Loạt "nút thắt" giao thông của Thủ đô được khai thông trong năm 2020

Thứ sáu, 01/01/2021 18:31 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong năm 2020, nhiều dự án giao thông trọng điểm tại Hà Nội đã được hoàn thành và đưa vào khai thác góp phần giảm thiểu ùn tắc, phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên vẫn còn những dự án "vỡ tiến độ" gây nhiều hệ lụy xấu.

Nhiều dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn Thủ đô Hà Nội được hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2020. Ảnh: Quang Hùng

Nhiều dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn Thủ đô Hà Nội được hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2020. Ảnh: Quang Hùng

Sau khi quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2016, Hà Nội đã và đang từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy liên kết các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng.

Theo Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện, đến năm 2020, diện tích đất đô thị dành cho giao thông, tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng của Thành phố đều tăng, ước đạt lần lượt là 10,05% và 20,05%.

Nhiều công trình giao thông trọng điểm đã được hoàn thành như: Đường Vành đai 2 và cầu Vĩnh Tuy, đường Vành đai 3, trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ), quốc lộ 1A (đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi); các công trình cầu vượt tại các nút giao thông quan trọng nút giao Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt; An Dương - Thanh Niên,…).

Vừa qua, Dự  án xây dựng hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 cũng đã được khởi công. Tại khu vực cửa ngõ Thủ  đô, nhiều dự án hạ tầng giao thông khác cũng đã và đang  được đầu tư xây dựng.

Gỡ nút thắt ùn tắc đường Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên

Ngày 28/8, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP.Hà Nội đã tổ chức lễ khánh thành và gắn biển công trình cho Dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao đường Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên.

Dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao đường Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên chính thức được hoàn thành và đưa vào khai thác vào tháng 8/2020. Ảnh: TL

Dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao đường Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên chính thức được hoàn thành và đưa vào khai thác vào tháng 8/2020. Ảnh: TL

Cầu gồm 5 nhịp, 4 làn xe với tổng chiều dài 278m có tổng mức đầu tư dự án hơn 500 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách. Trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 305 tỉ đồng, xây dựng là 185 tỉ đồng, dự phòng 50 tỉ đồng.

Sau hơn 10 tháng thi công, các đơn vị thi công đã hoàn thành toàn bộ các hạng mục công trình của dự án, bảo đảm chất lượng, mỹ quan và đủ điều kiện để đưa vào khai thác sử dụng.

Dự án đã giải quyết kịp thời tình trạng ùn tắc giao thông phức tạp tại nút giao đường Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên với lưu lượng tham gia giao thông lớn. Từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông theo quy hoạch, góp phần phát triển kinh tế xã hội của quận Cầu Giấy và Thành phố Hà Nội.

Tuyến đường Vành đai 3 đi thấp qua hồ Linh Đàm giúp giảm tải áp lực giao thông cho khu vực

Ngày 6/10, UBND Thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ khánh thành và gắn biển Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 đi thấp qua hồ Linh Đàm và nhánh kết nối với đường Vành đai 3.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 đi thấp qua hồ Linh Đàm và nhánh kết nối với đường Vành đai 3 là một trong năm công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội với tổng mức đầu tư hơn 341 tỷ đồng. Ảnh: Quang Hùng

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 đi thấp qua hồ Linh Đàm và nhánh kết nối với đường Vành đai 3 là một trong năm công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội với tổng mức đầu tư hơn 341 tỷ đồng. Ảnh: Quang Hùng

Dự án được khởi công cuối năm 2019 là một trong 5 công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội với tổng mức đầu tư hơn 341 tỷ đồng.

Quy mô dự án gồm 2 cầu đi thấp qua hồ Linh Đàm với tổng chiều dài gần 542m, chiều rộng mỗi cầu 13m; bố trí 2 nhánh kết nối với đường Vành đai 3 trên cao với tổng chiều dài gần 555m, bề rộng mỗi cầu 7m.

Dự án được kỳ vọng là điểm kết nối giữa Vành đai 3 (đường Nguyễn Xiển) với nút giao Linh Đàm - Giải Phóng - Ngọc Hồi. Đồng thời giảm tải cho nút giao Thanh Xuân và Pháp Vân, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại nút giao Nguyễn Hữu Thọ với đường Giải Phóng và khu vực Linh Đàm.

