Lan tỏa thông điệp chung tay bảo vệ loài tê giác

Thứ ba, 27/08/2019 19:33 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa ra mắt phim ngắn “Những chiến binh “nhí” bảo vệ tê giác”. Bộ phim nhằm lan tỏa thông điệp và kêu gọi cộng đồng không tiêu thụ, sử dụng sừng tê giác. Đồng thời, cần chung tay bảo vệ loài tê giác đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Sừng tê giác trở thành biểu tượng mà một số người ưa chuộng để “nâng tầm” đẳng cấp hoặc làm quà tặng xa xỉ. (Ảnh: ENV cung cấp)

Sừng tê giác trở thành biểu tượng mà một số người ưa chuộng để “nâng tầm” đẳng cấp hoặc làm quà tặng xa xỉ. (Ảnh: ENV cung cấp)

Trong phim ngắn “Những chiến binh “nhí” bảo vệ tê giác” mang nhiều diễn biến bất ngờ, kể về câu chuyện một cậu bé đã vứt bỏ chiếc sừng tê giác của bố trong khi bố và những người bạn đang mải mê xem bóng đá.

Nhìn thấy chiếc sừng tê giác được bố mua để gây ấn tượng với bạn bè, cậu bé nhớ ngay đến cuốn sách đã đọc về tê giác và nạn săn bắn tê giác.

Không thể thu hút được sự chú ý của người lớn để bày tỏ quan điểm, chàng “chiến binh” nhỏ tuổi đã quyết định phải hành động ngay để bảo vệ tê giác.

Chia sẻ về ý nghĩa của bộ phim, Phó Giám đốc ENV Nguyễn Phương Dung bày tỏ: “Sừng tê giác là một vật vô nghĩa nếu chúng không ở trên đầu của một cá thể tê giác còn sống. Tê giác vẫn đang bị giết hại để phục vụ nhu cầu đến từ sự thiếu hiểu biết của một số người tại Việt Nam và Trung Quốc.

Chính nhu cầu sử dụng sừng tê giác đã đẩy loài vật kì diệu này đến bờ vực của sự tuyệt chủng và làm gia tăng tội phạm. Còn chúng ta phải trả giá bằng chính sự đa dạng sinh học của hành tinh này.”

Việt Nam được biết đến là quốc gia trung chuyển và tiêu thụ sừng tê giác lớn trên thế giới. Nguyên nhân là một nhóm nhỏ những người giàu có vẫn còn niềm tin sai lầm vào tác dụng chữa bệnh của sừng tê giác.

Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sừng tê giác đã trở thành biểu tượng mà một số người ưa chuộng để “nâng tầm” đẳng cấp hoặc làm quà tặng xa xỉ. Chính nhận thức lệch lạc này đã dẫn đến nhu cầu ngày càng gia tăng với sừng tê giác tại Việt Nam.

Sau khi cá thể tê giác Java trong tự nhiên cuối cùng ở Việt Nam bị giết hại để lấy sừng vào năm 2010, nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác tăng cao tại Việt Nam đã thúc đẩy nạn săn bắn tê giác ở Châu Phi.

Tình trạng này cũng làm gia tăng hoạt động buôn bán trái phép sừng tê giác và mở đường cho hàng loạt mạng lưới tội phạm hoạt động, điển hình là đường dây của Nguyễn Mậu Chiến, “ông trùm” chuyên buôn lậu sừng tê giác và ngà voi từ châu Phi về Việt Nam.

Số lượng tê giác bị giết hại tại Nam Phi từ năm 2007 đến nay. (Ảnh: ENV cung cấp).

Số lượng tê giác bị giết hại tại Nam Phi từ năm 2007 đến nay. (Ảnh: ENV cung cấp).

Năm 2018, chỉ riêng ở Nam Phi, 769 cá thể tê giác bị giết hại - tương đương hơn 2 cá thể tê giác bị giết mỗi ngày. Theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), nếu như tình trạng săn bắt tiếp tục diễn ra với tốc độ hiện tại, tê giác sẽ tuyệt chủng vào năm 2026. Thực trạng nghiệt ngã này càng cho thấy tê giác đang trong tình trạng vô cùng nguy cấp. 

“Số phận của những cá thể tê giác còn lại nằm trong tay mỗi người chúng ta. Chúng ta cần loại bỏ những quan điểm sai lầm coi sừng tê giác như một thần dược hay biểu tượng của địa vị xã hội.

Cùng với đó, cần huy động sự tham gia của cả cộng đồng nhằm cứu tê giác và cho chúng cơ hội phục hồi trong tự nhiên”, bà Dung kêu gọi cộng đồng cùng đồng hành với ENV trong nỗ lực chấm dứt nạn thảm sát tê giác vô nghĩa này.

Hoàng Thao

Tin khác

Người anh hùng phá hơn 100 quả bom trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Người anh hùng phá hơn 100 quả bom trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Ở độ tuổi 97 nhưng cụ Cao Xuân Thọ (xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) vẫn hừng hực khí thế khi kể lại những ngày tham gia phá bom, phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.

Đời sống
Gần 80 người thương vong trong ngày đầu nghỉ lễ

Gần 80 người thương vong trong ngày đầu nghỉ lễ

(CLO) Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, toàn quốc xảy ra 60 vụ tai nạn giao thông khiến gần 80 người thương vong.

Đời sống
120 giàn pháo hoa phục vụ Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

120 giàn pháo hoa phục vụ Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

(CLO) 120 giàn pháo hoa được lực lượng chức năng thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá lắp đặt trước bờ biển đối diện sân khấu Quảng trường biển Sầm Sơn để chuẩn bị cho Lễ hội du lịch biển năm 2024.

Đời sống
Quảng Ninh: Đã tìm thấy thi thể thứ 4 trong vụ lật thuyền nan trên sông Chanh

Quảng Ninh: Đã tìm thấy thi thể thứ 4 trong vụ lật thuyền nan trên sông Chanh

(CLO) Thông tin được lãnh đạo Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên xác nhận, sau khi lực lượng chức năng địa phương này đã tìm được thi thể thứ 4 của vụ tai nạn vào hồi 8 giờ 10 phút ngày 27/4.

Đời sống
Hà Nam: Phát động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hà Nam: Phát động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(CLO) Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024.

Đời sống