Lễ hội Bổng Điền (Thái Bình) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Chủ nhật, 21/04/2024 18:48 PM - 0 Trả lời

(CLO) Lễ hội truyền thống Bổng Điền (xã Tân Lập, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) vừa được trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời địa phương đã tổ chức khai mạc lễ hội truyền thống Bổng Điền năm 2024

Khu di tích đình, đền Bổng Điền được xây dựng từ thời Hậu Lê. Nơi đây có đình thờ nhị vị tướng quân là Tĩnh Bộ Long Hầu đại vương và Tạp Bộ Thủy Thần đại vương, đã có công giúp Vua Hùng đánh giặc giữ nước, bảo vệ quê hương xóm làng. Ngoài ra, vùng đất cổ còn có đền thờ bà Đỗ Thị Quế Hoa (dân gian gọi là Quế nương) là một trong những tướng lĩnh tài ba dưới thời Hai Bà Trưng.

Hàng năm, Lễ hội truyền thống Bổng Điền diễn ra từ ngày 13 - 15/3 âm lịch để tưởng nhớ ngày xuất quân đánh giặc của nữ tướng Quế Hoa năm xưa, thu hút hàng chục nghìn du khách thập phương và người dân trong vùng về trẩy hội.

le hoi bong dien thai binh duoc cong nhan la di san van hoa phi vat the cap quoc gia hinh 1

Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Bằng công nhận lễ hội truyền thống Bổng Điền là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho đại diện cấp ủy, chính quyền, nhân dân xã Tân Lập. Ảnh: Báo TB

Lễ hội được tổ chức với nhiều nghi thức cổ truyền, độc đáo như: Lễ rước nước thiêng trên sông Hồng về đình, đền; nghi lễ cúng Hà Bá trên sông; lễ phụng nghinh bát nhang; lễ rước kiệu lên lăng nữ tướng Quế Hoa tại thôn Hương Điền, xã Việt Hùng (Vũ Thư) và nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian khác.

Trong đó, điểm nhấn và làm nên nét đặc sắc của lễ hội chính là nghi lễ thỉnh kinh, rước nước xuất phát từ khu di tích đình-đền Bổng Điền, trống giong cờ mở tiến ra bến sông Hồng.

Đi đầu đoàn rước là cờ thần, trống chiêng, bát âm, bát bửu, chấp kích, kiệu phật đình, kiệu võng, điển nghi nam, điển nghi nữ, kiệu long đình, kiệu bát cống, kiệu hậu bành, theo sau là nhân dân và du khách thập phương.

le hoi bong dien thai binh duoc cong nhan la di san van hoa phi vat the cap quoc gia hinh 2

Đoàn rước với trống giong cờ mở, mọi người đều hoan hỷ khi được hòa mình trong không khí lễ hội. (Ảnh: TIÊN DUNG)

Trong ngày lễ hội, dân làng Bổng Điền làm lễ rước nước trên sông để tưởng nhớ về cuộc đời của đức Thánh Mẫu, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, dân làng gặp nhiều điều may mắn.

Ngoài lễ rước nước được tổ chức quy mô, thì hoạt động quan trọng không kém trong Lễ hội Bổng Điền là nghi lễ tế đức Thánh Mẫu và thành hoàng làng do ban hành lễ thực hiện theo nghi thức truyền thống.

Đây là thời khắc linh liêng, thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của cộng đồng trước sự che chở của đức Thánh Mẫu và thành hoàng làng đã ban cho người dân Tân Lập một năm mưa thuận gió hòa, người hưng vật thịnh.

Phát biểu tại Lễ khai mạc lễ hội truyền thống Bổng Điền năm 2024, ông Trần Văn Tâm - Trưởng Ban tổ chức Lễ hội cho biết, từ lâu khu di tích đình - đền Bổng Điền đã trở thành nét đẹp cổ truyền của quê hương, điểm tâm linh tín ngưỡng của người dân nơi đây. Lễ hội là dịp để nhân dân xã Tân Lập và du khách thập phương hướng về cội nguồn, giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và quan tâm bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa.

Tại buổi lễ, xã Tân Lập đã công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa Lễ hội truyền thống Bổng Điền vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao Bằng công nhận Lễ hội truyền thống Bổng Điền là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho đại diện cấp ủy, chính quyền, nhân dân xã Tân Lập.

Nhân dịp này, xã Tân Lập đã tổ chức các hoạt động khai mạc Lễ hội Bổng Điền năm 2024. Lễ hội năm nay diễn ra từ ngày 20 - 23/4 với đầy đủ các nghi thức, hoạt động truyền thống.

Trần Anh - Mạnh Tùng

Bình Luận

Tin khác

Các họa sĩ trẻ đang dần 'chạm' gần hơn tới lịch sử Việt Nam

Các họa sĩ trẻ đang dần 'chạm' gần hơn tới lịch sử Việt Nam

(CLO) Ngày 4/5, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc Gia Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Lịch sử dưới góc nhìn của thế hệ trẻ” hướng tới kỉ niệm 70 năm Chiến Thắng Điện Biên Phủ và nâng cao vai trò của thanh – thiếu niên trong sáng tạo nghệ thuật.

Đời sống văn hóa
Trưng bày 150 tư liệu, sách, báo về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trưng bày 150 tư liệu, sách, báo về Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử” vừa được tổ chức vào chiều ngày 4/5 tại Nhà triển lãm số 45 Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhằm giới thiệu đến độc giả Thủ đô về các sự kiện, dấu mốc, diễn biến quan trọng của Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13/3/1954 đến ngày 7/5/1954...

Đời sống văn hóa
'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”: Những hình ảnh chân thực và xúc động về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

"Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”: Những hình ảnh chân thực và xúc động về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

(CLO) Tối 3/5, tại Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Hà Nội), hai bộ phim tài liệu “Hồi ức Điện Biên” và “Những người lính già” đã được chiếu mở màn khai mạc “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Giới thiệu sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Giới thiệu sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(CLO) Chiều 3/5, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cùng gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổ chức Lễ giới thiệu sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đời sống văn hóa
Du khách thích thú trải nghiệm tour đi bộ ngắm “đại dương xanh”

Du khách thích thú trải nghiệm tour đi bộ ngắm “đại dương xanh”

(CLO) Tối 3/5, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã khai mạc dự án nghệ thuật công cộng trên Cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân.

Đời sống văn hóa