Lễ hội Aza Koonh của người Pa Cô được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ bảy, 21/12/2019 14:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) Lễ hội Aza  Koonh huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những nghi lễ truyền thống, Tết cổ truyền có từ thời xa xưa của đồng bào Pa Cô - Tà Ôi, được tổ chức nhằm tiễn đưa năm cũ và đón chào năm mới, chuẩn bị đón một vụ mùa mới.

Sự kiện: di sản

Lễ hội Aza  Koonh của người Pa Cô.

Lễ hội Aza  Koonh của người Pa Cô.

Tết Aza thường được bắt đầu từ mùng 6/11 âm lịch và kéo dài đến hết ngày 24/12 âm lịch. Mỗi làng sẽ chọn một ngày đẹp nhất trong khoảng thời gian này để tổ chức lễ hội Aza.

Lễ hội Aza của đồng bào Pa Cô ở huyện A Lưới có hai loại gồm: Aza Kan và Aza Koonh.

Aza Kan được tổ chức hàng năm và Aza Koonh được tổ chức định kỳ 5 năm một lần, do vậy Lễ hội Aza Kan thường được tổ chức đơn giản và ít nghi lễ hơn so với Lễ hội Aza Koonh.

Lễ hội Aza Koonh có nhiều nghi lễ gồm: Lễ tẩy rửa, lễ xua đuổi các linh hồn dữ, lễ chuẩn bị, lễ cúng các vị giống cây trồng, lễ cúng cho giàng xứ, lễ cúng những người đã khuất; lễ cúng các vị thần che chở đi buôn bán; lễ cúng giàng Azel; lễ cúng vị thần ban tặng con người; lễ ăn cơm mới; lễ giao mâm cỗ và nghi lễ tiễn khách.

Lễ vật để cúng Lễ hội Aza là cơm trắng, xôi, bánh, gà, heo, vịt, dê, hạt giống cây trồng, "tâng họt"- một loại hoa làm từ tre và vải dzèng.

Người Pa Cô dâng lễ vật cúng các thần linh.

Người Pa Cô dâng lễ vật cúng các thần linh.

Ngày lễ hội, khi già làng đánh kẻng để báo hiệu, các hộ dân và dòng họ trong làng sẽ cúng tại nhà, sau đó đưa lễ vật đến nhà rông của làng để bắt đầu vào lễ cúng chính thức của Lễ hội Aza Koonh.

Theo già làng Quỳnh Quyền, làng A Năm, xã Hồng Vân, huyện A Lưới: Aza Koonh là lễ hội truyền thống quan trọng của người Pa Cô nói chung và đồng bào thiểu số ở huyện miền núi A Lưới nói riêng.

Đây là dịp để thể hiện lòng thành kính đến các vị thần linh, lòng biết ơn đến mẹ của các giống cây trồng, đặc biệt là mẹ cây lúa của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây; đồng thời cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, đem lại mùa màng bội thu cho năm sau. Đây cũng là dịp để khẳng định tình cảm gắn bó, thiêng liêng của bà con trong làng.

Với người dân tộc Pa Cô, Tà Ôi thì lễ Aza là dịp dân làng cùng quây quần bên nhau, ăn mừng cho vụ mùa của năm. Lễ hội với mong muốn trời đất mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, sức khỏe dồi dào… trong vụ mùa mới.

Trước khi bước vào nghi lễ chính, các già làng và đại diện họ tộc sẽ đến tận nhà của mỗi hộ dân để cầu chúc sức khỏe cho những người trong gia đình. Đây là nét văn hóa độc đáo của người vùng cao A Lưới được duy trì trong suốt nhiều năm qua.

Du khách đến chung vui cùng lễ hội Aza Koonh.

Du khách đến chung vui cùng lễ hội Aza Koonh.

Với nét văn hóa độc đáo nêu trên nên trên, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho phép thực hiện nghiên cứu phục dựng và bảo tồn, phát huy giá trị của lễ hội Aza Koonh.

Dự án này được thực hiện từ tháng 5 đến tháng 12.2018 với kinh phí 200 triệu đồng. Qua đó, mục tiêu của địa phương là sẽ từng bước hoàn chỉnh hồ sơ để trình Bộ VHTTDL công nhận lễ hội Aza là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Ngày 20/12/2019, Bộ VHTTDL quyết định đưa Lễ hội Aza Koonh của người Pa Cô huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế vào danh mục được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đây là cơ hội để huyện A Lưới phát triển mạnh về du lịch trong thời gian tới.

Cái Văn Long

Tin khác

Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Hoa Lư”: Dân Ninh Bình ngồi thuyền xem hội

Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Hoa Lư”: Dân Ninh Bình ngồi thuyền xem hội

(CLO) Tối ngày 30/4/2024, tại Phố Cổ Hoa Lư – Ninh Bình đã diễn ra chương trình nghệ thuật với chủ đề “Rực rỡ Hoa Lư”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Kỷ niệm 10 năm quần thể danh thắng Tràng An được Unesco ghi danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

Đời sống văn hóa
Hàng nghìn người về Lăng viếng Bác trong ngày nghỉ lễ 30/4

Hàng nghìn người về Lăng viếng Bác trong ngày nghỉ lễ 30/4

(CLO) Ngày 30/4, trong không khí thiêng liêng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hàng nghìn người dân và du khách thập phương xếp hàng dài để chờ vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Hồi hộp đón chờ chương trình văn nghệ đặc biệt 'Rực rỡ Hoa Lư'

Ninh Bình: Hồi hộp đón chờ chương trình văn nghệ đặc biệt "Rực rỡ Hoa Lư"

(CLO) Hòa chung với không khí vui tươi, phấn khởi của cả nước, chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc, tỉnh Ninh Bình tổ chức chương trình văn nghệ đặc biệt "Rực rỡ Hoa Lư", hứa hẹn sẽ mang đến cho người dân và du khách trải nghiệm thú vị cùng những phút giây khó quên.

Đời sống văn hóa
Hoa giáng hương đua nhau khoe sắc giữa trời Hà Nội

Hoa giáng hương đua nhau khoe sắc giữa trời Hà Nội

(CLO) Cuối tháng 4, những hàng cây giáng hương trên nhiều tuyến phố tại Hà Nội đua nhau khoe sắc vàng rực rỡ, tô điểm thêm vẻ đẹp của Thủ đô với lịch sử nghìn năm văn hiến.

Đời sống văn hóa
Đại tá, nhà văn Nguyễn Khắc Nguyệt: Viết để trả nợ những người nằm xuống

Đại tá, nhà văn Nguyễn Khắc Nguyệt: Viết để trả nợ những người nằm xuống

(NB&CL) Ngày 30/4/1975, những chiếc xe tăng của quân giải phóng hùng dũng tiến vào Dinh Độc Lập, kết thúc thắng lợi chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trong số những người chứng kiến thời khắc lịch sử đó, có người thanh niên trẻ 21 tuổi Nguyễn Khắc Nguyệt - chiến sĩ lái xe tăng số 380…

Đời sống văn hóa