Lắng đọng chương trình nghệ thuật đặc biệt “Tự hào Tổ quốc – Mẹ Việt Nam” năm 2019

Chủ nhật, 11/08/2019 10:38 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tối 10/8/2019, tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ, Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Tự hào Tổ quốc – Mẹ Việt Nam” năm 2019. Chương trình là bản hùng ca hòa quyện tinh thần Phật giáo, tri ân các Anh hùng Liệt sỹ và cha mẹ giữa mùa Vu lan.

Chương trình “Tự hào Tổ quốc – Mẹ Việt Nam” năm 2019 là “bản hợp xướng” với tâm nguyện đem tinh hoa đạo Phật, giá trị đạo đức truyền thống, những thông điệp nhân bản, ý nghĩa vào cuộc sống thường nhật bằng nghệ thuật và âm nhạc.

Chương trình là “bản hợp xướng” với tâm nguyện đem tinh hoa đạo Phật, giá trị đạo đức truyền thống, những thông điệp nhân bản, ý nghĩa vào cuộc sống thường nhật bằng nghệ thuật và âm nhạc. Nguồn: GHPGVN

Chương trình là “bản hợp xướng” với tâm nguyện đem tinh hoa đạo Phật, giá trị đạo đức truyền thống, những thông điệp nhân bản, ý nghĩa vào cuộc sống thường nhật bằng nghệ thuật và âm nhạc. Nguồn: GHPGVN

Phát biểu khai mạc chương trình, Hòa thượng, TS. Thích Gia Quang - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam; Cố vấn chương trình chia sẻ: Chương trình “Tự hào Tổ quốc - Mẹ Việt Nam” 2019 nhằm khơi gợi và phát huy đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân, báo ân với các bậc tiền bối hữu công, các Anh hùng Liệt sỹ, ngợi ca  tinh thần bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam. Bởi một xã hội thanh bình, một quốc gia hùng cường, một thế giới an lạc phải bắt đầu từ những con người tốt, biết tôn trọng giá trị và thực hành đạo đức và thực hành Hiếu Đạo.

Hòa thượng Thích Gia Quang - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam; Cố vấn chương trình, phát biểu khai mạc. Nguồn: GHPGVN

Hòa thượng Thích Gia Quang - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam; Cố vấn chương trình, phát biểu khai mạc. Nguồn: GHPGVN

Trong kinh Đức Phật nói: Thiện cùng cực không gì hơn hiếu, ác cùng cực không gì hơn bất hiếu từ ngàn xưa tới nay, hiếu đạo được xem như khuôn vàng thước ngọc để khẳng định giá trị đạo đức con người. Như quý vị đã biết, đạo Phật du nhập vào nước ta hơn 2000 năm, Phật giáo đã góp phần không nhỏ vào việc củng cố đạo lý uống nước nhớ nguồn nếp sống nhớ ơn, đền ơn đáp nghĩa của dân tộc Việt Nam, đức đại hiếu Mục Kiền Liên tôn giả, một vị thánh tăng, đại đệ tử của Đức Phật, có lòng chí hiếu với mẹ, đã lan toả sự rung cảm thấu tận chín tầng trời, từ sự tích đó, trong kinh sách đã bắt đầu có truyền thống vu lan báo hiếu ra đời bổ sung cho vườn hoa Phật giáo những giá trị đạo đức cao cả”, Hòa thượng, TS. Thích Gia Quang cho biết.

Cứ mỗi độ thu về, tiếng chuông chùa ngân vang, khói tỏa hương trầm, báo hiệu mùa Vu Lan đã về từ trong tâm thức mỗi người con Việt. Nguồn: GHPGVN

Cứ mỗi độ thu về, tiếng chuông chùa ngân vang, khói tỏa hương trầm, báo hiệu mùa Vu Lan đã về từ trong tâm thức mỗi người con Việt. Nguồn: GHPGVN

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam bày tỏ: Cứ mỗi độ thu về, tiếng chuông chùa ngân vang, khói tỏa hương trầm, báo hiệu mùa Vu Lan đã về từ trong tâm thức mỗi người con Việt. Ngày Vu Lan, mỗi người trong chúng ta lại sống dậy hơn bao giờ hết, những niềm thao thức ân tình, những dòng cảm niệm ân đức, nhắc nhở mọi người đáp đền... Những ân đức đó góp phần xây dựng đạo đức gia đình, đạo đức xã hội, giúp xã hội phát triển, hài hoà và tốt đẹp, giữa vật chất và tinh thần.

Lễ Vu Lan là một lễ hội tình người, không chỉ có ý nghĩa đối với hàng tứ chúng con Phật mà còn đối với toàn thể nhân loại nói chung bây giờ và mãi mãi về sau.

Chương trình là bản hùng ca hòa quyện tinh thần Phật giáo, tri ân các Anh hùng Liệt sỹ và cha mẹ giữa mùa Vu Lan. Nguồn: GHPGVN

Chương trình là bản hùng ca hòa quyện tinh thần Phật giáo, tri ân các Anh hùng Liệt sỹ và cha mẹ giữa mùa Vu Lan. Nguồn: GHPGVN

Sự ra đi mãi mãi của các Anh hùng Liệt sỹ đã giúp cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau hiểu rằng: chữ hiếu có nhân, cá nhân đôi khi lặng lẽ để lại phía sau để báo đáp thâm ân với tổ quốc dân tộc và với chúng sinh vạn loài. Sống trong tinh thần tri ân, báo ân của nhà Phật, quốc gia xã hội tri ân, chúng ta hiểu được sự hy sinh thầm lặng của các mẹ Việt Nam anh hùng đã góp phần mang lại cho chúng ta trong cuộc sống hôm nay, là một trong tứ ân mà chúng ta không thể không báo đáp.

Hòa thượng Thích Gia Quang trao quà tới các Mẹ Việt Nam Anh hùng. Nguồn: GHPGVN

Hòa thượng Thích Gia Quang trao quà tới các Mẹ Việt Nam Anh hùng. Nguồn: GHPGVN

Chương trình “Tự hào Tổ quốc – Mẹ Việt Nam năm 2019” cũng là tiếng chuông tri ân, tưởng nhớ công ơn của chư Phật; công đức cao dày của các bậc tiền bối hữu công; tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài của Dân tộc, danh nhân văn hóa. Đặc biệt mãi ghi công các Anh hùng liệt sỹ đã vị quốc vong thân, tưởng nhớ công ơn sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ hiện tiền cũng như cha – mẹ trong nhiều đời nhiều kiếp đã nuôi nấng chúng ta nên người.

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói VN Nguyễn Thế Kỷ và Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN cùng trao quà cho các gia đình, thân nhân liệt sỹ, người có công với cách mạng. Nguồn: GHPGVN

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói VN Nguyễn Thế Kỷ và Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN cùng trao quà cho các gia đình, thân nhân liệt sỹ, người có công với cách mạng. Nguồn: GHPGVN

Chương trình gồm nhiều tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Phật giáo, thể hiện tinh thần gắn bó giữa Ðạo với Ðời.  Đó là những bản hùng ca từng đi cùng năm tháng như: Tiến lên Việt Nam, Mẹ và Tổ quốc, Đất nước lời ru, Tổ quốc… đan xen Sóng nhịp chuông chùa như bản hòa ca giữa đạo và đời; những ca khúc về mẹ như Bông hồng cài áo, Mẹ ơi… được thể hiện qua giọng ca của các nghệ sĩ nổi tiếng như: Hồ Quỳnh Hương, Vũ Thắng Lợi, Quách Phú Thành, Hoa khôi Sao mai Phạm Thùy Dung, Sao mai Hoàng Hồng Ngọc, Quách Tuấn Du, Đoàn Ca Múa Quân Đội...

Nhân dịp này, Ban tổ chức đã tổ chức lễ nguyện Cầu quốc thái dân an tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang vào ngày 6 - 7/7/2019 và tại chùa Trúc lâm Tà Lùng, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng ngày 21 - 22/7/2019 nhân dịp kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh Liệt sỹ và tưởng niệm 40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.

Bên cạnh đó, đã tổ chức các hoạt động ý nghĩa cũng nhằm hướng tới tháng tri ân - mùa Vu Lan như tổ chức Đại lễ cầu siêu tưởng niệm anh linh Anh hùng Liệt sỹ tại chùa Trúc lâm Tà Lùng; Đại lễ cầu siêu Anh hùng Liệt sỹ, đồng bào tử nạn, cầu quốc thái dân an tại Vị Xuyên, Hà Giang.

Chương trình gồm nhiều tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Phật giáo, thể hiện tinh thần gắn bó giữa Ðạo với Ðời. Nguồn: GHPGVN

Chương trình gồm nhiều tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Phật giáo, thể hiện tinh thần gắn bó giữa Ðạo với Ðời. Nguồn: GHPGVN

Thông qua chương trình “Tự hào Tổ quốc – Mẹ Việt Nam” năm 2019, Ban Tổ chức và các nhà tài trợ đã trao 450 suất quà, 50 sổ tiết kiệm cho 450 gia đình liệt sỹ, thương binh và Mẹ Việt Nam Anh hùng tại các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Thái Bình, Nghệ An với tổng số tiền hơn 800 triệu đồng; xây nhà tình thương và tặng quà cho các gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Sẽ xây nhà tình thương và tặng quà trị giá 80 triệu đồng cho gia đình em Vũ Huy Thiệp bị mù bẩm sinh, gia đình sống ở bìa rừng tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.

Với những nội dung và hoạt động ý nghĩa đó, chương trình còn như là một sợi dây cảm xúc của sự tri ân và lòng thành kính thể hiện lòng biết ơn, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt đối với hào khí ngàn năm linh thiêng.

P.V

Tin khác

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa
Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

( CLO) Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào giai đoạn then chốt, Trung ương Đảng quyết tâm giành toàn thắng, đã động viên quân dân toàn quốc cùng nỗ lực hết sức để hỗ trợ cho các chiến sĩ, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho đồng đội trên tiền tuyến và phối hợp chiến đấu với chiến trường Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa