Đại hội đồng cổ đông 2021:

Lãnh đạo Masan nói gì về việc mua VinCommerce với khoản lỗ 100 triệu USD?

Thứ năm, 01/04/2021 19:37 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 1/4, Tập đoàn Masan (HOSE MSN) và 2 thành viên gồm Masan Consumer (MCH) và Masan MEATLife (MML) tổ chức Đại hội đồng cổ đông 2021. Tại Đại hội này, ông Nguyễn Đăng Quang đã trả lời cổ đông nhiều vấn đề, trong đó có việc mua VinCommerce với khoản lỗ 100 triệu USD.

Đại hội đồng cổ đông Masan Group năm 2021.

Đại hội đồng cổ đông Masan Group năm 2021.

Tại Đại hội, ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Masan Group cho biết, việc mở rộng sang lĩnh vực bán lẻ hiện đại đã gia tăng khả năng tiếp cận thị trường của Masan từ mức chỉ chiếm 1% ngân sách tiêu dùng lên mức gần 25%. Kế hoạch 5 năm tới của Masan là xây dựng một mô hình hiệu quả để phục vụ 30-50 triệu người tiêu dùng và tạo nên chuỗi giá trị to lớn.

“Điều này đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ tiết kiệm được từ 5-10% cho các hàng hóa thiết yếu; nhà sản xuất và nông dân sẽ gia tăng lợi nhuận từ 5-10%; đối tác nhượng quyền bán lẻ sẽ gia tăng lợi nhuận từ 5-10% so với hoạt động hiện tại của họ”, Chủ tịch Masan nhấn mạnh.

Phân trần về việc mua VinCommerce với khoản lỗ 100 triệu USD, ông Quang cho biết, "Đôi khi lùi một bước là cần thiết để tạo đà cho cú nhảy vọt" bởi mục tiêu khi tiếp nhận VinCommerce là đưa EBITDA (thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao) hòa vốn trong một năm. Tuy nhiên, "lý thuyết rất đơn giản nhưng triển khai trên thực tế là điều không dễ dàng".

Masan quyết liệt đóng cửa hơn 700 siêu thị mini VinMart+ để tái cấu trúc chuỗi cung ứng, đặc biệt, đặt trọng tâm vào người dùng thay vì thúc đẩy doanh số... Chủ tịch Masan Group giải thích.

Với vai trò là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan - ông Danny Le thông tin về kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo đó, lộ trình chiến lược xây dựng nền tảng Point of Life (POL), góp phần gia tăng lợi ích cho cả người tiêu dùng, nhà sản xuất và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Với việc hiện đại hóa kênh bán lẻ truyền thống, đẩy mạnh thương mại tích hợp từ offline đến online (O2O) giữa bán lẻ hiện đại và các nền tảng thương mại điện tử, đồng thời thúc đẩy các dịch vụ tài chính trên khắp Việt Nam. Masan đặt mục tiêu phục vụ 30 - 50 triệu người tiêu dùng trên một nền tảng “tất cả trong một” (one-stop shop) nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thiết yếu hàng ngày.

Thắng lợi trong năm 2020 là Masan đã thành lập Công ty Cổ phần The CrownX, nền tảng tiêu dùng bán lẻ tích hợp hàng đầu, nắm giữ lợi ích của Masan tại MasanConsumerHoldings (MCH) và VinCommerce (VCM).

Trong đó, MCH là một trong những công ty hàng tiêu dùng có thương hiệu lớn nhất Việt Nam, tập trung vào xây dựng thương hiệu mạnh và phát triển sản phẩm mới. Còn VCM là hệ thống bán lẻ hiện đại có quy mô toàn quốc, dẫn đầu về số lượng điểm bán tại Việt Nam.

Ngoài ra, việc mua lại VinCommerce của Tập đoàn Vingroup đã mang lại sức mạnh hiệp lực đáng kể với MML. Hiện , các sản phẩm MEATDeli hiện đã có mặt tại hơn 1.200 cửa hàng VinMart+…

Trên nền tảng này, The CrownX đặt mục tiêu đạt doanh thu thuần 8 tỷ USD vào năm 2025, trong đó, MCH đóng góp 3 tỷ USD và VCM đóng góp 5 tỷ USD. The CrownX hướng đến sở hữu 25 thương hiệu tiêu dùng hàng đầu, phục vụ 30 – 50 triệu khách hàng thân thiết, 10% doanh thu đến từ kênh online.

Về kết quả kinh doanh năm 2020, doanh thu thuần hợp nhất của Masan Group đạt 77.218 tỷ đồng, tăng 106,7%  so với mức 37.354 tỷ đồng trong năm 2019, lợi nhuận thuần phân bổ cho đạt 1.234 tỷ đồng.

Trong đó, MCH đánh dấu cột mốc quan trọng là doanh thu thuần lần đầu tiên đạt mức 1 tỷ USD vào năm 2020, doanh thu thuần và EBITDA tăng trưởng lần lượt 27,2% và 22,4% so với năm 2019. Doanh thu thuần năm 2020 của MML 16.119 tỷ đồng tăng 16,8% so với năm 2019, biên EBITDA đạt mức 11.7%.

Đối với kế hoạch năm 2021, Masan Group đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt từ 92.000 đến 102.000 tỷ đồng (tăng trưởng từ 19% đến 32% so với năm 2020), lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông của công ty đạt từ 2.500 đến 4.000 tỷ đồng (tăng trưởng 103% đến 224% so với năm 2020). Biên EBITDA và lợi nhuận ròng được kỳ vọng lần lượt đạt mức từ 15-20% từ 3-5% nhờ vào biên EBITDA dương của VCM và cải thiện biên EBITDA của mảng kinh doanh thịt  trong năm 2021. 

Khánh Linh

Tin khác

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Tuyên bố cuối tuần qua, quan chức an ninh cấp cao Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể đáp trả hành động Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng ở phương Tây của nước này bằng cách tịch thu tài sản của công dân và các nhà đầu tư Mỹ ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp