Lộ nhiều bất cập trong quản lý đường ngang, hệ thống cảnh báo đường sắt

Thứ hai, 28/05/2018 09:36 AM - 0 Trả lời

Vụ tai nạn đường sắt xảy ra tại Thanh Hóa làm ít nhất 2 người chết, 10 người bị thương đã cho thấy thêm một bất cập trong việc quản lý đường ngang và hệ thống cảnh báo.

Báo Công luận
Hiện trường vụ lật tàu SE19 khiến hàng chục người thương vong ở Thanh Hoá. Ảnh: N.D

Vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng tại Thanh Hóa xảy ra vào ngày 24/5. Đến thời điểm này, cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra kết luận chính thức nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn giữa một xe tải chạy từ mỏ đá băng qua đường sắt va chạm với tàu SE 19. 

Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bắt tạm giam 2 bị can là nhân viên gác chắn đường ngang để điều tra về hành vi "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng"

Vụ tai nạn một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về ẩn họa từ những đường ngang dân sinh, cảnh báo về sự chủ quan của người tham gia giao thông, của nhân viên gác chắn... 

Theo thống kê, mạng lưới đường sắt có hơn 5.700 điểm giao cắt với đường bộ (hay còn gọi là đường ngang) nhưng chỉ có hơn 1.500 đường ngang hợp pháp. Trong đó, hơn 400 đường ngang có người trực tiếp canh gác, còn lại gần 4.300 đường ngang dân sinh chỉ có còi, tín hiệu nhưng không có người canh gác.

Theo tờ Tuổi trẻ, có lỗ hổng cực kỳ nguy hiểm hiện nay là cơ chế đóng chắn được thông qua hình thức liên lạc trực tiếp giữa trực ban và nhân viên gác chắn.

Thông thường, khi trực ban thông báo thì trung bình 10-15 phút tàu mới tới đường ngang. Trong quá trình chờ đợi tàu đến, nhân viên đường sắt có thể lơ là sẽ dẫn đến việc quên đóng chắn.

Tuy nhiên, nếu có thiết bị tự động báo tàu đến gần đường ngang sẽ làm nháy đèn, hú còi liên tục để cảnh báo, như vậy hạn chế việc nhân viên chờ tàu quá lâu mà chủ quan. 

Trường hợp trực gác đường ngang lơ là, hay ngủ dậy lúc nghe tín hiệu cũng phải bật dậy. Song do chi phí lớn, việc đầu tư thiết bị này chưa thể triển khai đồng bộ.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Khuất Việt Hùng, để hạn chế các vụ tai nạn giao thông đường sắt, cần làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu, với các lối đi bất hợp pháp, cần cương quyết chấm dứt hoạt động.

Theo VTV

Tin khác

Kiểm tra việc quản lý hoạt động kinh doanh vận tải, sát hạch lái xe

Kiểm tra việc quản lý hoạt động kinh doanh vận tải, sát hạch lái xe

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc khắc phục tồn tại, hạn chế trong quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

Giao thông
Người dân trở lại TP HCM sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Người dân trở lại TP HCM sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người dân trở lại TP HCM để chuẩn bị đi làm lại vào ngày mai (2/5). Tình trạng đông đúc, ùn ứ xuất hiện ở một số nút giao thông, đặc biệt tại cửa ngõ phía Tây và phà Cát Lái.

Giao thông
Nam Định: Gần 400 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Nam Định: Gần 400 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày (từ ngày 27/4 đến ngày 1/5/2024) trên địa bàn toàn tỉnh Nam Định xảy ra 4 vụ tai nạn giao thông làm 3 người chết và 1 người bị thương.

Giao thông
Ngày cuối nghỉ lễ, 2 cảng hàng không lớn đón hơn 200.000 lượt hành khách

Ngày cuối nghỉ lễ, 2 cảng hàng không lớn đón hơn 200.000 lượt hành khách

(CLO) Hôm nay (1/5), ngày cuối của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, 2 cảng hàng không lớn nhất cả nước là Nội Bài và Tân Sơn Nhất đón khoảng hơn 200.000 lượt hành khách.

Giao thông
Sân bay Tân Sơn Nhất thông thoáng trong ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Sân bay Tân Sơn Nhất thông thoáng trong ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

(CLO) Lượng khách từ các địa phương đến sân bay Tân Sơn Nhất trong ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 không quá đông. Đặc biệt, khách rải rác vào nhiều thời điểm nên cả ga quốc tế và ga quốc nội đều khá thông thoáng.

Giao thông