Giải quyết tình trạng ùn tắc khu vực phía Tây Thủ đô

Ngày nay 11/10, cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long có tổng vốn đầu tư hơn 5.343 tỷ đồng (vốn ODA Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước) đã chính thức thông xe sau gần 2 năm thi công, xây dựng.

Cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông khu vực phía Tây của Thủ đô. Ảnh: Quang Hùng

Cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông khu vực phía Tây của Thủ đô. Ảnh: Quang Hùng

Phát biểu tại Lễ khánh thành, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nêu rõ, việc hoàn thành cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông khu vực phía Tây của Thủ đô.

Đồng thời thúc đẩy thông thương, vận tải hành khách, hàng hóa giữa trung tâm Hà Nội với khu vực phía Bắc và vùng lân cận; qua đó tạo động lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các khu vực này.

Trong tương lai khi khu vực đô thị trung tâm Hà Nội được phát triển mở rộng, cả tuyến đường vành đai 3 hoàn chỉnh sẽ là trục giao thông đường bộ chính yếu liên kết các cụm đô thị lớn của Hà Nội cũng như khu vực hai bên sông Hồng tạo nên trục không gian cảnh quan của Thủ đô.

Đưa vào khai thác đường Vành đai 2 trên cao đoạn Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở

Ngày 9/11, đường Vành đai 2 trên cao đoạn từ Ngã Tư Vọng đến Ngã Tư Sở (dài 3,1 km) chính thức được đưa vào khai thác với kỳ vọng sẽ giảm tải áp lực giao thông cho tuyến đường Trường Chinh dưới thấp.

Đường Vành đai 2 trên cao đoạn Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở được kỳ vọng sẽ giảm tải áp lực giao thông cho tuyến đường Trường Chinh dưới thấp. Ảnh: Quang Hùng

Đường Vành đai 2 trên cao đoạn Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở được kỳ vọng sẽ giảm tải áp lực giao thông cho tuyến đường Trường Chinh dưới thấp. Ảnh: Quang Hùng

Trước đó vào tháng 4/2018, UBND Thành phố Hà Nội đã khởi công dự án xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở, kết hợp với mở rộng đoạn đường từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Vọng.

Dự án nằm trên địa bàn 4 quận Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân và Đống Đa có tổng mức đầu tư gần 9.500 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 4.194 tỉ đồng. Ô tô sẽ được lưu thông với vận tốc tới 80 km/h trên đoạn tuyến đầu tiên của đường Vành đai 2 trên cao.

Theo thiết kế sẽ xây mới hoàn toàn tuyến đường bộ trên cao bằng cầu cạn từ cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở có chiều dài 5,1km. Phần đường Vành đai 2 hiện tại từ Vĩnh Tuy - Chợ Mơ - Ngã Tư Vọng dài 3,1km sẽ được mở rộng với quy mô 8 làn xe, có dải phân cách rộng 4m ở giữa và vỉa hè từ 4-6m mỗi bên.

Nỗ lực thông xe nút giao đường vành đai 3 với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Hiện Thành phố Hà Nội đang nỗ lực để thông xe nút giao đường vành đai 3 với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng vào cuối tháng 12/2020 và chính thức đưa vào khai thác vào đầu năm 2021. Dự án được phê duyệt với tổng mức đầu tư là trên 402.

Dự án hoàn thiện nút giao Vành đai 3 với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sẽ đồng bộ mạng lưới đường giao thông trong khu vực. Ảnh: HNM

Dự án hoàn thiện nút giao Vành đai 3 với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sẽ đồng bộ mạng lưới đường giao thông trong khu vực. Ảnh: HNM

Hiện các phương tiện từ đường Cổ Linh đi cao tốc Hải Phòng và đường Vành đai 3 phải đi theo các tuyến đường phụ trợ, dẫn tới thường xuyên ùn tắc và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

Nút giao đường Vành đai 3 với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng khi hoàn thành và đưa vào khai thác sẽ tạo điều kiện cho các phương tiện tham gia giao thông kết nối được thuận lợi, rút ngắn hành trình và đồng bộ mạng lưới đường giao thông trong khu vực.

Bên cạnh đó phát huy tối đa hiệu quả đầu tư của tuyến đường Vành đai 3, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và đường Cổ Linh, góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Vẫn còn dự án giao thông trọng điểm "vỡ tiến độ"

Trong năm 2020, Thành phố Hà Nội có 7 dự án trọng điểm được Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố tập trung triển khai với quyết tâm hoàn thành trong năm nay gồm:

Cầu vượt nút giao đường Hoàng Quốc Việt và đường Nguyễn Văn Huyên, nút giao đường Vành đai 3 với đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường Vành đai 3 đi thấp qua hồ Linh Đàm, đường Tản Lĩnh - Yên Bài, đường gom vào khu công nghiệp Bắc Thường Tín, đường nối từ Trường Đại học Mỏ - Địa chất vào khu công  nghiệp Nam Thăng Long, đường Vành đai 3 đoạn Mai Dịch - Cầu Thăng Long).

Cầu L3 qua Sông Lừ thuộc tuyến đường Vành đai 2,5 vẫn chưa thể hoàn thành và đưa vào khai thác. Ảnh: TL

Cầu L3 qua Sông Lừ thuộc tuyến đường Vành đai 2,5 vẫn chưa thể hoàn thành và đưa vào khai thác. Ảnh: TL

Ngoài những dự án đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng thì hiện Hà Nội đang còn một số dự án giao thông trọng điểm chậm tiến độ do nhiều vướng mắc, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng. Điển hình là tuyến đường Vành đai 2,5 (đoạn Đầm Hồng - Giải Phóng với chiều dài 2,1km).

Dự án được phê duyệt quy hoạch từ năm 2002, quyết định giải phóng mặt bằng (GPMB) từ năm 2010 với tổng mức đầu tư gần 1.300 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng vào tháng 12/2016. Nhưng sau 10 năm triển khai, dự án vẫn chưa thể về đích với lý do đang vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng.

Thế Anh

Tin khác

Gia Lai: Tài xế ô tô rời khỏi hiện trường sau khi va chạm với xe máy khiến 1 cháu bé tử vong

Gia Lai: Tài xế ô tô rời khỏi hiện trường sau khi va chạm với xe máy khiến 1 cháu bé tử vong

(CLO) Một người đàn ông điều khiển xe máy chở theo con trai đang lưu thông trên đường bất ngờ va chạm với xe ô tô. Vụ tai nạn khiến cháu bé 11 tuổi tử vong tại chỗ.

Giao thông
Gia Lai: Hành khách kể lại giây phút va chạm thót tim trong vụ tai nạn giữa 2 xe khách

Gia Lai: Hành khách kể lại giây phút va chạm thót tim trong vụ tai nạn giữa 2 xe khách

(CLO) Hàng chục hành khách trên 2 xe ô tô khách vẫn chưa hết bàng hoàng sau vụ tai nạn. Sau cú va chạm xảy ra, kính xe vỡ tung tóe khiến nhiều người bị thương và mắc kẹt trong xe.

Giao thông
Vụ tai nạn giữa 2 xe khách khiến 18 người thương vong ở Gia Lai: Một xe khách chạy 86km/h khi qua ngã tư

Vụ tai nạn giữa 2 xe khách khiến 18 người thương vong ở Gia Lai: Một xe khách chạy 86km/h khi qua ngã tư

(CLO) Cơ quan chức năng xác định, xe khách BKS 51B-294.89 chạy với tốc độ 86km/h khi qua ngã tư đường tránh Hồ Chí Minh (đoạn qua địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai).

Giao thông
Gia Lai: Hiện trường vụ tai nạn giữa 2 xe khách, khiến 18 người thương vong

Gia Lai: Hiện trường vụ tai nạn giữa 2 xe khách, khiến 18 người thương vong

(CLO) Tại hiện trường, cột đèn tín hiệu giao thông bị tông gãy, dải phân cách cứng ở nút giao thông cung bị tông vỡ vụn. Vụ tai nạn khiến 1 người tử vong, 17 người bị thương.

Giao thông
Kiểm tra toàn diện các tuyến vận tải thủy nội địa, vận tải khách từ bờ ra đảo

Kiểm tra toàn diện các tuyến vận tải thủy nội địa, vận tải khách từ bờ ra đảo

(CLO) Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng mất an toàn giao thông đường thủy nội địa và hàng hải, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) yêu cầu các cơ quan, đơn vị kiểm tra rà soát toàn diện trên các tuyến vận tải thủy nội địa, tuyến vận tải khách từ bờ ra đảo.

Giao thông