Lợi dụng thị trường thiếu hụt nguồn cung, nhiều chủ đầu tư tăng mạnh giá nhà ở

Thứ năm, 09/12/2021 15:13 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Chủ tịch HoREA: Do thị trường thiếu nguồn cung, chủ đầu tư có sản phẩm nhà ở, nhất là chủ đầu tư dự án lớn có lợi thế, có thể độc chiếm thị trường, làm giá, đẩy giá nhà lên cao để nhằm tối đa hoá lợi nhuận.

Nguồn cung nhà ở tại các đô thị lớn “đông cứng”

Kể từ năm 2017, do nhiều nguyên nhân, nguồn cung bất động sản, nhất là phân khúc nhà ở liên tục sụt giảm. Điều này khiến thị trường rơi vào cảnh “khát” nguồn cung. 

Theo báo cáo của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), trong giai đoạn 2017 - 2019, nguồn cung bất động sản nhà ở đã giảm tới 85%. Trong 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, nguồn cung nhà ở tiếp tục suy kiệt ở các đô thị lớn.

loi dung thi truong thieu hut nguon cung nhieu chu dau tu tang manh gia nha o hinh 1

Do thị trường thiếu nguồn cung, chủ đầu tư có sản phẩm nhà ở, nhất là chủ đầu tư dự án lớn có lợi thế, có thể độc chiếm thị trường, làm giá, đẩy giá nhà lên cao để nhằm tối đa hoá lợi nhuận.

Để hỗ trợ nguồn cung tăng trưởng, trong thời gian qua, Chính phủ và Bộ Xây dựng đã ban hành nhiều Nghị định, Thông tư nhằm gỡ “rối” thị trường. Thế nhưng, trong báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng, trong quý III/2021, nguồn cung nhà ở cả nước vẫn rất thấp.

Theo đó, trong quý chỉ có 39 dự án nhà ở thương mại mới được cấp phép, tương lai sẽ cung ứng ra thị trường khoảng 19.000 căn hộ mới. Tuy nhiên, 39 dự án này đều nằm ở các đô thị nhỏ, như Cao Bằng, Phú Thọ, Kiên Giang hoặc Thái Bình, Lào Cai.

Trong khi đó, các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM hoặc Đà Nẵng, số lượng dự án mới được cấp phép là 0. Như vậy, trong năm 2022, thậm chí tới năm 2023, các đô thị lớn vẫn duy trì tình trạng khan hiếm nguồn cung nhà ở trầm trọng.

Lợi dụng thị trường thiếu hụt nguồn cung, chủ đầu tư tăng giá bất chấp

Theo nhận định của giới chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thiếu nguồn cung trầm trọng ở các đô thị lớn. Thứ nhất, qua cả thập kỷ tăng trưởng, quỹ đất tại các đô thị lớn hiện nay đã gần hết, đặc biệt là ở khu vực nội đô.

Thứ hai, nhiều địa phương đã kiểm soát rất chặt, thậm chí hạn chế cấp phép các dự án mới. Điều này khiến thị trường bị co cứng.

loi dung thi truong thieu hut nguon cung nhieu chu dau tu tang manh gia nha o hinh 2

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thiếu nguồn cung trầm trọng ở các đô thị lớn.

Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất, khiến nguồn cung dậm chân tại chỗ trong nhiều năm qua, chính là cơ chế, pháp lý còn nhiều bất cập. Nhiều quy định, luật pháp bị chồng chéo, chưa được tháo gỡ. Trong đó, 2 bộ luật gây tranh cãi nhiều nhất là Luật Đất đai 2013 và Luật Nhà ở 2014.

Phân tích rõ hơn về điều này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết: Chỉ tính riêng Luật Nhà ở 2014 đã có hàng tá bất cập, cản trở thị trường tăng trưởng.

Đơn cử, như khoản 1, Điều 23, Luật Nhà ở 2014 đã xung đột pháp luật với Luật Đất đai 2013, Luật Đầu tư 2020 và Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020.

“Kể từ ngày 10/12/2015, thời điểm Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực, tới tháng 8/2018, riêng tại TP.HCM đã có 126 dự án bị ách tắc bởi quy định này, dẫn đến việc chủ đầu tư không được cấp phép. Năm 2020 có thêm 44 dự án nữa, nâng tổng số dự án không được công nhận chủ đầu tư lên đến 170 dự án. Đây chỉ là 1 trong nhiều quy định khác trong Luật Nhà ở 2014 có sự mâu thuẫn”, ông Châu nói.

Cũng vì có sự xung đột pháp luật, dẫn tới hiện tượng thị trường thiếu nguồn cung dự án, thiếu sản phẩm nhà ở, nên đã xuất hiện nhiều tác động tiêu cực.

Ông Châu nhấn mạnh: Một là, chủ đầu tư có sản phẩm nhà ở, nhất là chủ đầu tư dự án lớn có lợi thế, có thể độc chiếm thị trường, làm giá, đẩy giá nhà lên cao để nhằm tối đa hoá lợi nhuận, dẫn đến tình trạng giá nhà tăng liên tục trong hơn 5 năm qua kể cả trong giai đoạn dịch COVID-19.

Hai là, do thiếu nguồn cung nên các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại giá vừa túi tiền đẩy giá lên thành nhà trung cao cấp. 

Trong 2 năm 2020-2021 hầu như không còn loại nhà ở giá bình dân dưới 25 triệu đồng/m2 trên thị trường, làm cho giấc mơ tạo lập nhà của người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị càng xa vời.

Đó là chưa kể, do không có nguồn cung mới đã khiến ngân sách nhà nước bị thất thu. Ông Châu lấy ví dụ, nếu bình quân mỗi dự án có mức đầu tư 1.000 tỷ đồng, tổng mức đầu tư của 150 dự án bị tắc nghẽn tại TP.HCM trong thời gian qua, có thể lên đến 150.000 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc Nhà nước đã bị hụt thu 15.000 tỷ đồng thuếG TGT (thuế suất 10%).

Nếu các dự án có lợi nhuận 20% bằng 30.000 tỷ đồng, Nhà nước đã bị hụt thu 6.000 tỷ đồng thuế TNDN (thuế suất 20%) và không thu được các nguồn thuếphái sinh khác nếu dự án được đưa vào kinh doanh.

Các chủ đầu tư nếu vay 70% của tổng mức đầu tư với lãi vay 10%/năm, trong 5 năm qua phải trả lãi vay lên đến khoảng 52.500 tỷ đồng, nên các doanh nghiệp bị thiệt hại rất lớn và bị mất cơ hội kinh doanh.

Do đó, ông Châu kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước nên xây dựng văn bản dưới luật để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, kịp thời để đảm bảo thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Vinhomes ra mắt hàng loạt điểm vui chơi – giải trí – mua sắm mới trước thềm dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Vinhomes ra mắt hàng loạt điểm vui chơi – giải trí – mua sắm mới trước thềm dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

(CLO) Trong 2 ngày, 26 và 27/4/2024, Công ty CP Vinhomes chính thức khai trương và đưa vào hoạt động phố thương mại K-Town tại tổ hợp Grand World phía đông Hà Nội, khai trương kỹ thuật hai công viên văn hóa đặc sắc ven sông tại Hải Phòng là Công viên Văn hóa Hàn Quốc K-Park và Quảng trường châu Âu tại thành phố Đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island

Bất động sản
The Global City không ngừng “thay da đổi thịt” xứng tầm trung tâm mới của thành phố Hồ Chí Minh

The Global City không ngừng “thay da đổi thịt” xứng tầm trung tâm mới của thành phố Hồ Chí Minh

(NB&CL) “Thật không ngờ The Global City có thể xây dựng và hoàn thiện nhanh như thế, thay đổi và nhộn nhịp đến không ngờ. Dãy nhà phố thương mại SOHO ngoài thực tế còn đẹp và hiện đại hơn cả trên bản vẽ”, đó chính là nhận xét của hầu hết những khách hàng đến tham quan, hay từ những chủ sở hữu nhà phố SOHO khi quay lại The Global City nhận bàn giao nhà trong thời gian qua.

Bất động sản
Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

(CLO) Bộ Xây dựng cũng đi kiểm tra tại một số vị trí chung cư được rao giá bán cao ở Hà Nội nhưng không có nhiều giao dịch, giao dịch thành công rất ít.

Bất động sản
GS6 The Miami ghi điểm tuyệt đối với “tiện ích tầng không” độc bản phía Tây Hà Nội

GS6 The Miami ghi điểm tuyệt đối với “tiện ích tầng không” độc bản phía Tây Hà Nội

(CLO) Được phát triển theo xu hướng đề cao tính cá nhân hóa và duy nhất, “tiện ích tầng không” thời thượng với tầm view khoáng đạt của GS6 The Miami (Vinhomes Smart City, Hà Nội) mang đến những trải nghiệm nâng tầm cho giới tinh hoa.

Bất động sản
Nhu cầu nhà ở tại TP HCM : cung giảm, cầu tăng

Nhu cầu nhà ở tại TP HCM : cung giảm, cầu tăng

(CLO) Với nhu cầu nhà ở ngày một tăng, nguồn cung tại chỗ và 3 tỉnh lân cận vẫn không thể đáp ứng được lực cầu của TP HCM. Điều đó cũng dẫn đến nhiều sản phẩm thị trường tỉnh đều đang nhắm đến nhu cầu khách hàng của TP HCM.

Bất động sản