Liên tiếp nhiều phụ huynh bị gọi điện lừa đảo: Bài toán bảo vệ thông tin học đường cần giải gấp!

Thứ năm, 16/03/2023 09:53 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Hiện nay, thông tin cá nhân của phụ huynh và học sinh được thu thập bởi nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau. Vì thế để quản lý dữ liệu cá nhân tránh lộ, lọt ra ngoài là bài toán cần được giải quyết sớm.

Sự kiện: Giáo dục

Phụ huynh trở thành đối tượng của lừa đảo

Trong thời gian qua, trên địa bàn cả nước xảy ra các vụ việc lừa đảo bằng các cuộc gọi điện thoại báo con bị tai nạn đang cấp cứu tại bệnh viện yêu cầu phụ huynh chuyển tiền gấp.

Nạn nhân đầu tiên là phụ huynh của Trường quốc tế Việt Úc, TP. Hồ Chí Minh. Thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, từ 11h30 đến 14h ngày 3/3, bàn hướng dẫn cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận 3 phụ huynh của Trường Quốc tế Việt Úc đến tìm con. Các phụ huynh cho biết, họ nhận được thông báo từ người lạ tự xưng là thầy giáo dạy tại trường về việc con mình bị té chấn thương sọ não và đang lên ca mổ gấp. Người này yêu cầu các phụ huynh phải chuyển khoản để thầy giáo đóng tiền cho cháu vì đang rất gấp.

lien tiep nhieu phu huynh bi goi dien lua dao bai toan bao ve thong tin hoc duong can giai gap hinh 1

Sau khi nhận được thông tin này, anh M.T.D. (42 tuổi) và anh T.M.H. (51 tuổi) cùng ngụ tại TP. Thủ Đức đã chuyển vào số tài khoản lạ của đối tượng hàng chục triệu đồng. Người còn lại chưa chuyển khoản mà trực tiếp đến bệnh viện tìm con. Vài ngày sau, chiêu lừa đảo này đã được sử dụng để lừa nhiều phụ huynh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh một cách rộng rãi.

Đơn cử ngày 6/3, chị N.T.P (SN 1986) phụ huynh có con học tại Trường Hoàng Diệu - quận Tân Phú và chị L.V.T (SN 1980) phụ huynh Trường Lương Định Của - quận 2, mỗi phụ huynh đã chuyển khoản 20 triệu đồng vào số tài khoản lạ do đối tượng điện thoại cung cấp.

Cũng trong ngày này, khoảng 10h Phòng bảo vệ Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp tục tiếp nhận thêm 2 trường hợp là phụ huynh của Trường học Quốc tế Canada quận 7 và trường Á Châu quận 10 đến trình báo. Đối tượng yêu cầu mỗi phụ huynh chuyển khoản 200 triệu đồng, trong đó chị Đ.T.M.T (SN 1981) đã chuyển khoản 2 lần vào 2 số tài khoản lạ tên Nguyễn Duy Thái và Thạch Vũ Hà tổng cộng 200 triệu đồng. Và anh N.Đ.N (SN 1979) phụ huynh có con học Trường học Quốc tế Canada cũng được đối tượng yêu cầu chuyển khoản nhưng anh N. đã không chuyển và đến Bệnh viện xác thực lại thông tin thì mới biết suýt bị lừa.

Những tưởng sự việc chỉ dừng lại ở đây bởi khi thông tin các vụ lừa đảo trên được báo chí cập nhật liên tục nhằm truyền thông rộng rãi đến dư luận, đặc biệt các vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp nhận, xử lý. Tuy nhiên, liên tiếp vài ngày gần đây phụ huynh ở Hà Nội, Đà Nẵng lại nhận các cuộc gọi lừa đảo có cùng kịch bản.

Theo phản ánh của nhiều phụ huynh của Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội, các phụ huynh này đã liên tục nhận được các cuộc điện thoại thông báo con đang cấp cứu tại các bệnh viện lớn như Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hay Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức… sau đó, yêu cầu chuyển tiền. Tuy nhiên, do cảnh giác nên nhiều phụ huynh đã không “sập bẫy” kẻ gian.

Anh Trần Trung Quân ở quận Nam Từ Liêm cho rằng: “Hiện đang có lỗ hổng trong bảo mật thông tin phụ huynh, học sinh. Nếu không sớm bịt lỗ hổng thì nguy cơ kẻ gian lợi dụng để lừa đảo phụ huynh sau này sẽ còn tái diễn” - anh Trần Trung Quân lo lắng.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, cô Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An cho biết, rất may mắn các phụ huynh của nhà trường đã cảnh giác nên đến nay không ai bị lừa. Cô khẳng định, đến nay chưa thể biết thông tin cá nhân của phụ huynh và học sinh nhà trường bị lộ bằng cách nào. Hiện nhà trường có dùng các phần mềm quản lý học sinh nhưng đây là phần mềm chung được dùng cho nhiều nhà trường và được quản lý rất chặt chẽ.

Bài toán bảo vệ dữ liệu cá nhân đang chờ lời giải

Sự việc các đối tượng lừa đảo nhằm vào các phụ huynh học sinh đang trở thành một mối lo lắng, bất an. Điều này cũng cho thấy, việc bảo vệ thông tin cá nhân rất quan trọng trong đời sống hiện nay. Bởi mỗi khi, thông tin dữ liệu cá nhân bị lọt sẽ dẫn đến nhiều vấn đề mất an toàn cá nhân.

Ông Lê Mạnh Hà - Phó Trưởng phòng Tham mưu Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thông tin cá nhân học sinh bị lộ có thể qua nhiều hình thức khác nhau như: lỗ hổng bảo mật, dữ liệu do các đơn vị, doanh nghiệp; cửa hàng thu thập làm lộ lọt, ví dụ như khi làm thẻ khách hàng tại khu vui chơi, cửa hàng ăn uống, trung tâm ngoại ngữ... Phó trưởng phòng Tham mưu Công an Thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ nguyên nhân khiến thông tin của nhiều học sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh bị lộ, dẫn đến các vụ lừa đảo chuyển tiền.

Cũng liên quan đến việc này, ông Hồ Tấn Minh - Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và  Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh thì cho rằng, thông tin dữ liệu của ngành được thực hiện nghiêm ngặt, ghi nhận thông qua hệ thống nên không có việc lộ, lọt thông tin. “Có những cuộc gọi đến nêu sai thông tin tên lớp, tên trường, nhưng phụ huynh vì quá lo lắng cho con vẫn tin tưởng chuyển tiền. Phụ huynh trong trường có những nhóm chat trao đổi thông tin với nhau nên rất dễ lộ thông tin”, ông Minh chia sẻ.

Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, ông Quách Tuấn Ngọc - Nguyên Cục Trưởng Cục Công nghệ Thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, hiện thông tin phụ huynh lọt ra ngoài có nhiều đường. Hiện các nhà trường có hệ thống nạp dữ liệu phụ huynh học sinh nếu để lọt ra ngoài sẽ rất nguy hiểm. Hiện các nhà trường đang dùng hệ thống nhắn tin điện tử, nếu như kẻ xấu hack được thì dữ liệu thông tin bị lộ sẽ rất lớn. Ngoài ra, ông Quách Tuấn Ngọc cũng cho rằng, hiện người Việt Nam không có ý thức bảo vệ thông tin cá nhân cao. Dân ta còn đang vô tư, chưa hiểu ý nghĩa của việc giữ bí mật thông tin cá nhân nên cũng dễ bị lộ để nhiều đối tượng xấu lợi dụng.

Theo ông Quách Tuấn Ngọc, trên cộng đồng mạng không nên tham gia quá nhiều hội nhóm, qua đó nhiều thông tin cá nhân sẽ bị tiết lộ. Còn phía nhà trường, các hệ thống điện tử quản lý cần bảo mật cao, không loại trừ việc in danh sách ra để phục vụ các hoạt động cũng là một cách lộ thông tin ra ngoài. Để hạn chế được các vụ việc lừa đảo, ngoài việc nêu cao trách nhiệm thì ông Quách Tuấn Ngọc cho rằng, các nhà mạng nên phát triển các phần mềm phát hiện và ngăn chặn các cuộc gọi có nội dung lừa đảo.

Trong khi đó, theo Phó Trưởng Ban Dân nguyện (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) – ông Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Thông tin và Truyền thông phải có những quy định về việc bảo mật dữ liệu thông tin cá nhân. Bởi vừa qua một loạt vấn đề xảy ra vì thế phải có quy định rõ ràng về vấn đề này. “Bây giờ thông tin bị lộ lọt không biết làm sao, điều này rất nguy hiểm. Do đó, cần có những quy định để nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ dữ liệu thông tin cá nhân của phụ huynh và học sinh” - ông Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh.

Như vậy, qua trao đổi với các chuyên gia có thể thấy việc bảo mật thông tin cá nhân, trong đó có thông tin phụ huynh, học sinh hiện là vấn đề không hề dễ dàng. Bởi, dữ liệu cá nhân hiện đang được nhiều đơn vị thu thập qua nhiều kênh để phục vụ công tác quản lý, kinh doanh. Việc lộ, lọt thông tin vì thế qua nhiều đường rất khó để kiểm soát.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Điều thần kỳ đến với mẹ mắc bệnh nặng và bé sinh non chỉ có 700 gram

Điều thần kỳ đến với mẹ mắc bệnh nặng và bé sinh non chỉ có 700 gram

(CLO) Sau hai tháng rưỡi được điều trị và chăm sóc tại Trung tâm Nhi Khoa - Bệnh viện Bạch Mai, cháu bé đã tăng cân, đạt 2.200 gram, tự bú bình, tự thở hoàn toàn tự nhiên.

Giáo dục
Hưng Yên: Tuyên dương 18 nhà giáo trẻ tiêu biểu năm học 2023 – 2024

Hưng Yên: Tuyên dương 18 nhà giáo trẻ tiêu biểu năm học 2023 – 2024

(CLO) Mỗi nhà giáo được tuyên dương đều là những tấm gương tiêu biểu, đạt nhiều thành công trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tích cực tham gia các phong trào do tổ chức Đoàn các cấp triển khai.

Giáo dục
Một công ty cấp sai hơn 56.000 chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Một công ty cấp sai hơn 56.000 chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

(CLO) Cơ quan chức năng vừa làm rõ một đơn vị trong năm 2022, chưa được cấp phép liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ nước ngoài nhưng đã cấp sai 56.230 chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Giáo dục
Hà Nội không cho phép gợi ý cha mẹ học sinh đóng góp phục vụ thi lớp 10 công lập

Hà Nội không cho phép gợi ý cha mẹ học sinh đóng góp phục vụ thi lớp 10 công lập

(CLO) Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng thi vào lớp 10 trường công lập.

Giáo dục
Đột phá xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2

Đột phá xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2

(CLO) Trường Trung học cơ sở (THCS) Vân Sơn được thành lập năm 1992 trên cơ sở tách ra từ Trường Phổ thông cấp I - II Vân Sơn. Thời gian qua, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh Trường THCS Vân Sơn, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) luôn nỗ lực, phấn đấu, phát huy những kết quả đã đạt được trong công tác giảng dạy và các phong trào thi đua để xây dựng thành công trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.

Giáo dục