Loạt doanh nghiệp thép Trung Quốc “mấp mé” bờ vực phá sản?

Thứ năm, 20/10/2022 05:47 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chi phí năng lượng tăng cao và giá thép giảm đang “ăn mòn” lợi nhuận của các hãng kinh doanh thép.

Nhiều nhà sản xuất thép của Trung Quốc đang đứng trước bờ vực phá sản, liệu những “đám mây” u ám có bao quanh có đẩy họ vào thế khó? Gần đây, Trung Quốc đang ở trạng thái bấp bênh về mặt tài chính. Hơn nữa, một bộ phận khá lớn các nhà phân tích tài chính và chứng khoán toàn cầu đã dự đoán các cuộc khủng hoảng sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn khi quốc gia đông dân nhất thế giới chuẩn bị đối mặt với mùa đông khắc nghiệt nhất.

loat doanh nghiep thep trung quoc map me bo vuc pha san hinh 1

Ảnh minh họa. Nguồn: indianexpress.com.

Ngành sản xuất thép “lao đao”

Nhu cầu thép - vốn được coi là một thước đo sức khoẻ nền kinh tế Trung Quốc - đang phản ánh sự giảm tốc trên diện rộng của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Khi triển vọng ngành “ốm yếu”, nền kinh tế cũng không tránh khỏi những cơn “đau đầu”.

Một vòng xoáy tài chính đi xuống đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Trung Quốc. Trong đó, các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng rộng rãi nhất là ngành thép và quặng sắt. Cuộc khủng hoảng hiện tại đã bắt đầu “nhen nhóm” cách đây khoảng một năm. Đó là khi tập đoàn phát triển bất động sản hàng đầu của Trung Quốc (Evergrande) thông báo rằng họ không thể hỗ trợ khoản nợ 300 tỷ USD nữa.

Mặc dù điều trên chưa đủ để gây ra một cơn hoảng loạn, tuy nhiên, liên tiếp phải đối mặt với các yếu tố tác động ngoại lai như đại dịch Covid-19, cắt điện triền miên, xung đột Nga – Ukrane đã khiến các ngành công nghiệp trọng điểm của nền kinh tế thứ hai thế giới quay cuồng, lênh đênh.

Theo nhiều giới chuyên gia, Trung Quốc không còn được biết đến như một cường quốc toàn cầu. Giờ đây, truyền thông toàn cầu, cũng như bài báo trên Forbes nhận định “những gì Trung Quốc đang trải qua là một minh họa trong sách giáo khoa về cách một cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra”.

Theo Oilprice, cứ mỗi ngày trôi qua, nền kinh tế Trung Quốc sẽ dần trở nên “yếu ớt” hơn. Bất chấp việc Chính phủ tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng vào phút chót, họ có thể không đạt được mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế là 5,5%.

Ngành công nghiệp thép Trung Quốc và những công ty cung cấp nguyên liệu thô như quặng sắt hiện đang đối mặt với một tương lai ảm đạm. Khi bước sang nửa cuối năm, lợi nhuận của ngành sản xuất thép đã giảm mạnh. Trên thực tế, chưa đến 20% công ty công bố có lãi trong tháng Bảy. Khi so sánh với 80% đã đạt được lợi nhuận trước tháng 3, có thể dễ dàng nhận thấy triển vọng tồi tệ trông thấy. Trong các dự báo được công bố gần đây, chỉ có khoảng 5 trong số 25 công ty thép niêm yết trong nước ước tính lợi nhuận của họ sẽ tăng trong nửa đầu năm 2022.

Trung Quốc không chỉ là một trong những nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới mà còn là nước tiêu thụ thép lớn nhất. Quốc gia này chiếm vị trí là nhà sản xuất thép lớn nhất vào năm 1996, nhưng sản lượng đã đạt kỷ lục 1,07 tỷ tấn vào năm 2020. Bất chấp những con số ấn tượng này, các công ty trong nước đã chiếm khoảng 95% lượng tiêu thụ thép của Trung Quốc. Không có chúng, thép đơn giản là không có nơi nào để đi.

Hiện tại, năng lực sản xuất thép của Trung Quốc là 1,2 tỷ tấn một năm, với mức tiêu thụ hàng năm khoảng 1 tỷ tấn. Tuy nhiên, sự thiếu quan tâm của các nhà phát triển bất động sản sau cuộc khủng hoảng nhà đất đã khiến nhiều dự án phải đóng cửa, sức hút của thép cứ thế thuyên giảm. Xét cho cùng, bất động sản và sản xuất ô tô là một số trong những ngành tiêu thụ thép lớn nhất trong nước. Trong khi đó, khoảng 29% công ty bất động sản Trung Quốc tuyên bố sắp phá sản.

Thép Trung Quốc có “đi đâu” mà giảm?

Một lượng khổng lồ thép - một nguyên vật liệu chủ chốt tại Trung Quốc, nơi được mệnh danh là “công xưởng của thế giới” - đang ở trong tình trạng ế ẩm tại khắp quốc gia này, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế trở nên bấp bênh khiến nhu cầu và giá thép cùng bị kéo tụt.

Trong thời gian trung tâm tài chính bậc nhất nước này bị phong toả, giá thép và giá nguyên liệu chính để sản xuất thép là quặng sắt cùng “rung lắc” dữ dội. 6 tháng đầu năm cho đến nay, giá thép và giá quặng sắt cùng chuyển sang xu hướng giảm rõ rệt. Gần đây, tình thế đã có chút khởi sắc, tuy nhiên chưa đáng kể.

Khi Tập đoàn thép Baowu (Trung Quốc) - “ông lớn” chủ lực của thế giới trong ngành sản xuất thép đưa ra cảnh báo tại cuộc họp nội bộ về “những thách thức lớn” do doanh số bán hàng sụt giảm, giá cả giảm và lợi nhuận giảm, đã dấy lên rất nhiều dấu hiệu đỏ. Đáp lại, các quan chức Trung Quốc tiếp tục thử hết giải pháp này đến giải pháp khác.

Cùng với việc kích thích tài chính, Chính phủ nước này cũng thành lập Tập đoàn Tài nguyên Khoáng sản Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước trị giá 3 tỷ USD Mỹ (20 tỷ nhân dân tệ). Mục đích là dấn thân vào vị thế thương lượng trên thị trường sản xuất thép thế giới. Thị trường này vẫn bị thống trị bởi bốn gã khổng lồ khai thác: Rio Tinto Group, BHP Group, Fortescue Metals Group và Vale.

Vậy, năm 2022 có phải là thời điểm kết thúc của thép Trung Quốc? Theo một bộ phận không nhỏ các nhà phân tích, câu trả lời là "có". Các chuyên gia đang cảm thấy rằng nhu cầu thép của Trung Quốc đã lên đến đỉnh điểm và tất cả những gì còn lại là một sự tăng trưởng đi xuống.

Lê Na (Theo Oilprice)

Bình Luận

Tin khác

Trước giờ đấu thầu, giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng

Trước giờ đấu thầu, giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng

(CLO) 9h30 sáng nay (16/5), Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC với giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là 87,5 triệu đồng/lượng. Trên thị trường, giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng lên 90,4 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sáng 16/5: NHNN công bố tên doanh nghiệp trúng thầu vàng miếng SJC nhiều nhất 

Sáng 16/5: NHNN công bố tên doanh nghiệp trúng thầu vàng miếng SJC nhiều nhất 

(CLO) Tại các phiên đấu thầu vừa qua, Công ty SJC đều trúng thầu với khối lượng 2.000 lượng mỗi phiên. Các tổ chức khác dè dặt hơn khi tham gia đấu thầu vàng miếng từ Ngân hàng Nhà nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ đáp trả cảnh báo của Mỹ về thỏa thuận vận hành cảng của nước này với Iran

Ấn Độ đáp trả cảnh báo của Mỹ về thỏa thuận vận hành cảng của nước này với Iran

(CLO) Giữa những lời cảnh báo từ Mỹ, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar nhấn mạnh hôm 15/5, thỏa thuận lâu dài giữa New Delhi và Tehran về việc vận hành cảng chiến lược Chabahar là vì “lợi ích của mọi người”.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ đe dọa một ngân hàng EU vẫn hoạt động ở Nga

Mỹ đe dọa một ngân hàng EU vẫn hoạt động ở Nga

(CLO) Reuters đưa tin hôm thứ Tư (15/5), kho bạc Mỹ đã đe dọa hạn chế quyền truy cập của Ngân hàng Quốc tế Raiffeisen (RBI) vào hệ thống tài chính nước này vì tổ chức được cho là vẫn tiếp tục hoạt động ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

(CLO) Ngày 15/5/2024, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã chính thức ra mắt phiên bản OCB OMNI thế hệ mới, hiện đại nhất hiện nay. Dự án này đã đi vào hoạt động chỉ sau 6 tháng triển khai trong khi tiêu chuẩn ngành để phát triển và chuyển đổi sang nền tảng đa kênh đến hợp kênh toàn diện thường mất khoảng 18 tháng.

Thị trường - Doanh nghiệp