Liên kết chuỗi để hội nhập thành công

Thứ năm, 22/03/2018 10:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Liên minh châu Âu rút thẻ vàng, các hàng rào kiểm soát ngặt nghèo, kiện chống bán phá giá là những minh chứng cho việc thủy sản Việt Nam phải đối mặt với các biện pháp phòng vệ quyết liệt, khi có lợi thế lớn trong hội nhập kinh tế toàn cầu.

Để vượt qua thách thức, thủy sản nước ta phải phát triển liên kết chuỗi. Về vấn đề này, PGS.TS Đỗ Thị Phi Hoài - Học viện Tài chính cho biết:

Khảo sát gần đây của chúng tôi, trong ngành thủy sản mới có 64,1% tham gia liên kết chuỗi, còn 32,5% không tham gia và 2,3% không có ý kiến. Đặc biệt, một tỷ lệ đáng kể các địa phương được khảo sát (35%) chưa có mô hình liên kết chuỗi thủy sản trên địa bàn.

+ Quả là vấn đề đáng quan tâm khi Nhà nước có chính sách khuyến khích, chính quyền các cấp hỗ trợ và một số mô hình liên kết đã phát huy tác dụng tích cực, nguyên nhân ở đâu, thưa bà?

- Nguyên nhân gồm: chưa xác định đúng giá trị cốt lõi do sự liên kết mang lại, chưa đặt trọng tâm vào việc gia tăng giá trị và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia, đặc biệt là người dân. Bên cạnh đó, chúng ta còn thiếu những chính sách để đảm bảo sự tuân thủ, chia sẻ công bằng và bền vững những lợi ích của liên kết chuỗi. Một số mô hình liên kết thất bại đang làm xói mòn lòng tin của các bên liên quan.

Báo Công luận
 Sản phẩm cá tra nhiều lợi thế của Việt Nam đang bị áp thuế chống bán phá giá rất cao khi vào thị trường Mỹ.

+ Khá nhiều ngư dân và doanh nghiệp chế biến thủy sản tham gia chuỗi liên kết với kỳ vọng vào chính sách bảo hiểm, thực tế như thế nào?

- Chính sách hỗ trợ bảo hiểm áp dụng cho thủy sản trong thời gian qua chưa gắn kết với các chuỗi liên kết đảm bảo quy chuẩn hóa về quy trình sản xuất, tiêu chuẩn hóa về sản phẩm, chuyên nghiệp hóa về đội ngũ lao động. Nhất là chưa kết nối với doanh nghiệp và thị trường, do vậy, không giúp làm giảm thiểu rủi ro dễ dẫn đến thất bại. 

Bên cạnh đó, công cụ chính trong chính sách bảo hiểm được sử dụng giai đoạn vừa qua là hỗ trợ phí bảo hiểm, đối với sản phẩm thủy sản, dễ rơi vào bẫy của trợ cấp.  Chính sách bảo hiểm thời gian qua mới chỉ quan tâm (dù đang rất hạn chế) đến bảo hiểm rủi ro, nhưng chưa quan tâm đến các lĩnh vực bảo hiểm khác như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho ngư dân, đây là một trong những lĩnh vực nhạy cảm trong bối cảnh hội nhập các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

+ Bà vừa nhắc tới các hiệp định thương mại tự do, tác động đến ngành thủy sản nước ta như thế nào qua nghiên cứu của bà?

- Kết quả đánh giá dự báo tác động tới ngành thủy sản cho thấy, tỷ lệ đối tượng dự báo có tác động tích cực là 47%, dự báo không ảnh hưởng là 6,8%, dự báo tác động tiêu cực là 0% và không có ý kiến là 46,2% (Cán bộ cơ quan nhà nước 23,3%; doanh nghiệp và ngư dân 70,2%). Có sự khác biệt về dự báo tác động giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp và ngư dân, tuy nhiên, tất cả các đối tượng tham gia đánh giá đều không có dự báo tác động tiêu cực. 

Điều này cũng tương đồng với một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đánh giá triển vọng của thủy sản Việt Nam trong hội nhập.

Báo Công luận
 PGS.TS Đỗ Thị Phi Hoài.

+ Còn sự tiếp cận thông tin của doanh nghiệp và ngư dân nước ta với các hiệp định thương mại tự do?

- Hết sức hạn chế. Chúng tôi nghiên cứu một hiệp định vốn được trao đổi nhiều trên các diễn đàn và hệ thống thông tin đại chúng, thế nhưng mới có 49,1% doanh nghiệp và ngư dân tiếp cận thông tin; 45,6% chưa tiếp cận và 2,4% không có ý kiến. Đáng chú ý, cán bộ cơ quan nhà nước cũng có 13,3% chưa tiếp cận. Tôi xin nhấn mạnh, sự hạn chế trong tiếp cận thông tin như thế sẽ là một hạn chế lớn cho sự phát triển của thủy sản trong giai đoạn tới.

+ Liên kết chuỗi thủy sản để phát huy lợi thế, nhằm hội nhập thành công rất cần sự hỗ trợ của chính sách. Tuy nhiên, chính sách lại phải cảnh giác với cái bẫy trợ cấp dễ dẫn tới bị kiện, xin bà phân tích thêm khía cạnh này?

- Cần hiểu đúng bối cảnh hội nhập. Các hiệp định thương mại tự do là hiệp định liên kết vùng giữa các thành viên WTO, do vậy, kế thừa, thừa nhận và phát triển các cam kết trên cơ sở Hiệp định WTO của mỗi thành viên. Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được hình thành với những triết lý và điều kiện tương tự. Nên thủy sản Việt Nam cần tạo lập những diễn đàn trao đổi phù hợp, có tính chuyên ngành nhằm hướng đến tối ưu hóa hệ thống chính sách khuyến khích phát triển chuỗi liên kết thủy sản trong bối cảnh hội nhập.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trong bối cảnh thuế suất nhập khẩu vào thị trường giữa các thành viên hầu hết bằng 0, lúc ấy, việc các thành viên tăng cường sử dụng các rào cản kỹ thuật và các công cụ phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp là điều có thể xảy ra. Vì vậy, các chính sách cần được thiết kế một cách cẩn trọng hơn để tránh những hậu quả đáng tiếc. Việc điều chỉnh chính sách khuyến khích phát triển liên kết chuỗi giá trị thủy sản là cần thiết.

+ Dư địa chính sách can thiệp để phát triển liên kết chuỗi thủy sản ở nước ta còn nhiều triển vọng không, thưa bà?

- Theo chúng tôi, dư địa can thiệp chính sách thúc đẩy ngành thủy sản theo hướng tăng trưởng bền vững còn có nhiều triển vọng. Đặc biệt cần quan tâm vì thủy sản là một trong số rất ít các ngành của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, còn có thể trở thành một cứu cánh cho người dân ven biển thích ứng với biến đổi khí hậu, biến những thách thức của biến đổi khí hậu thành cơ hội phát triển.

Sáu Nghệ

 

Tin khác

Nhóm trái chủ nước ngoài đang đòi nợ Ukraine

Nhóm trái chủ nước ngoài đang đòi nợ Ukraine

(CLO) Tờ Wall Street Journal đưa tin một nhóm trái chủ nước ngoài đã thực hiện các bước để buộc Ukraine bắt đầu trả nợ ngay trong năm tới. Nếu thành công, Kiev có thể tiêu tốn 500 triệu USD mỗi năm chỉ tính riêng tiền lãi.

Thị trường - Doanh nghiệp
TKV: Trong tháng 4, các chỉ tiêu cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch điều hành

TKV: Trong tháng 4, các chỉ tiêu cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch điều hành

(CLO) Theo Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), trong tháng 4/2024, các chỉ tiêu cơ bản về sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn này và các đơn vị thành viên đều đạt và vượt kế hoạch điều hành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tai nạn bất ngờ do thiên tai gần khu vực thi công đường dây 500 KV mạch 3

Tai nạn bất ngờ do thiên tai gần khu vực thi công đường dây 500 KV mạch 3

(CLO) Vào lúc 13h30 ngày 6/5, đã xảy ra trận mưa giông lớn dẫn đến lũ quét tại khu vực phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là khu vực gần vị trí 28 của dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Quảng Trạch – Quỳnh Lưu đang triển khai thi công.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chủ tịch châu Âu: Trung Quốc gây ra tình trạng phi công nghiệp hóa ở EU

Chủ tịch châu Âu: Trung Quốc gây ra tình trạng phi công nghiệp hóa ở EU

(CLO) Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen dự định thảo luận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về các chính sách mà bà cho rằng gây ra mối đe dọa phi công nghiệp hóa trong khối.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ Y tế nhất quán cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương nói gì?

Bộ Y tế nhất quán cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương nói gì?

(CLO) Trường hợp các sản phẩm thuốc lá điện tử thế hệ mới tới mức phải cấm lưu hành và sử dụng thì Bộ Công Thương ủng hộ quan điểm này của Bộ Y tế trên cơ sở bảo vệ sức khỏe toàn dân.

Thị trường - Doanh nghiệp