“Làng YouTube” của Indonesia mang lại hy vọng cho các ngôi sao địa phương

Chủ nhật, 22/08/2021 17:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Indonesia gần đây xôn xao trước sự xuất hiện của những ngôi sao YouTube cấp làng xã. Những đoạn video lan truyền về các cách sửa chữa tại nhà đang mang lại một nguồn sống mới cho những người dân ít được đào tạo và trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành.

Anh Siswanto đang quay video. Ảnh: AFP

Anh Siswanto đang quay video. Ảnh: AFP

Bài liên quan

Anh Siswanto là một thợ cơ khí kém may mắn cho đến khi sự xoay chuyển không thể ngờ khi các video trên internet đã biến những người hàng xóm của anh thành những ngôi sao trên mạng và đưa cộng đồng nông dân nghèo trở thành "Làng YouTube" của Indonesia.

Câu chuyện bắt đầu cách đây 4 năm khi anh phải vật lộn để duy trì hoạt động kinh doanh cửa hàng sửa chữa ô tô của mình ở Kasegeran, một thị trấn hẻo lánh ở Java. Anh đang thiếu tiền mặt và khao khát có thêm thu nhập để nuôi gia đình, nhưng công việc phụ nhặt rác và trồng đậu tương không đủ để trả các hóa đơn.

Cuối cùng, anh đã thử xuất bản các video hài ngắn trên mạng sau khi xem một chương trình truyền hình về một người có ảnh hưởng ở Indonesia, người đã kiếm được nhiều tiền nhờ các video trực tuyến. "Nhưng không ai xem cả nên tôi dừng lại", người đàn ông 38 tuổi cho hay.

Anh ta quyết định rằng đó không phải là "cách để kiếm sống" của mình cho đến khi, một ngày, anh đang vật lộn để sửa chiếc xe máy đắt tiền của một khách hàng và quay video trực tuyến để được giúp đỡ.

"Ngay cả khi là một thợ cơ khí, tôi cũng không thể hiểu được chúng", anh nói với AFP. "Chúng quá phức tạp". Bỗng nhiên anh nảy ra một ý định. Anh quyết định tạo các video sửa lỗi dễ làm theo cách của riêng mình.

Cầm lấy chiếc điện thoại di động mà anh phải dùng chung với người vợ đang mang thai của mình, người thợ này bắt đầu quay phim không ngừng. "Tôi run và nói những thứ vô nghĩa", anh ấy nói về những video đầu tiên của mình. Nhưng sau vài năm, anh Siswanto đã xây dựng được hơn hai triệu người đăng ký trên YouTube.

Anh có một lịch trình bận rộn với một nhóm chỉnh sửa nhỏ, tung ra các video quay cảnh anh ấy sửa xe đạp hoặc những chuyến đi câu bình dị tại một con sông địa phương.

Công việc này có thể kiếm cho gia đình anh tới 150 triệu rupiah (10.000 USD) mỗi tháng, nhưng chưa từng được làng của anh để ý. Có tin đồn rằng anh đang buôn bán ma thuật đen, và một số bậc cha mẹ đã cấm con cái của họ tới cửa hàng của anh vì sợ chúng bị ám.

Anh Siswanto nói: “Vì vậy, tôi đã có một buổi ngồi với cả làng và giải thích rằng tôi có công việc kinh doanh này có tên là YouTube. Hầu hết trong số họ chưa bao giờ nghe nói về nó".

Anh ấy đã cung cấp các bài học miễn phí để chứng minh câu chuyện của mình và hiện ít nhất 30 người khác ở Kasegeran đã xây dựng kênh của riêng họ, một số có hàng trăm nghìn người xem.

Trong số đó có Tirwan, một người bán đồ ăn nhanh 45 tuổi, người từng kiếm được 50.000 rupiah (tương đương 3,50 USD) một ngày với những chiếc bánh bao bột bán rong có tên là cilok.

Những ngày này, anh tự quay phim khoe tài nấu ăn của mình hoặc săn lùng những hồn ma ở nghĩa địa, một thành công lớn ở quần đảo Đông Nam Á, nơi phổ biến tín ngưỡng siêu nhiên.

"Tôi sợ hãi khi đến nghĩa trang ngay cả vào ban ngày, chứ đừng nói đến ban đêm", anh Tirwan nói khi nhớ lại quãng thời gian đầu tiên làm video.

"Đó không phải là giấc mơ hoang đường"

Số tiền kiếm được đã giúp Kasegeran có kết nối Internet nhanh hơn, giúp trẻ em tham gia các lớp học trực tuyến sau khi Indonesia đóng cửa các trường học để chống lại đại dịch COVID-19. Đây cũng là niềm tự hào của địa phương.

"Kasegeran là ngôi làng nghèo nhất trong toàn huyện, nhưng bây giờ chúng tôi có thể cạnh tranh với các làng khác", người đứng đầu cộng đồng với tên Saifuddin nói với AFP.

"Đó cũng là nguồn cảm hứng cho những người trẻ tuổi. Họ không sử dụng điện thoại vào những việc vô bổ nữa. Họ có thể kiếm tiền từ chúng", ông nói thêm.

Các anh hùng "cây nhà lá vườn" của Kasegeran nói rằng không có phép thuật nào đối với thành công của họ. Anh Siswanto nói: “Đó không phải là một giấc mơ hoang đường miễn là bạn sẵn sàng học hỏi và làm việc chăm chỉ. Và bạn phải nhất quán".

Những câu chuyện như của Siswanto và của "làng YouTube" đang trở thành hiện tượng tại Indonesia và được xem là niềm cảm hứng cho những người nông dân, những người lao động có thể tận dụng nền tảng công nghệ để kiếm thu nhập từ những điều hết sức giản dị trong cuộc sống. 

Hoàng Nam

Bình Luận

Tin khác

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo
Nam Định hưởng ứng Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng

Nam Định hưởng ứng Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng

(CLO) Ngày 26/4, Ban Chỉ đạo Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX - năm 2024 tỉnh tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024.

Nghề báo
Nhà báo Phùng Công Sưởng được phân công làm Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Tiền Phong

Nhà báo Phùng Công Sưởng được phân công làm Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Tiền Phong

(CLO) Theo quyết định của T.Ư Đoàn, nhà báo Lê Xuân Sơn - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong - sẽ nghỉ hưu từ ngày 1/5/2024; Nhà báo Phùng Công Sưởng - Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong - sẽ phụ trách Báo Tiền Phong từ ngày 1/5/2024 cho đến khi kiện toàn chức danh Tổng Biên tập.

Nghề báo
Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

(CLO) Chiều ngày 25/4, nhằm Triển khai Kế hoạch công tác năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024.

Nghề báo