Loạt ông lớn ngành xây dựng “lấn sân” sang lĩnh vực năng lượng tái tạo

Thứ ba, 18/05/2021 11:56 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo đánh giá của Worldbank, Việt Nam là nước có tiềm năng phát triển ngành điện gió cả trên bờ và ngoài khơi lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Vì vậy trong những năm gần đây có rất nhiều nhà đầu tư lớn cả trong và ngoài nước đẩy mạnh khai thác lĩnh vực này.

Hiện tại, mảng thi công điện gió đang mở ra nhiều dư địa phát triển, do đó, một số doanh nghiệp ngành xây dựng đang định hướng mở rộng sang lĩnh vực này.

Nhiều “ông lớn” xây dựng đẩy mạnh đầu tư điện gió.

Nhiều “ông lớn” xây dựng đẩy mạnh đầu tư điện gió.

Cụ thể, Công ty CP Phát Đạt (HoSE: PDR) cũng đang nghiên cứu lĩnh vực năng lượng sạch. Lãnh đạo công ty này cho rằng đây là bước tiền đề để công ty tiến đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, khi ngành đáp ứng được 2 yếu tố là đảm bảo quy định pháp luật và đạt mục tiêu lợi nhuận mong muốn thì Công ty Phát Đạt sẽ đầu tư. Mảng kinh doanh mới được Chủ tịch công ty này kỳ vọng gia cố khả năng tăng trưởng bền vững cho công ty.

Ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT cho biết: “Hiện nay có nhiều thông tin cho rằng mảng năng lượng tái tạo đã hết công suất, đã đóng pin… tuy nhiên Phát Đạt có kế hoạch cẩn thận để gia tăng lợi nhuận dựa trên năng lực cốt lõi là phát triển dự án. Hiện, Công ty đang nghiên cứu, chuẩn bị và sẽ sẵn sàng triển khai hoạt động trên lĩnh vực này khi đáp ứng đầy đủ tất cả tiêu chí về kinh tế, xã hội, môi trường”.

Công ty CP Licogi 16 (HoSE: LCG) cũng đang triển khai một số dự án điện gió sau thành công của mảng điện mặt trời. Công ty này đang phát triển 4 dự án điện gió gồm Thăng Hưng tại Gia Lai công suất 100 MWp, 2 dự án tại Quảng Trị công suất 96 MWp và một dự án khác tại Gia Lai công suất 100 MWp.

Cả 4 dự án đều đang chờ thông tin mới từ Chính phủ nhưng Licogi 16 vẫn làm việc với đối tác Nhật Bản và Đức để có phương án hợp tác, triển khai các bước chuẩn bị trước. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng lên danh sách các dự án điện mặt trời nổi và điện gió ngoài khơi để đề xuất đầu tư.

Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2021, ông Bolat Duisenov, Chủ tịch HĐQT Coteccons (HoSE: CTD) cho biết, tại mảng năng lượng điện gió, Coteccons cũng đang cố gắng dấn thân, có 55.000 MW đang được đề xuất xây dựng, mỗi MW giá 20 tỷ đồng, thực tế mới 377 MW được đưa vào khai thác, còn nhiều việc cần làm.

“Ông lớn” Coteccons cũng đẩy mạnh đầu tư điện gió.

“Ông lớn” Coteccons cũng đẩy mạnh đầu tư điện gió.

Trước đó, nhiều doanh nghiệp trong nước đã đổ xô vào mảng điện gió như BIM Group, Trung Nam Group, Công ty Cổ phần Phong Điện Thuận Bình, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam,…

Báo cáo của Bộ Công Thương đầu năm cho thấy, quy mô công suất các dự án nguồn điện gió được bổ sung vào Quy hoạch VII điều chỉnh đã ở mức cao, với 11.800 MW. Tuy nhiên, khối lượng đưa vào vận hành tại cuối năm ngoái chỉ đạt 538 MW và còn khoảng 11.262 MW đang được triển khai.

Con số 11.800 MW này đã cao hơn rất nhiều so với mục tiêu được đặt ra trong Quy hoạch Điện VII điều chỉnh là có khoảng 800 MW vào năm 2020, khoảng 2.000 MW vào năm 2025 và khoảng 6.000 MW vào năm 2030.

Bộ Công Thương cũng cho biết, cơ quan này trong thời gian qua liên tục nhận được đề nghị của nhiều địa phương muốn làm điện gió với tổng công suất lên tới gần 50.000 MW.

Mới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dự kiến, trong năm 2021 sẽ phải cắt giảm khoảng 1,3 tỉ kWh điện năng lượng tái tạo do quá tải đường dây 500 kV. Trong trường hợp có thêm nguồn năng lượng tái tạo vận hành sớm so với tiến độ dự kiến, sản lượng cắt giảm sẽ còn cao hơn.

Thanh Thư

Tin khác

Người giàu tích cực gom bất động sản, người nghèo làm cả đời chưa chắc đã mua được nhà

Người giàu tích cực gom bất động sản, người nghèo làm cả đời chưa chắc đã mua được nhà

(CLO) Với mức tăng chóng mặt như hiện nay, giấc mộng mua nhà thành phố của nhiều người đang dần trở nên xa vời. Trong khi đó, với giới nhà giàu, họ vẫn đang có dự định tiếp tục đầu tư bất động sản.

Bất động sản
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

(CLO) Trong khi vàng SJC “nghỉ lễ” cùng người lao động, vàng nhẫn tròn trơn vẫn nóng lên nhưng thấp hơn mức cao kỷ lục.

Tài chính - Bảo hiểm
Hà Nội: Nhà hàng, quán nhậu “vỡ trận” dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Nhà hàng, quán nhậu “vỡ trận” dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, ghi nhận tại các nhà hàng, quán nhậu ở Hà Nội luôn trong trạng thái đông nghịt khách vào giờ cao điểm, nhiều nơi kín chỗ với công suất 100%. Giá cả vẫn được cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống giữ ổn định dù chịu áp lực lớn từ giá đầu vào tăng mạnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô