Lễ Độc lập và "cuộc khai sinh bằng miệng" của Đài Tiếng nói Việt Nam

Thứ bảy, 02/09/2017 10:30 AM - 0 Trả lời

Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) từ giây phút phát chương trình đầu tiên đến nay là chặng đường lịch sử dài lâu đồng hành cùng dân tộc. Đài đã là cơ quan báo chí đầu tiên truyền đi rộng khắp những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Trong đó, sự kiện trọng đại đầu tiên là buổi tường thuật phát thanh truyền đi lời Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, ngày 2/9/1945.

(NB&CL) Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) từ giây phút phát chương trình đầu tiên đến nay là chặng đường lịch sử dài lâu đồng hành cùng dân tộc. Đài đã là cơ quan báo chí đầu tiên truyền đi rộng khắp những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Trong đó, sự kiện trọng đại đầu tiên là buổi tường thuật phát thanh truyền đi lời Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, ngày 2/9/1945.

Theo thông báo của ban tổ chức buổi Lễ độc lập ngày 2/9/1945, đúng 14g chiều hôm ấy, tại quảng trường Ba Đình ở Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đài TNVN (lúc đó đặt tại Bạch Mai nên còn gọi là Đài Bạch Mai) sẽ trực tiếp truyền thanh buổi lễ ở Hà Nội.

Trước khi nói về buổi tường thuật phát thanh đặc biệt này, thiết nghĩ cũng nên nhìn lại về một chút lịch sử ban đầu của Đài TNVN thời điểm năm 1945. Theo tư liệu của Đài TNVN, cách mạng Tháng Tám thành công trong nước. Trên đường từ Tân Trào, Tuyên Quang về Hà Nội. Hồ Chí Minh – Chủ tịch Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, Chủ tịch chính phủ lâm thời đã chỉ thị cho Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Trần Huy Liệu – Bộ trưởng Bộ thông tin truyền thông phục vụ cách mạng, đặc biệt gấp rút thành lập một Đài Phát thanh Quốc gia. Ông Xuân Thủy, Ủy viên Ủy ban Cách mạng lâm thời Bắc Bộ được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện.

Sáng 22/8/1945, ông Xuân Thủy tổ chức cuộc họp tại số 4, Phố Đinh Lễ, Hà Nội (bên cạnh Bắc Bộ phủ) để truyền đạt ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc thành lập Đài Phát thanh Quốc gia. Tại cuộc họp này ông Trần Kim Xuyến được giao nhiệm vụ tổ chức bộ máy Sở tuyên truyền Bắc Bộ, ông Trần Lâm lo thành lập Đài Phát thanh Quốc gia, trực thuộc Bộ Thông tin tuyên truyền.

Lúc này ở Hà Nội chưa có đài hoặc trạm phát sóng phát thanh. Sở Vô tuyến điện viễn thông Hà Nội quản lý đài phát sóng vô tuyến điện Bạch Mai ở số 128C Đại La. Đây là trung tâm phát sóng, liên lạc bằng tín hiệu moocxo với Sài Gòn, Pari và điện thoại đường dài Hà Nội – Sài Gòn.

[caption id="attachment_180943" align="aligncenter" width="600"]Báo Công luận Đồng chí Trần Lâm và Thanh Ngân (Đài Tiếng nói Việt Nam) đọc trước máy ở phòng bá âm sau Nhà Hát lớn, tháng 9/1945). Nguồn: Sách 50 năm Hội Nhà báo Việt Nam.[/caption]

Sau khi giành chính quyền, Bộ Quốc phòng đã quản lý Sở Vô tuyến điện – viễn thông, bao gồm cả đài Bạch Mai và trung tâm thụ tín ở số 4 Phạm Ngũ Lão. Từ trung tâm thụ tín đến Bạch Mai có đường dây cáp ngầm để truyền dẫn tín hiệu. Trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật này, ông Trần Kim Xuyến cùng kỹ sư Nguyễn Văn Tình, lãnh đạo Sở Vô tuyến điện cũ và ông Nguyễn Cung, một kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm, trực tiếp phụ trách Đài Bạch Mai đã cải tiến máy phát tín hiệu morse thành máy phát tín hiệu âm thanh. Đến ngày 31/8/1945, hai máy phát thanh được cải tiến phát thử trên các sóng ngắn: 31m và 41m.

Và chỉ với chiếc máy phát tín hiệu morse cũ kỹ được cải tiến thành máy phát thanh, công suất 300W, những con người tiên phong của Đài TNVN năm ấy đã “thử” phát sóng bằng phát thật trực tiếp buổi lễ Quốc khánh ở Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945.

Trong bài báo của tác giải Linh Thư- Hồng Nhì, nhà báo Vĩnh Trà, người chắp bút công trình sách 70 năm lịch sử Đài Tiếng nói Việt Nam, kể lại cái máy có 300W ngày đó không thể đủ công suất tiêu chuẩn phát nên ai ở gần nghe được, ai ở xa (như miền Nam) thì không, hoặc có nghe được thì sóng rất yếu. Chưa kể lúc đó đài chưa thành lập, studio không có. “Bọn tôi chả dám báo cáo cấp trên vì việc này là làm thử. Tôi cũng quyết liều mạng, chứ không biết có làm được hay không, nhưng mà cứ liều…”, nhà báo Vĩnh Trà dẫn lời kể của ông Trần Lâm khi còn sống.

Nhưng với những nỗ lực không ngừng, chỉ trong vòng 1 tuần, trên nền tảng kỹ thuật là hai máy phát thanh được cải tiến phát thử trên các sóng ngắn: 31m và 41m đã được cải tiến như đã nói ở trên, nhiều phương án kỹ thuật đưa ra bàn bạc để truyền tín hiệu phát thanh từ Ba Đình về. Sau cùng, ông Cung dẫn một tổ kỹ thuật đưa máy phát 300W lên số 4 Đinh Lễ để truyền cuộc mít tinh ở Ba Đình về bằng đường dây trần. Lời Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn Độc lập được đưa lên không trung từ máy phát nhỏ này qua ăng ten đặt trên nóc nhà…

Thật không ngờ, buổi phát thanh trực tiếp lời Bác hôm đó tương đối thành công. Lần đầu tiên hàng triệu người dân được nghe giọng nói của Hồ Chủ tịch trong giờ phút thiêng liêng , khi Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam DCCH. 

HÀ NGUYỄN (Tổng hợp)

Tin khác

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo