Liên hoan quốc tế Sân khấu thử nghiệm lần thứ IV diễn ra từ 4-13/10

Thứ hai, 30/09/2019 17:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 30/9, tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phối hợp với Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ VHTTDL), Sở VHTT Hà Nội đã tổ chức họp báo thông tin về "Liên hoan quốc tế Sân khấu thử nghiệm lần thứ IV". Theo đó, Liên hoan sẽ diễn ra từ ngày 4 - 13/10/2019 tại Hà Nội.

NSND Lê Tiến Thọ - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam giới thiệu về

NSND Lê Tiến Thọ - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam giới thiệu về "Liên hoan quốc tế Sân khấu thử nghiệm lần thứ IV", tại buổi họp báo sáng 30/9.

Theo NSND Lê Tiến Thọ - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, “Sân khấu thử nghiệm” là một thuật ngữ để chỉ tính tiên phong của các phong trào nghệ thuật nhằm cách tân sân khấu. Sân khấu thử nghiệm ra đời với mục đích đổi mới hình thức, khám phá nhận thức của văn hóa nói chung, nghệ thuật sân khấu nói riêng. Sân khấu thử nghiệm muốn trình bày sự khác nhau của ngôn ngữ, của hình thể, của cấu trúc để tạo ra khái niệm nhận thức mới nhằm làm giàu thêm ngôn ngữ nghệ thuật sân khấu, góp phần đáp ứng sự mong đợi của khán giả trong xu thế hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên công nghệ 4.0.

Liên hoan lần này đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các đơn vị nghệ thuật trong nước và quốc tế với 53 vở diễn của các đoàn nghệ thuật quốc tế và 19 đơn vị nghệ thuật trong nước với 24 vở diễn. Hội đồng thẩm định gồm 11 thành viên đã xem toàn bộ các DVD vở diễn (hoặc qua đường link) và có ý kiến nhận xét vào phiếu của cá nhân.

Vở “Huyền thoại Gò Rồng Ấp

Vở “Huyền thoại Gò Rồng Ấp". Ảnh: vov.vn

Hội đồng thẩm định họp phiên toàn thể đã tổng hợp ý kiến từ 53 vở diễn quốc tế và đã chọn 14 vở, BTC đã gửi thư mời tới các đoàn nghệ thuật quốc tế và nhận được sự xác nhận tham gia Liên hoan của 7 đoàn. Cụ thể gồm: vở “Tháng Tám” (Hungary); “Bpolar” (Israel); “Macbeth Mirror” (Ấn Độ); “Hai vạn dặm dưới biển” (Hàn Quốc); “Câu chuyện về bức tranh cổ” (Trung Quốc); “Ngôi đền quỷ ám” (Singapore); “Cánh đồng đẫm máu” (Hy Lạp)…

Về các đơn vị trong nước, Hội đồng nghệ thuật đã chọn được 14 vở diễn gồm: “Nhật thực” (Sân khấu thử nghiệm - Nhà hát Thế giới trẻ - Sân khấu Sen Việt); “Mơ Rồng” (Nhà hát Múa rối Thăng Long); “Hà Nội của những giấc mơ” (Liên đoàn Xiếc Việt Nam); “Thân phận nàng Kiều” (Nhà hát Múa rối Việt Nam); “Hai mươi” (Trung tâm Sân khấu và phát triển); “Niềm khát” (Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai); “Sự sống” (Nhà hát kịch Việt Nam); “Cậu Vanya” (Nhà hát Tuổi trẻ); “Ngàn năm mây trắng” (Nhà hát Đài tiếng nói Việt Nam); “Nỗi u sầu” (Nhà hát Kịch nói Quân đội); “Huyền thoại Gò Rồng Ấp” (Sân khấu Lệ Ngọc); “Nữ Ca sĩ hói đầu” (Sân khấu Lucteam); “Dưới nước là cát” (Nhà hát thế giới trẻ - Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP. Hồ Chí Minh); “Câu Kiều ru một đời người” (Nhà hát Chèo Quân đội).

Cũng theo NSND Lê Tiến Thọ, Liên hoan lần này là cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị nghệ thuật, các nghệ sĩ trong nước và quốc tế, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa nghệ thuật vì một nền sân khấu đổi mới, hợp tác và phát triển.

Một cảnh trong vở

Một cảnh trong vở "Nhật thực". Ảnh: BTC

Với sự nỗ lực, khám phá tìm tòi phong cách thể hiện sân khấu mới, mang tính đột phá, sáng tạo và tính thử nghiệm cao trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, các tiết mục sân khấu thử nghiệm tham gia lần này có tính đa dạng của đề tài và phong cách nghệ thuật. Tính thử nghiệm trong các tiết mục tham gia sẽ tạo nên sự hấp dẫn của “Liên hoan quốc tế Sân khấu thử nghiệm lần thứ IV, Hà Nội - 2019”, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, kỳ vọng.

Vở diễn “Nhật thực” của Sân khấu thử nghiệm Nhà hát Thế giới trẻ, sân khấu Sen Việt, TP. Hồ Chí Minh sẽ biểu diễn khai mạc Liên hoan vào 20 giờ ngày 4/10, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

P.V

Tin khác

Du khách nghẹn ngào khi xem bức tranh panorama tái hiện chiến dịch Điện Biên Phủ

Du khách nghẹn ngào khi xem bức tranh panorama tái hiện chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa
Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

( CLO) Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào giai đoạn then chốt, Trung ương Đảng quyết tâm giành toàn thắng, đã động viên quân dân toàn quốc cùng nỗ lực hết sức để hỗ trợ cho các chiến sĩ, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho đồng đội trên tiền tuyến và phối hợp chiến đấu với chiến trường Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa
Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Tối ngày 27/4, chương trình bắn pháo hoa tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra khiến nhiều người dân hò reo, dùng điện thoại ghi lại những khoảnh khắc đẹp của màn pháo hoa nghệ thuật.

Đời sống văn hóa
Nhiều địa điểm du lịch ở Ninh Bình thu hút đông du khách trong ngày đầu nghỉ lễ

Nhiều địa điểm du lịch ở Ninh Bình thu hút đông du khách trong ngày đầu nghỉ lễ

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày, được xác định là cơ hội vàng để thu hút du khách về với Ninh Bình. Ngành du lịch Ninh Bình kỳ vọng sẽ đón 550.000 lượt khách, doanh thu ước đạt 520 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa