Lần đầu tiên Việt Nam công bố Sách trắng doanh nghiệp năm 2019

Thứ tư, 10/07/2019 20:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều nay (10/7), Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức lễ công bố và họp báo về Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam. Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại mức độ phát triển DN cả nước và địa phương trong giai đoạn 2016 – 2018, tạo tiền đề cho hội nhập với nền kinh tế thế giới trong tương lai.

Lễ công bố

Lễ công bố "Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019". Ảnh: Lương Minh

Những nội dung cơ bản

Tham dự lễ công bố và họp báo về Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam có  Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ.

Trong báo cáo nội dung Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết: “Nội dung Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019 gồm những thông tin cơ bản đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp (DN) cả nước và các địa phương trong giai đoạn gần đây, nhất là từ 2016 – 2018. Nội dung sách có 4 phần, bao gồm: Bối cảnh phát triển DN năm 2018; Tổng quan phát triển DN Việt Nam năm 2018 và giai đoạn 2016 - 2018; Các giải pháp phát triển DN; Bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển doanh nghiệp năm 2018 và giai đoạn 2016 – 2018 (toàn quốc)".

Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2019 cũng tôn vinh những DN có đóng góp tích cực nhất vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước.

Để thực hiện các mục tiêu đề ra, Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam thường niên sẽ được biên soạn nhằm cung cấp thông tin toàn cảnh về thực trạng phát triển DN theo ngành kinh tế, theo loại hình DN và theo địa phương. Từ đó, giúp Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương có thêm thông tin trong hoạch định chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển bền vững và hiệu quả doanh nghiệp trên phạm vi cả nước và từng địa phương.

Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam cũng được coi là dữ liệu bao quát và chính xác nhất cho các tổ chức quốc tế, các nước, các DN trong và ngoài nước đánh giá và đưa ra các quyết định đầu tư và hợp tác với DN Việt Nam. Từ đó góp phần quan trọng cho sự phát triển, hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam.

Trong quá trình biên soạn cuốn sách này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành, địa phương trong việc khai thác và sử dụng các nguồn thông tin phong phú, đầy đủ và đảm bảo độ tin cậy để có thể bao quát toàn cảnh nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2018. Các nội dung mà Bộ đã bám sát và biên soạn Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam bao gồm: Cơ sở dữ liệu doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê điều tra hàng năm, cơ sở dự liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cơ sở dữ liệu thuế (Tổng cục Thuế, Bộ Tài Chính) và các nguồn thông tin khác.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao về tài liệu này, đồng thời nhận xét: "Sách trắng là căn cứ để so sánh hiệu quả kinh tế, để các doanh nghiệp tự biết mình đang đứng ở đâu, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI hoạt động ra sao, đóng góp vào GDP, xuất khẩu, thu ngân sách như thế nào".

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề xuất cần có thêm sự so sánh giữa những chỉ tiêu với quy mô của khu vực và thế giới. Ví dụ quy mô doanh nghiệp trên 1.000 người trong độ tuổi lao động tại từng địa phương.

Phó Thủ tướng cho rằng cần có sự so sánh để biết mức độ trung bình 14,7 doanh nghiệp trên 1.000 người của Việt Nam "là cao hay thấp, có cần cải thiện hay không so với khu vực và thế giới".

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng đề nghị Tổng cục Thống kê xây dựng bộ chỉ tiêu chung để đưa ra một bảng xếp hạng tổng thể. "Hiện tại chúng ta dùng quá nhiều tiêu chí, cơ quan soạn thảo cần xây dựng bộ chỉ số để đưa về mặt bằng chung sắp xếp thứ hạng từng doanh nghiệp, từng địa phương". Phó Thủ tướng nói.

Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019 (ảnh nguồn VOV)

Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019 (ảnh nguồn VOV)

Lao động doanh nghiệp có chênh lệch lớn

Đây là kết quả khảo sát được của Bộ kế hoạch và Đầu tư khi thực hiện biên soạn Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019. Theo khu vực kinh tế thì khu vực công nghiệp và xây dựng đang là khu vực thu hút nhiều lao động nhất với 9,3 triệu lao động, chiếm 64,4 % lao động toàn bộ khu vực DN. 

Trong khi đó, khu vực dịch vụ có tỷ trọng số DN lớn nhất trong toàn bộ khu vực DN nhưng thu hút lao động thấp hơn nhiều so với khu vực công nghiệp và xây dựng với 4,9 triệu lao động, chỉ chiếm 33,8%. Còn lại, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ thu hút được 256,7 nghìn lao động, chiếm 1,8% lao động của toàn bộ DN.

