Vì sao chợ Thủ Đức 'thất thủ', đường bể, bung nắp cống trong mưa lớn?

Vì sao chợ Thủ Đức 'thất thủ', đường bể, bung nắp cống trong mưa lớn?

(CLO) Chiều 16/5, tại phiên họp báo về tình hình kinh tế - xã hội TP HCM, ông Mai Hữu Quyết, Phó chủ tịch UBND TP Thủ Đức thông tin về dự án hệ thống thoát nước trên đường Võ Văn Ngân (TP Thủ Đức) "thất thủ" trong trận mưa lớn chiều qua (15/5).

Đời sống
Ninh Bình: Kiểm tra toàn bộ đê, kè, cống, đảm bảo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Ninh Bình: Kiểm tra toàn bộ đê, kè, cống, đảm bảo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc đề nghị các địa phương bổ sung, hoàn thiện phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; kiểm tra, rà soát lại toàn bộ đê, kè, cống; các phương án đảm bảo an toàn hồ đập, quy trình vận hành xử lý lũ, nhất là tại các khu vực trọng điểm.

Đời sống