Lò đúc gang từ thời Pháp nằm trong hang núi ở Thanh Hóa

Chủ nhật, 05/05/2024 16:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Lò cao kháng chiến Hải Vân nằm trong một hang núi (ở thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá). Hơn 70 năm về trước, nơi đây là địa điểm sản xuất ra hàng trăm tấn gang, phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp. Đến nay, những dấu tích còn lại trong hang đã thu hút nhiều người dân, du khách đến tham quan, tìm hiểu.

lo duc gang tu thoi phap nam trong hang nui o thanh hoa hinh 1

Theo tài liệu lịch sử, Lò cao kháng chiến Hải Vân (ở huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa) được xây dựng và hoàn thành vào năm 1951. Trong 4 năm hoạt động (1951 - 1954), nơi đây đã sản xuất ra hàng trăm tấn gang phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Pháp.

lo duc gang tu thoi phap nam trong hang nui o thanh hoa hinh 2

Năm 1947 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đã chuyển sang giai đoạn cam go ác liệt, các trận đánh lớn nhỏ diễn ra rộng khắp trên các vùng miền của Tổ quốc. Lúc này Trung ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp giao cho Cục Quân giới (Bộ Quốc Phòng) nghiên cứu, xây dựng và vận hành các lò cao luyện gang, tạo các phôi thép cung cấp cho các binh công xưởng sản xuất vũ khí, trang bị cho bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích đánh Pháp. Trước nhiệm vụ cấp bách ấy, Sở Khoáng chất kỹ nghệ (Trung bộ) và Cục Quân giới (Việt Bắc) đã phối hợp quyết định chọn vùng rừng núi Như Xuân làm địa điểm xây dựng công xưởng. Năm 1949, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, địa điểm thung lũng Đồng Mười, xã Hải Vân (nay thuộc thị trấn Bến Sung), huyện Như Thanh được chọn làm điểm xây dựng lò cao.

lo duc gang tu thoi phap nam trong hang nui o thanh hoa hinh 3

Phía sau lò cao và lò đứng là bức tường được làm bằng gạch đặc ngăn hướng cổng ra phía Bắc. Hầu hết các bức tường này còn nguyên vẹn, một số ít đã được trùng tu. Lò cao gắn liền với tên tuổi của các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam thời bấy giờ như giáo sư, viện sĩ Trần Đại Nghĩa, kỹ sư Võ Quý Huân, cán bộ kỹ thuật Trịnh Tam Tỉnh

lo duc gang tu thoi phap nam trong hang nui o thanh hoa hinh 4

Lò cao NX1 có dung tíc 6.7m3 (cỡ nhỏ), thuộc loại bán cơ khí, được xây bằng gạch chịu lửa, có vỏ tôn bao bọc, công suất trung bình khoảng 2 tấn/ngày. Lò cao NX2 có dung tích 01m3 dùng để thí nghiệm và chuẩn bị cho việc sản xuất tại lò cao NX1. Cuối năm 1953, địch dò được xưởng cơ khí bí mật của ta, chúng ra sức dội bom bắn phá. Trước tình thế ấy, ta đã quyết định di chuyển ngay vào trong hang đá Đồng Mười, xây dựng thành công lò cao NX3 và tiếp tục sản xuất.

lo duc gang tu thoi phap nam trong hang nui o thanh hoa hinh 5

Lối vào khu vực hầm phía nam đặt đặt lò cao kháng chiến.

lo duc gang tu thoi phap nam trong hang nui o thanh hoa hinh 6

Lối vào khu vực hầm phía bắc đặt đặt lò cao kháng chiến.

lo duc gang tu thoi phap nam trong hang nui o thanh hoa hinh 7

Lò gió nóng, được xây dựng kiên cố và chịu được nhiệt độ lên tới 1.200 độ C

lo duc gang tu thoi phap nam trong hang nui o thanh hoa hinh 8

Từ lò cao NX3 trong hang núi Đồng Mười xứ Thanh đã có hàng trăm tấn gang ra lò được đưa đi phục vụ đúc lựu đạn, súng cối, chảo, nồi quân dụng... Đặc biệt, trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ, để tiền tuyến vững tin đánh trận thì có một phần không nhỏ đóng góp từ “hậu phương” lò cao Đồng Mười.

