Lĩnh vực điện tử, cơ khí của Việt Nam: Thu hút mạnh vốn FDI

Thứ ba, 18/08/2015 14:05 PM - 0 Trả lời

Mới đây, Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc có kế hoạch tiếp tục đầu tư quy mô lớn vào Việt Nam, cụ thể đầu tư thêm 2.300 tỷ won (xấp xỉ 1,9 tỷ USD) vào Nhà máy màn hình phát quang điện tử (EL) hữu cơ tại Việt Nam. Dự án này đi vào hiện thực sẽ khẳng định vị thế mới của Việt Nam về lĩnh vực điện tử cơ khí trong vai trò như một trung tâm chế tạo của thế giới.

CLO - Mới đây, Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc có kế hoạch tiếp tục đầu tư quy mô lớn vào Việt Nam, cụ thể đầu tư thêm 2.300 tỷ won (xấp xỉ 1,9 tỷ USD) vào Nhà máy màn hình phát quang điện tử (EL) hữu cơ tại Việt Nam. Dự án này đi vào hiện thực sẽ khẳng định vị thế mới của Việt Nam về lĩnh vực điện tử cơ khí trong vai trò như một trung tâm chế tạo của thế giới.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc Việt Nam trở thành một trung tâm chế tạo mới của thế giới là hiện thực trong một tương lai gần, tín hiệu tốt là đầu năm 2015, Samsung đã đưa vào hoạt động một nhà máy sản xuất tấm EL hữu cơ tại tỉnh Bắc Ninh. Kế hoạch đầu tư 1,9 tỷ USD tới đây sẽ giúp mở rộng nhà máy sản xuất tấm EL hữu cơ. Hiện nay, Samsung xuất sang Việt Nam các bán thành phẩm tấm EL hữu cơ với các vi mạch sản xuất tại Hàn Quốc. Nhà máy của Samsung tại Việt Nam sẽ nối các vi mạch này vào các sản phẩm điện thoại thông minh. Mô hình này được đánh giá có ưu điểm là linh hoạt, dễ điều tiết hơn so với việc sản xuất thành phẩm tại Hàn Quốc.

[caption id="attachment_36355" align="aligncenter" width="640"]Tập đoàn SamSung liên tiếp đầu tư các Nhà máy tại Việt Nam, điều này cho thấy sức hút lớn của Việt Nam trong lĩnh vực cơ khí, điện tử. Tập đoàn SamSung liên tiếp đầu tư các Nhà máy tại Việt Nam, điều này chứng tỏ tiềm năng lớn của Việt Nam trong lĩnh vực điện tử cơ khí.[/caption]

Cùng với việc những cơ hội được mở ra từ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vốn đang đi đến vòng đàm phán chót, những dự án như trên chứng tỏ tiềm năng lớn của Việt Nam trong lĩnh vực điện tử cơ khí ngày càng được củng cố. Điều này cho thấy trong các triển vọng tăng trưởng từ nay đến năm 2020 và xa hơn là đến năm 2030, một triển vọng nổi bật là Việt Nam trở thành một trung tâm chế tạo mới của thế giới.

Cũng theo các chuyên gia kinh tế, việc đánh giá này là hoàn toàn có cơ sở không “lãng mạn” bởi triển vọng kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng công nghiệp chủ yếu của Việt Nam hiện chiếm đến 63,3% kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó xét về nguồn nhân lực, các con số thống kê cho thấy quy mô và trình độ nguồn nhân lực liên tục được cải thiện. Đến năm 2025, lao động công nghiệp của Việt Nam sẽ lớn hơn lao động công nghiệp của Đức và Nhật Bản cộng lại. Chi phí lao động thấp cũng vẫn là một lợi thế của Việt Nam. Một lợi thế khác cũng cần được kể đến là hệ thống giao thông của Việt Nam đã và sẽ tiếp tục phát triển các trục giao thông quốc gia, hệ thống đường cao tốc, hệ thống cảng, hệ thống sân bay kết nối đa phương tiện. Các hiệp định thương mại tự do đã được ký cho phép Việt Nam tiếp cận thị trường các nước có tổng GDP bằng 63% GDP thế giới với thuế suất 0%.

Việc cần làm là tạo được những đột phá mới trong thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), cụ thể là thu hút được những công nghệ mới nhất, mặt khác phải  sửa đổi những quan niệm không đúng về vốn FDI. Lâu nay có quan niệm cho rằng, vốn FDI ít đổ vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo nhưng trên thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Thống kê về lũy kế các dự án còn hiệu lực cho thấy tổng vốn đầu tư đăng ký của công nghiệp chế biến chế tạo là 145,282 tỷ USD, xếp đầu và chiếm đến 56,4% tỷ trọng vốn, bỏ xa lĩnh vực thứ hai là kinh doanh bất động sản (chiếm 18,9%).

Bên cạnh đó, cần phối hợp chặt chẽ với Chính phủ và doanh nghiệp của 10 nước và vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, đồng thời có biện pháp xúc tiến đầu tư hiệu quả để 12 nền kinh tế trong số 16 nền kinh tế lớn nhất thế giới gia tăng đầu tư vào Việt Nam. Đặc biệt, việc xúc tiến đầu tư cần chú trọng đến yếu tố khác biệt và tương đồng về văn hóa, tăng cường minh bạch và nhất quán trong triển khai thực thi chính sách đầu tư, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ đầu tư, có các giải pháp khắc phục sự xa cách về địa lý.

Trong số 16 nền kinh tế lớn nhất thế giới thì có đến 10 nước là đối tác chiến lược, đối tác toàn diện của Việt Nam.

Quỳnh Anh

Tin khác

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Tuyên bố cuối tuần qua, quan chức an ninh cấp cao Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể đáp trả hành động Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng ở phương Tây của nước này bằng cách tịch thu tài sản của công dân và các nhà đầu tư Mỹ ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp