Lễ hạ nêu và khai ấn đầu Xuân trong Đại nội Huế

Thứ năm, 22/02/2018 11:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng ngày 22/1, (tức mồng 7 Tết), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ hạ nêu và khai ấn đầu Xuân Mậu Tuất.

Lễ hạ nêu được diễn ra tại Thế Miếu và điện Long An trong Kinh thành Huế báo hiệu kỳ nghỉ Tết đã kết thúc và chuẩn bị cho một năm làm ăn mới sắp bắt đầu.

Báo Công luận
Lễ hạ nêu. 

Tại lễ hạ nêu gồm có các phần như lễ cúng nêu, cử đại nhạc, tiểu nhạc, cử chuông trống rồi mới tiến hành hạ nêu. Trong buổi lễ, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế còn tổ chức lễ khai ấn đầu năm. Lễ khai ấn là nghi thức mở đầu cho một năm làm việc của bộ máy hành chính trung ương xưa với hy vọng cả năm mọi việc suôn sẻ, thành công, đất nước được thái bình thịnh trị. 

Báo Công luận
 Ngọc ấn tượng trưng cho quyền lực của vua chúa thời Nguyễn.

Ngọc ấn được lấy xuống từ cây nêu với bốn chữ “Phú - Thọ - Khanh - Ninh” (giàu sang, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên), cầu chúc những điều yên ổn, trường tồn cho đất nước, may mắn, ấm no cho muôn dân.

Báo Công luận
Giám đốc Trung tâm ảo tồn Di tích Cố đô Huế khai ấn. 

Hàng trăm người dân và du khách đã xếp hàng để xin chữ đầu năm. Những chữ này cầu chúc những điều yên ổn, tốt lành, trường tồn cho đất nước, may mắn, ấm no cho nhân dân. Kim ấn được đóng vào các tờ giấy có ghi các chữ Thư pháp mang ý nghĩa may mắn ở dạng thư pháp và tặng cho du khách với mong muốn nhiều điều tốt đẹp, may mắn sẽ trong năm mới.

Hữu Tin

Tin khác

Hà Nội muốn xây dựng hồ sơ đưa 'Phở' trở thành di sản văn hoá của nhân loại

Hà Nội muốn xây dựng hồ sơ đưa 'Phở' trở thành di sản văn hoá của nhân loại

(CLO) Hà Nội sẽ đề xuất, xây dựng hồ sơ trình UNESCO để “Phở” là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đời sống văn hóa
Hơn 10 vạn lượt khách hành hương về Lễ hội Tháp Bà Ponagar

Hơn 10 vạn lượt khách hành hương về Lễ hội Tháp Bà Ponagar

(CLO) Lễ hội Tháp Bà Ponagar là một trong những lễ hội dân gian truyền thống có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, thể hiện những nét giao thoa độc đáo giữa hai nền văn hóa Chăm - Việt.

Đời sống văn hóa
Hải Phòng đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia Đền thờ Lê Khắc Cẩn

Hải Phòng đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia Đền thờ Lê Khắc Cẩn

(CLO) Tối 1/5, UBND huyện An Lão, thành phố Hải Phòng, tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia Đền thờ Lê Khắc Cẩn. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ thành phố Hải Phòng năm 2024 với chủ đề “Hải Phòng - Bừng sáng miền Di sản”.

Đời sống văn hóa
Du khách thích thú khám phá 'thủy cung không nước' tại Hà Nội

Du khách thích thú khám phá 'thủy cung không nước' tại Hà Nội

(CLO) Thủy cung không nước - Waterless Aquarium (Trung tâm thương mại Aeon Mall Hà Đông, Hà Nội) ứng dụng công nghệ để mô phỏng sinh vật biển, mang đến cho du khách trải nghiệm thú vị về một thế giới đại dương đầy màu sắc.

Đời sống văn hóa
Thừa Thiên Huế: 4 ngày nghỉ lễ tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 170 tỷ đồng

Thừa Thiên Huế: 4 ngày nghỉ lễ tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 170 tỷ đồng

(CLO) Thừa Thiên Huế đón khoảng 110.000 khách du lịch đến địa phương, tổng lượng khách đã đặt phòng lưu trú ước đạt 58.000 lượt (trong đó có khoảng 43.000 khách nội địa và 15.000 khách quốc tế), tổng doanh thu ước đạt 170 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa