Lao động trẻ em chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp

Thứ sáu, 02/12/2016 07:51 AM - 0 Trả lời

Cả nước hiện có khoảng 1,75 triệu lao động trẻ em đang phải làm việc nặng nhọc hoặc làm việc trong điều kiện có hại cho sức khỏe. Trong đó, trẻ em chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp với 67%, còn lại ngành dịch vụ chiếm 16,6% và công nghiệp - xây dựng chiếm 15,8%.

(CLO) Cả nước hiện có khoảng 1,75 triệu lao động trẻ em đang phải làm việc nặng nhọc hoặc làm việc trong điều kiện có hại cho sức khỏe. Trong đó, trẻ em chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp với 67%, còn lại ngành dịch vụ chiếm 16,6% và công nghiệp - xây dựng chiếm 15,8%.

Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo: "Hướng dẫn phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016- 2020" do Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) phối hợp với Tổ chức Lao động thế giới (ILO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức.

[caption id="attachment_136352" align="aligncenter" width="600"]Phần lớn lao động trẻ em tại Việt Nam sống ở khu vực nông thôn và làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. (Ảnh:TTXVN) Phần lớn lao động trẻ em tại Việt Nam sống ở khu vực nông thôn và làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. (Ảnh:TTXVN)[/caption]

Tại hội thảo, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Bảo vệ - chăm sóc trẻ em (Bộ LĐTB&XH) cho biết, hiện nay cả nước đang có khoảng 1,75 triệu lao động trẻ em và người chưa thành niên (từ 5- 17 tuổi) đang phải làm việc nặng nhọc hoặc làm việc trong những điều kiện có hại cho sức khỏe. Con số này tương ứng với gần 10% số trẻ từ 5 - 17 tuổi trên toàn quốc. Trong đó, có tới 85% trẻ em sinh sống ở khu vực nông thôn và 15% sống ở khu vực thành thị.

Lao động trẻ em tập trung chủ yếu ở 3 ngành nghề: nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp - xây dựng. Trong đó, nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất, gần 1,18 triệu em (chiếm 67%). Trẻ em có nguy cơ làm trong các nghề bị cấm sử dụng lao động chưa thành niên hoặc điều kiện lao động độc hại là 1,3 triệu em (chiếm 75% LĐTE). Thời gian làm việc bình quân của các em 42 giờ/tuần.

Điều đáng buồn là tỷ lệ trẻ em bị thất học vẫn còn rất cao. Cụ thể, trong số trẻ em được khảo sát, có tới 52% trẻ đã từng đi học; 45,2% đang đi học và 2,8% chưa bao giờ được cắp sách đến trường. Đáng lo ngại là trẻ em có nguy cơ làm trong các nghề bị cấm sử dụng lao động, hoặc điều kiện lao động có hại là khoảng 1,3 triệu (chiếm 75% lao động trẻ em và 7,2 trẻ em từ 5 - 7 tuổi).

Đáng chú ý, lao động trẻ em được trả hết sức rẻ mạt và đang từng ngày buộc phải đối mặt với nguy cơ bị bóc lột sức lao động thậm tệ. Thời gian làm việc của các emcó khi bị chủ sử dụng ép buộc từ 11 - 12 tiếng, thậm chí lên tới 16 tiếng/ngày. Đối với những lao động trẻ em phục vụ tại các quán ăn, số tiền lương ở mức cao cũng chỉ từ 1,8 - 2 triệu đồng/tháng, nhiều em còn không được trả lương.

Ông Đặng Hoa Nam cho rằng, khó khăn lớn nhất hiện nay chính là nhận thức của gia đình các em còn hạn chế, chính vì vậy, nhiều bố mẹ vẫn cho rằng con làm việc không phải là lao động trẻ em, không bị cấm mà chỉ là một hình thức chia sẻ công việc với gia đình.

Trước thực trạng trên, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Hồng Lan cho rằng, các quy định luật pháp, các chương trình bảo vệ trẻ em rất quan trọng và cần thiết, nhưng vấn đề cần thực hiện ngay là nâng cao năng lực thực thi luật pháp, là việc thực hiện có hiệu quả chương trình, là sự tham gia tích cực của tất cả các đối tác trong xã hội, gia đình, cộng đồng, doanh nghiệp, công đoàn, các tổ chức xã hội đối với việc phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em.

Theo bà Lan, đói nghèo được xem là nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế và từ đó dẫn đến nguy cơ lao động trẻ em. Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm liên quan đến lao động trẻ em, đặc biệt trong khu vực kinh tế phi chính thức còn nhiều bất cập; chưa phổ biến được đầy đủ đến các địa phương khái niệm và cách xác định lao động trẻ em.

Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016-2020 là nền tảng để thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo vệ trẻ em. Một số mô hình hỗ trợ, can thiệp để giảm thiểu lao động trẻ em sẽ được thí điểm triển khai để tập huấn kỹ năng sống, trang bị cho trẻ em những kỹ năng tự bảo vệ bản thân, trợ giúp gia đình có trẻ em tham gia lao động trái quy định của pháp luật, hỗ trợ người sử dụng lao động tại các làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh cải thiện điều kiện làm việc, tạo việc làm phù hợp với độ tuổi của trẻ em.

Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra cũng được tăng cường để xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng lao động trẻ em trái quy định của pháp luật, kết hợp với các hoạt động truyền thông, giáo dục về phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng lam dụng lao động trẻ em.

T.Tân

Tin khác

Hải Dương: Tát nữ sinh lớp 7, thanh niên bị xử phạt 8 triệu đồng

Hải Dương: Tát nữ sinh lớp 7, thanh niên bị xử phạt 8 triệu đồng

(CLO) Sáng 3/5, Công an TP Hải Dương xác nhận, đơn vị vừa ra quyết định xử phạt hành chính nam thanh niên ở xã An Thượng, TP. Hải Dương do tát nữ sinh nhiều lần vào vùng mặt và đầu.

Đời sống
Dự báo thời tiết ngày 3/5/: Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết ngày 3/5/: Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng văn quốc gia: Dự báo thời tiết 3/5/2024, Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa tập trung vào chiều tối và tối). Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đời sống
Ninh Bình: Tuyên truyền lưu động hưởng ứng 'Tháng hành động vì an toàn thực phẩm' năm 2024

Ninh Bình: Tuyên truyền lưu động hưởng ứng "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2024

(CLO) Ngày 2/5, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Ninh Bình tổ chức tuyên truyền lưu động hưởng ứng "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2024 tại một số địa phương trong tỉnh.

Đời sống
Công an tỉnh Hà Nam khuyến cáo phòng, chống đuối nước khi hè về

Công an tỉnh Hà Nam khuyến cáo phòng, chống đuối nước khi hè về

(CLO) Để chủ động các biện pháp phòng, tránh đuối nước cho trẻ em, đặc biệt trong dịp hè, Công an tỉnh Hà Nam khuyến cáo cần bố trí các biển cảnh báo, biển cấm và các giải pháp để bảo đảm an toàn; gia đình và nhà trường tổ chức các lớp hướng dẫn kỹ năng bơi cho trẻ em,...

Đời sống
Khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa đá ở huyện miền núi Nghệ An

Khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa đá ở huyện miền núi Nghệ An

(CLO) Việc khắc phục, sửa chữa nhà bị hư hỏng do trận mưa đá kéo dài đã được lực lượng chức năng và người dân địa phương ở huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An) hoàn tất, các hộ bị thiệt hại trở lại nhịp sống bình thường, yên tâm lao động sản xuất.

Đời sống