Xét theo loại hình DN, tại thời điểm 31/12/2017 số lao động làm việc trong khu vực DN nhà nước là 1,2 triệu người. Trong đó lao động làm việc trong khu vực DN 100% vốn nhà nước là 704,6 nghìn người, chiếm 8,3% lao động toàn khu vực DN, giảm 6,5% so với 2016. Còn khu vực DN ngoài nhà nước hiện thu hút nhiều lao động nhất với 8,8 triệu lao động, chiếm 60,6%, tăng 2,7 %, khu vực DN FDI thu hút 4,5 triệu lao động, chiếm 31,1% tăng 8,6 %.

Theo các con số thống kê trên cho thấy, số lao động trong khu vực DN ngoài nhà nước đang chiếm ưu thế. Đây có thể coi là điều đáng mừng đối với nền kinh tế của một đất nước. Tuy nhiên, dưới góc độ quản lý, thì các con số trên cũng là một điểm đáng lưu ý trong quản lý về lao động Việt Nam.

Về các con số thống kê ở các địa phương, có 32/63 địa phương có tốc độ tăng lao động trong các DN đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh cao hơn mức tăng chung cả nước. Điển hình là các địa phương là Bắc Ninh tăng 20,7 %, Vĩnh Phúc tăng 16,6 %, Yên Bái tăng 15,4 %, Hậu Giang tăng 13,4 %, Bắc Giang 11,4%...

Từ những số liệu thống kê cho thấy, các kinh tế địa phương đang trên đà phát triển mạnh và đang giải quyết một gánh nặng lớn cho nhà nước về việc giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Sức nặng lao động đang giảm dần ở các thành phố lớn, theo đó các vấn nạn xã hội với hi vọng sẽ có chiều hướng đi xuống theo các con số tổng quát mà Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam đưa lại.

Lương Minh

Tin khác

Sản lượng thép xây dựng, thép chất lượng cao Hòa Phát cao nhất từ đầu năm 2024

Sản lượng thép xây dựng, thép chất lượng cao Hòa Phát cao nhất từ đầu năm 2024

(CLO) Tháng 4/2024, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 738.000 tấn thép thô, giảm nhẹ so với tháng trước. Bán hàng các sản phẩm phôi thép, thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 805.000 tấn, tăng 16% so với tháng 3/2024. Trong đó riêng thép xây dựng, thép chất lượng cao đạt 471.000 tấn, tăng 24% so với tháng trước đó.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chuyện chăm lo đời sống cho “tài sản quý nhất” tại BSR

Chuyện chăm lo đời sống cho “tài sản quý nhất” tại BSR

(CLO) Tại các buổi làm việc với Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) thường chia sẻ “Tập thể người lao động BSR là tài sản quý nhất mà Công ty đang có”. Vậy BSR đã và đang áp dụng, xây dựng những chính sách gì để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho “tài sản quý nhất” của mình?

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng tăng lập đỉnh mới, các ngân hàng mua ròng 16 tấn vàng trong 1 tháng

Giá vàng tăng lập đỉnh mới, các ngân hàng mua ròng 16 tấn vàng trong 1 tháng

(CLO) Giá vàng SJC tăng lập đỉnh mới 86,5 triệu đồng/lượng (bán ra) trong bối cảnh giá vàng thế giới lên mốc 2.325 USD/ounce. Theo dữ liệu mới nhất từ Hội đồng Vàng Thế giới, trong tháng 3, các ngân hàng trung ương mua ròng 16 tấn vàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm trái chủ nước ngoài đang đòi nợ Ukraine

Nhóm trái chủ nước ngoài đang đòi nợ Ukraine

(CLO) Tờ Wall Street Journal đưa tin một nhóm trái chủ nước ngoài đã thực hiện các bước để buộc Ukraine bắt đầu trả nợ ngay trong năm tới. Nếu thành công, Kiev có thể tiêu tốn 500 triệu USD mỗi năm chỉ tính riêng tiền lãi.

Thị trường - Doanh nghiệp
TKV: Trong tháng 4, các chỉ tiêu cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch điều hành

TKV: Trong tháng 4, các chỉ tiêu cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch điều hành

(CLO) Theo Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), trong tháng 4/2024, các chỉ tiêu cơ bản về sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn này và các đơn vị thành viên đều đạt và vượt kế hoạch điều hành.

Thị trường - Doanh nghiệp