lo duc gang tu thoi phap nam trong hang nui o thanh hoa hinh 9

Các công trình của lò cao NX3 hiện đã được trùng tu, tôn tạo giống như 70 năm về trước để phục vụ tham quan. Trong ảnh là lò đứng (lò ủ gang) một trong những hạng mục công trình còn sót lại của lò cao

lo duc gang tu thoi phap nam trong hang nui o thanh hoa hinh 10

Từ tháng 1/1953 các cán bộ, kỹ sư vừa sản xuất, vừa tổ chức đánh mìn dọn hang, dọn đường. Lò cao NX3 ra đời như vậy. Việc sản xuất gang trong hang Lò Cao kết thúc năm 1954. Cùng năm đó, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã đánh dấu mốc quan trọng kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp của cả dân tộc.

lo duc gang tu thoi phap nam trong hang nui o thanh hoa hinh 11

Với ý nghĩa lịch sử đặc biệt, vào năm 2013 Lò cao kháng chiến Hải Vân được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia. Đến năm 2015, khu di tích được bảo tồn, tôn tạo nhằm phát huy giá trị lịch sử. Trải qua hơn 70 năm, đến nay Lò cao kháng chiến Hải Vân vẫn đang được bảo tồn, phục dựng khá nguyên vẹn và thu hút nhiều người dân, du khách đến tham quan, tìm hiểu lịch sử.

Hà Anh

Bình Luận

Tin khác

Ninh Bình chi 130 tỷ đồng xây dựng tuyến đường du lịch kết hợp phát triển đô thị

Ninh Bình chi 130 tỷ đồng xây dựng tuyến đường du lịch kết hợp phát triển đô thị

(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành quyết định phê duyệt dự án xây dựng tuyến đường du lịch kết hợp phát triển đô thị từ thị trấn Thiên Tôn đến cố đô Hoa Lư với tổng mức đầu tư 130 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa
Hà Nội: Người dân thích thú khi xem màn tái hiện trận đánh của Thánh Gióng

Hà Nội: Người dân thích thú khi xem màn tái hiện trận đánh của Thánh Gióng

(CLO) Hàng nghìn người dân và du khách tham dự Hội Gióng Phù Đổng 2024, huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội đều tỏ ra thích thú và hào hứng khi xem các trai tráng trong làng tái hiện lại trận đánh của Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng).

Đời sống văn hóa
Lần đầu tiên cổ vật triều Nguyễn được định danh số

Lần đầu tiên cổ vật triều Nguyễn được định danh số

(CLO) Công nghệ định danh số mở ra hành trình ứng dụng công nghệ vào bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa.

Đời sống văn hóa
Thợ ảnh kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ chụp sen Hồ Tây

Thợ ảnh kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ chụp sen Hồ Tây

(CLO) Những ngày giữa tháng 5, hàng vạn bông hoa sen ở đầm sen tại Hồ Tây (Hà Nội) lại đua nhau bung nở, khoe sắc hồng, sắc trắng rực rỡ, thu hút số đông giới trẻ tới chụp hình. Đây cũng là thời điểm các thợ ảnh chạy xô với công việc nghệ thuật, kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ chụp sen.

Đời sống văn hóa
Hoạ sĩ Việt kiều Đào Trọng Lý mở triển lãm tranh về Bác Hồ

Hoạ sĩ Việt kiều Đào Trọng Lý mở triển lãm tranh về Bác Hồ

(CLO) Sáng 17/5 tại Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Thái Việt tại tỉnh NakhonPhanom, Thái Lan tổ chức triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”, nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024).

Đời sống văn hóa