Liên minh châu Âu thông qua việc sửa đổi luật di cư sau nhiều năm tranh cãi

Thứ năm, 11/04/2024 12:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau nhiều năm tranh cãi, các nhà lập pháp Liên minh châu Âu (EU) ngày 10/4 đã thông qua một cuộc cải cách mang tính bước ngoặt đối với hệ thống tị nạn của khối nhằm giảm tình trạng di cư bất thường. Các quy định mới sẽ có hiệu lực vào năm 2026.

Nghị viện châu Âu (EP) đã tán thành các quy định và chính sách tạo nên Hiệp ước về Di cư và Tị nạn mới nhằm giải quyết vấn đề nhức nhối là ai sẽ chịu trách nhiệm đối với người di cư khi họ nhập cảnh, và liệu các nước EU khác có bắt buộc phải giúp đỡ hay không.

lien minh chau au thong qua viec sua doi luat di cu sau nhieu nam tranh cai hinh 1

Phiên họp toàn thể ở Nghị viện châu Âu về cuộc cải tổ lớn đối với luật di cư. Ảnh: AP

Hiệp ước mới nhằm giảm thời gian cho các thủ tục an ninh và tị nạn ở biên giới EU, giảm tình trạng nhập cư không mong muốn từ Trung Đông và châu Phi - một ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của khối.

Các quy định yêu cầu một quá trình sàng lọc người nhập cảnh thông qua nhận dạng khuôn mặt, lấy vân tay cho người từ 6 tuổi trở lên, kiểm tra sức khỏe và an ninh, lưu trữ thông tin, kiểm tra mức độ an toàn của quốc gia người xin tị nạn... Ngoài ra, việc trục xuất nhanh chóng có thể được áp dụng đối với những người không được phép ở lại.

Các quốc gia có thể có nghĩa vụ giúp đỡ các đối tác EU của mình bằng cách đề nghị cung cấp nơi ở cho những người đủ điều kiện xin tị nạn, hoặc nếu không thực hiện được điều đó thì phải trả chi phí cho họ ở nơi khác.

lien minh chau au thong qua viec sua doi luat di cu sau nhieu nam tranh cai hinh 2

Lượng người xin tị nạn ở Liên minh châu Âu vào các năm 2022 (màu xanh) và 2023 (màu đen). Ảnh đồ họa: DW

27 quốc gia thành viên EU phải thông qua gói cải cách này, có thể trong một cuộc bỏ phiếu vào cuối tháng 4, trước khi nó bắt đầu có hiệu lực vào năm 2026. Các nhóm từ thiện và nhân quyền cho biết chính sách mới có thể "mang lại một tia hy vọng cho nhiều người tị nạn trên toàn cầu".

Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser mô tả kết quả này là một thành công lớn và rất quan trọng: "Sau nhiều năm đàm phán khó khăn, chúng tôi đã nhất trí về hiệp ước toàn diện này và vượt qua được sự chia rẽ sâu sắc ở châu Âu".

Tuy nhiên vẫn có những bên không hài lòng với các chính sách trong hiệp ước mới này. Nghị sĩ Thụy Điển Malin Bjork nói rằng hiệp ước này không giải quyết bất cứ vấn đề nào được đặt ra, "làm suy yếu quyền xin tị nạn" ở châu Âu do nó dựa trên kế hoạch trục xuất người di cư của một số nước EU.

Hiệp ước được soạn thảo sau khi 1,3 triệu người, hầu hết là những người chạy trốn xung đột ở Syria và Iraq, tìm đến châu Âu vào năm 2015. Sự tràn vào ồ ạt của người di cư khiến hệ thống tị nạn của EU sụp đổ, các trung tâm tiếp nhận bị quá tải ở Hy Lạp và Ý, khiến các quốc gia xa hơn về phía bắc đã xây dựng các rào cản để ngăn người tị nạn.

Ngọc Ánh (theo AP)

Bình Luận

Tin khác

Tàu chở nhiên liệu Nga trật bánh và bốc cháy, truyền thông nói do Ukraine phóng UAV

Tàu chở nhiên liệu Nga trật bánh và bốc cháy, truyền thông nói do Ukraine phóng UAV

(CLO) Truyền thông Nga cho biết, một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine đã làm trật bánh một đoàn tàu chở nhiên liệu và gây ra hỏa hoạn ở khu vực Volgograd phía nam nước Nga.

Thế giới 24h
Lũ lụt kéo dài ở Brazil dấy lên viễn cảnh con người phải di cư do biến đổi khí hậu

Lũ lụt kéo dài ở Brazil dấy lên viễn cảnh con người phải di cư do biến đổi khí hậu

(CLO) Miền nam Brazil đang phải hứng chịu những trận lũ lụt tồi tệ nhất trong lịch sử, khiến hàng trăm nghìn người phải di dời và nhiều thị trấn bị nhấn chìm. Đây là một minh chứng nữa cho thấy con người có thể sẽ phải di cư nhiều hơn do tác động của biến đổi khí hậu.

Thế giới 24h
La Nina có 50% khả năng xảy ra trong năm nay

La Nina có 50% khả năng xảy ra trong năm nay

(CLO) Ngày 14/5, cơ quan thời tiết Úc cho biết đã có những dấu hiệu ban đầu cho thấy hiện tượng thời tiết La Nina có thể hình thành ở Thái Bình Dương vào cuối năm nay.

Thế giới 24h
Mỹ bất ngờ cấm nhập khẩu uranium làm giàu của Nga

Mỹ bất ngờ cấm nhập khẩu uranium làm giàu của Nga

(CLO) Ngày 13/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký dự luật lưỡng đảng cấm nhập khẩu uranium làm giàu của Nga, bất chấp đang phải phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu cho nhà máy điện hạt nhân này từ Moscow.

Thế giới 24h
Nga tràn quân khắp chiến tuyến, Ukraine bắt đầu thấy hụt hơi và quá sức

Nga tràn quân khắp chiến tuyến, Ukraine bắt đầu thấy hụt hơi và quá sức

(CLO) Trong các cập nhật về tình hình chiến sự những ngày qua, quân đội Ukraine liên tục có những thông báo bi quan, từ "tiếp tục chiến đấu phòng thủ" đến "tình hình xấu đi đáng kể", "Nga đã giành được thành công chiến thuật".

Thế giới 24h