“Hương thơm quê mẹ” - Triển lãm thư pháp và sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh:

Lan tỏa tinh thần văn hoá dân tộc và nếp sống tỉnh thức

Thứ năm, 15/04/2021 14:23 PM - 0 Trả lời

(CLO) Với thiền sư Thích Nhất Hạnh, viết thư pháp cũng là một môn thiền định. Những tác phẩm của thiền sư lan tỏa năng lượng của tuệ giác, tinh thần văn hoá dân tộc và nếp sống tỉnh thức. Điều ấy thể hiện rất rõ tại buổi Triển lãm Thư pháp và sách của ông vừa diễn ra tại Hà Nội.

Triển lãm có một không gian ấm cúng, tao nhã với 145 đầu sách tiếng Việt và gần 100 tác phẩm thư pháp với nhiều ngôn ngữ khác nhau của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Triển lãm có một không gian ấm cúng, tao nhã với 145 đầu sách tiếng Việt và gần 100 tác phẩm thư pháp với nhiều ngôn ngữ khác nhau của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Có được nét vẽ ấy là bởi vì trong đó có chất liệu Niệm, Định, Tuệ và Từ bi...

Chúng tôi đã có một buổi chiều ngày 14/4 thật may mắn với sự thảnh thơi tĩnh tại, nhàn hạ, cảm giác an lành, nhẹ nhõm bởi được chậm lại một chút, sống trọn từng phút giây và cảm nhận sự hiện hữu của vạn vật trong từng khoảnh khắc hiện tại. Đó là một buổi chiều được “du ngoạn” với Triển lãm thư pháp và sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh diễn ra trong không gian đặc biệt của triển lãm Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (42 Yết Kiêu, Hà Nội), từ ngày 14/4 đến hết ngày 26/4/2021 nhân dịp ra mắt cuốn sách giai phẩm thư pháp "Hương thơm quê mẹ" của Thiền sư.

Thầy Pháp Nguyện giới thiệu cuốn sách

Thầy Pháp Nguyện giới thiệu cuốn sách "Hương thơm quê mẹ" của Thiền sư.

Tại đây, mỗi người lặng yên thưởng thức, chiêm nghiệm những bức thư pháp, bước đi nhẹ nhàng, lắng lòng trong hiện tại mỗi khi tiếng chuông chánh niệm vang lên...

Thích Nhất Hạnh là một trong những thiền sư có ảnh hưởng nhất trên thế giới hiện nay, là tác giả của hàng trăm cuốn sách, trong đó, rất nhiều cuốn được xếp hạng bán chạy nhất (bestseller) như: An lạc từng bước chân, Phép lạ của sự tỉnh thức, Đường xưa mây trắng, Giận, Chúa ngàn đời, Bụt ngàn đời...

Ông là một văn nhân, một thi nhân, một học giả và cũng là một người đấu tranh cho hòa bình bằng phương pháp bất bạo động. Phương pháp thực tập chánh niệm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh nổi tiếng khắp thế giới vì thực hành đơn giản nhưng mang lại hiệu quả sâu sắc, đem đến tinh thần hòa ái, trị liệu tâm thức con người trong xã hội hiện đại nhiều áp lực, khủng hoảng.

Bước chân vào triển lãm là một không gian ấm cúng, tao nhã với 145 đầu sách tiếng Việt và gần 100 tác phẩm thư pháp với nhiều ngôn ngữ khác nhau của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Khách thưởng lãm thư pháp có thể tìm thấy đầy đủ nhất các trước tác của Thiền sư Thích Nhất Hạnh (Sư ông Làng Mai), thưởng thức Thiền ca, Thiền trà và nghệ thuật thư pháp, tham gia vào những bài thực tập thiền định… Những bức thư pháp mang thông điệp thiết thực: Breathe, you are alive (Thở, bạn đang còn sống), “The tears I shed yesterday have become rain” (Nước mắt ngày xưa nay đã thành mưa), “Be beautiful, be yourself” (Ta có là ta thì ta mới đẹp), I have arrived, I am home (Con đã về, con đã tới)…của Sư ông được nhiều người tâm đắc, thỉnh đặt trang trọng trong gia đình và cả nơi làm việc.

Thầy Pháp Nguyện - thị giả thân cận nhất của Sư ông đang chia sẻ với khách thưởng lãm về ý nghĩa của những bức thư pháp

Thầy Pháp Nguyện - thị giả thân cận nhất của Sư ông đang chia sẻ với khách thưởng lãm về ý nghĩa của những bức thư pháp

Góp mặt trong sự kiện khai mạc hôm đó là Sư cô Chân Không - đệ tử chân truyền của thiền sư Thích Nhất Hạnh và thầy Pháp Nguyện - thị giả thân cận nhất của Sư ông. Chúng tôi may mắn được Sư cô Chân Không, Thầy Pháp Nguyện và nhà báo Hoàng Anh Sướng giới thiệu về những bức thư pháp giản dị mà chứa đựng rất nhiều thông điệp, tư tưởng. Từ sự thân cận với thiền sư, thầy Pháp Nguyện thuyết minh về từng tác phẩm thư pháp tưởng như rất giản đơn nhưng lại giàu nội dung, giàu cảm xúc, giàu năng lượng tích cực. Thầy Pháp Nguyện chia sẻ: “Đối với người khác thì khi viết thư pháp có sự cố gắng trong đó làm sao để nét chữ đẹp, hoàn hảo nhưng đối với thiền sư viết thư pháp là một phương pháp thực tập chánh niệm, phương pháp trị liệu. Khi thấy Ngài viết giống như ngồi chơi, vẽ nét chữ rất thong dong, thảnh thơi. Có được nét vẽ ấy là bởi vì trong đó có chất liệu Niệm, Định, Tuệ và Từ bi...”

Rước năng lượng bình an, năng lượng yêu thương, năng lượng tự tại

Nhà báo Hoàng Anh Sướng kể lại kỷ niệm về chuyến đi dọc nước Mỹ với Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Nhà báo Hoàng Anh Sướng kể lại kỷ niệm về chuyến đi dọc nước Mỹ với Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Đây là lần đầu tiên các tác phẩm thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được trưng bày giới thiệu đến công chúng Hà Nội và không phải là một bộ sưu tập mới. Bởi trước đó, các tác phẩm thư pháp thiền trong triển lãm lần này từng gây tiếng vang lớn tại các cuộc trưng bày tại Pháp, Đức, Canada, Mỹ, Thái Lan, Đài Loan và Hồng Kông, thu hút sự quan tâm của những người mộ điệu và giới truyền thông quốc tế, được giới nghiên cứu mỹ thuật và thiền học trên thế giới quan tâm đặc biệt.

Với Thiền sư Thích Nhất Hạnh, viết thư pháp cũng là một môn thiền định. Những tác phẩm của Thiền sư lan tỏa năng lượng của tuệ giác, tinh thần văn hoá dân tộc và nếp sống tỉnh thức. Ở đó, nghệ thuật, văn hoá và nếp sống tỉnh thức hoà quyện với nhau.

Với Thiền sư Thích Nhất Hạnh, viết thư pháp cũng là một môn thiền định

Với Thiền sư Thích Nhất Hạnh, viết thư pháp cũng là một môn thiền định

Khi ngắm những bức thư pháp ấy, chúng tôi luôn nhớ đến điều Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng chia sẻ: “Trong thư pháp của tôi, có mực, trà, hít thở, chánh niệm và sự tập trung. Viết thư pháp là một môn thiền định. Tôi viết các từ hoặc câu mà có thể nhắc nhở mọi người về sự thực tập chánh niệm. Khi viết thư pháp, tôi luôn tìm cách viết như thế nào để có thể chế tác và duy trì được năng lượng niệm, định, tuệ và từ bi trong suốt thời gian viết. Khi bắt đầu vẽ một vòng tròn, tôi thở vào và vẽ nửa vòng tròn trong khi thở vào, rồi tôi thở ra và vẽ nửa vòng còn lại trong khi thở ra. Trong suốt thời gian vẽ vòng tròn, tôi cũng đồng thời ý thức rằng trong bàn tay này của tôi có bàn tay của cha, của mẹ, của ông bà tổ tiên. Vì vậy mà khi tôi vẽ vòng tròn này thì cha, mẹ, ông bà tổ tiên và cả các vị thầy tâm linh của tôi cũng đang vẽ cùng tôi. Và vì chúng tôi cùng nhau vẽ vòng tròn này nên không hề có một cái ngã riêng biệt. Do vậy, chỉ vẽ một vòng tròn thôi nhưng ta có thể có được tuệ giác về vô ngã (anatta)”.

Thích Nhất Hạnh là một trong những thiền sư có ảnh hưởng nhất trên thế giới hiện nay, là tác giả của hàng trăm cuốn sách

Thích Nhất Hạnh là một trong những thiền sư có ảnh hưởng nhất trên thế giới hiện nay, là tác giả của hàng trăm cuốn sách

Chính sức mạnh từ phương pháp thiền tập và tuệ giác đó đã làm cho nghệ thuật thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở nên đặc biệt và được nhiều người ái mộ, ngưỡng vọng trên khắp thế giới. Sự ngưỡng mộ ấy được nhà báo Hoàng Anh Sướng kể: "Nếu chúng ta có sự tỉnh thức, chúng ta sẽ có cái nhìn mọi thứ đúng, nghĩ đúng, hành động đúng và có sự an lạc hạnh phúc và thành công. Hoàng Anh Sướng rất may mắn là vào năm 2013 được đi theo chân Thiền sư Thích Nhất Hạnh đi dọc nước Mỹ và sự kiện đầu tiên tôi được dự ở Mỹ là Triển lãm thư pháp của Thầy tại một trung tâm của New York. Mặc dù diễn ra tại một trung tâm thương mại rất ồn ào nhưng khi Thiền sư và học trò của Thầy bước vào  trung tâm thương mại đó thì cả ngàn người trong đó dừng lại hết, dường như không nghe thấy tiếng động gì. Trong cuộc triển lãm đó có rất nhiều tầng lớp, doanh nhân có, chính trị gia có, văn nghệ sĩ có... rất nhiều người rước những bức thư pháp về. Người ta rước về không chỉ theo kiểu rước một nét chữ đẹp về mà là rước năng lượng bình an, năng lượng yêu thương, năng lượng tự tại chứa đựng trong bức thư Pháp đấy. Những bức thư pháp giản dị gần gũi, gợi cho chúng ta nhiều niềm an lạc"...

Xem những bức thư pháp của Sư ông, ta chỉ thấy có đời sống thôi

Nhà thơ Trần Đăng Khoa – Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam: Xem những bức thư pháp của Sư ông, ta chỉ thấy có đời sống thôi

Nhà thơ Trần Đăng Khoa – Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam: Xem những bức thư pháp của Sư ông, ta chỉ thấy có đời sống thôi

Đó là nhận định của nhà thơ Trần Đăng Khoa – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khi tham gia buổi triển lãm. Nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ: “Đây là chữ của chính Sư ông đã được chắt lọc, có khi là câu kinh, có khi là câu kệ, có khi là một sự nhận thức của Sư ông mà ở đấy đã chứa đựng rất nhiều tinh thần của đạo Phật của sự tỉnh thức. Đây là những bức thư pháp đã được rất nhiều nước trên thế giới công nhận và đánh giá cao. Sư ông là một trường hợp rất đặc biệt, đã đưa đạo Phật vào cuộc sống. Nghe những buổi thuyết pháp cũng như là ta xem những bức thư pháp của Sư ông, ta chỉ thấy có đời sống thôi. Đời sống được đúc kết được chiêm nghiệm, được phát hiện, là chân lý của đời sống, hàm chứa rất nhiều tinh thần của vạn vật. Tài của Sư ông là đã biến tất cả chúng ta, những người chiêm ngưỡng thư pháp hoặc nghe các bài thuyết giảng của Sư ông cũng trở thành Bồ Tát, để tự giải thoát cho mình, đôi khi chúng ta chỉ cần thay đổi quan niệm thì chúng ta đã thoát ra khỏi nhà tù mà chúng ta tự tạo ra. Cái đó là cái rất tài mà ta chỉ thấy ở thiền sư Thích Nhất Hạnh mà thôi".         

Lễ khai mạc được diễn ra đầy trang trọng

Lễ khai mạc được diễn ra đầy trang trọng

Đây là bộ thư pháp độc đáo do Thiền sư thực hiện bằng nhiều thứ tiếng (Anh, Pháp, Việt), lần đầu tiên được triển lãm tại Hà Nội mang tên "Hương thơm quê mẹ" nhằm mang đến công chúng thông điệp hướng về đất mẹ - quê hương Việt Nam, đồng thời tâm tình với địa cầu đã dưỡng nuôi và chở che con người. Các bức thư pháp của Thiền sư đều toát lên vẻ thanh thoát với những nét chữ thẳng, vững chãi kết hợp với những đường cong uốn lượn, tạo nên bố cục hài hòa và sống động như một điệu múa.

Giọng ca của ca sĩ Mỹ Linh trong buổi lễ

Giọng ca của ca sĩ Mỹ Linh trong buổi lễ

Sau một thời gian dài triển khai pháp môn của mình tạo ảnh hưởng trên khắp thế giới, hiện nay Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã trở về Tổ đình Từ Hiếu (Huế) để tịnh dưỡng. MC Phan Anh chia sẻ: "Đây là lần triển lãm thư pháp và sách đầu tiên tại Hà Nội, cũng nằm trong chuỗi triển lãm đầu tiên của Thầy tại Việt Nam – quê hương của Thầy nơi mà thầy luôn hướng về, nơi đã nuôi dưỡng và trao truyền cho Thầy tuệ giác tâm linh của tổ tiên. Con tin rằng, qua buổi triển lãm chúng ta sẽ thấy rõ nếp sống tinh hoa của cha ông, của dân tộc được thầy tiếp nối...”.      

Tại triển lãm lần này, công chúng sẽ tự chiêm nghiệm trước những thông điệp giản đơn mà giàu ý nghĩa, chạm tới cảm xúc của người đọc như “lắng nghe để hiểu, nhìn kỹ để thương”, "Chẳng biết rong chơi trong hiện tại. Làm người một kiếp cũng bằng không", “phép lạ là đi trên mặt đất”...

Khách tham quan triển lãm và dự khai mạc rất đông và say mê với các bài thiền ca ấn tượng

Khách tham quan triển lãm và dự khai mạc rất đông và say mê với các bài thiền ca ấn tượng

Khu vực triển lãm còn có một phòng thiền và không gian thiền trà nhỏ. Khi uống trà, con người "có mặt, ngồi yên và tiếp xúc với giây phút hiện tại". Chính giây phút ấy là sự bình yên...

Sông Mây

Tin khác

Bắc Ninh: Khai mạc trưng bày 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam, tầm vóc và thời đại'

Bắc Ninh: Khai mạc trưng bày "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam, tầm vóc và thời đại"

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), ngày 3/5, tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khai mạc trưng bày chuyên đề "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam, tầm vóc và thời đại".

Đời sống văn hóa
Nghi lễ kéo co độc đáo của người Tày (Bắc Hà)

Nghi lễ kéo co độc đáo của người Tày (Bắc Hà)

(CLO) Đối với người Tày ở huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai), ngoài vui khỏe, giải trí, trò chơi kéo co còn mang tính nghi lễ gắn với tín ngưỡng cầu mùa, cầu sinh sôi phát triển.

Đời sống văn hóa
Hồi ức lại chiến thắng Điện Biên Phủ qua triển lãm mỹ thuật độc đáo

Hồi ức lại chiến thắng Điện Biên Phủ qua triển lãm mỹ thuật độc đáo

(CLO) Sáng nay 3/5, tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VHTT&DL) tổ chức triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).

Đời sống văn hóa
Du khách thưởng lãm bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ

Du khách thưởng lãm bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng nay 3/5, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, gia đình cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại (1920-1992) phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Bảo tàng phụ nữ Việt Nam tổ chức Triển lãm ảnh “Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Hơn 60 đội tham gia Giải Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2024

Hơn 60 đội tham gia Giải Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2024

(CLO) Giải Đua ghe Ngo năm 2024 được tổ chức với quy mô vùng, quy tụ từ 60 đến 65 đội trong và ngoài tỉnh tham gia tranh tài.

Đời sống văn hóa