"Làng nghề, phố nghề" - Bức tranh sống động về cuộc sống của Thủ đô

Thứ sáu, 15/03/2019 13:07 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng ngày 15/3, trong khuôn khổ Hội báo toàn quốc 2019 đã diễn ra cuộc triển lãm ảnh "Hà Nội trong tôi lần thứ 13– năm 2018" với chủ đề "Làng nghề, phố nghề". Những sắc màu chân thực, sống động về cuộc sống, sinh hoạt ở các làng nghề, phố nghề của Thủ đô đã được thể hiện trong từng tác phẩm.

Trong khuôn khổ Hội báo toàn quốc năm 2019, Báo Kinh tế và Đô thị cùng Câu lạc bộ Nhiếp ảnh người cao tuổi Hà Nội và Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi lần thứ 13– năm 2018” với chủ đề “Làng nghề, phố nghề”.

Quang cảnh triển lãm ảnh

Quang cảnh triển lãm ảnh "Làng nghề, phố nghề"

Triển lãm giới thiệu tới công chúng 80 bức ảnh chân thực, sinh động, ghi lại chân dung các nghệ nhân, cuộc sống lao động sản xuất và sinh hoạt đời thường ở các làng nghề, phố nghề của Hà Nội.

1cb0a608c64e2f10765f

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Thủ đô Hà Nội hiện là địa phương có nhiều làng nghề nhất cả nước, với khoảng 1.350 làng có nghề, trong đó có 272 làng được công nhận là làng nghề, 198 làng nghề truyền thống. Nhờ bàn tay khéo léo, các nghệ nhân đã tạo ra những sản phẩm làng nghề, phố nghề đa dạng mẫu mã, phong phú về chủng loại như: Mây tre đan, gốm sứ, đồ gỗ mỹ nghệ, sơn mài khảm trai, đặc sản ẩm thực… Những sản phẩm này không những tiêu thụ mạnh trong nước mà còn được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.

2614fb0f9d4974172d58

Đặc biệt, những người thợ thủ công khi về kinh thành đã đem theo nghề truyền thống ở quê hương, không ngừng gìn giữ, sáng tạo để sản phẩm ngày càng độc đáo, tinh xảo, phong phú, đa dạng hơn; đồng thời, góp phần kết nối giữa các phố ở kinh thành và các làng nghề – nơi chốn của các nghệ nhân.

7becc254a2124b4c1203

Những tên phố Hàng trong khu phố cổ ngày nay đã trở thành nét đặc sắc của văn hóa làng nghề Hà Nội, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế khi khám phá Thủ đô.

Triển lãm triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi lần thứ 13– năm 2018” với chủ đề “Làng nghề, phố nghề” được chia làm 3 chủ đề chính: “Phố nghề”, “Nghề thủ công mỹ nghệ” và “Nghề ẩm thực”.

Công chúng đến tham quan Triển lãm

Công chúng đến tham quan Triển lãm "Làng nghề, phố nghề'.

Chia sẻ về triển lãm, ông Nguyễn Minh Đức, Tổng Biên tập báo Kinh tế và Đô thị khẳng định: 80 khuôn hình là những sắc màu chân thực, sống động về cuộc sống, sinh hoạt ở các làng nghề, phố nghề của Thủ đô. Qua đó, giới thiệu, quảng bá tới người dân, du khách trong nước và quốc tế những nét tinh hoa, văn hóa làng nghề, phố nghề của Thủ đô Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung. 

Nguyệt Hồ

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa