Lợi nhà sản xuất và người tiêu dùng

Thứ sáu, 14/08/2015 22:30 PM - 0 Trả lời

Sản xuất nông sản thực phẩm và tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay vẫn trong thực trạng loay hoay tìm lối đi. Khi giữa cung và cầu chưa thật sự gắn kết, phần thua thiệt nhất thuộc về nhà sản xuất. Vì vậy, chuỗi liên kết từ sản xuất đến bán lẻ..

(NB-CL) Sản xuất nông sản thực phẩm và tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay vẫn trong thực trạng loay hoay tìm lối đi. Khi giữa cung và cầu chưa thật sự gắn kết, phần thua thiệt nhất thuộc về nhà sản xuất. Vì vậy, chuỗi liên kết từ sản xuất đến bán lẻ - mô hình hiện đại, đang được xem là có lợi cho nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Ma trận thị trường hàng hóa tiêu dùng

Hiện trạng phổ biến ở thị trường Việt Nam hiện nay là hàng hóa sản xuất ra người sản xuất ra ít được quyết định giá bán, chủ yếu phụ thuộc vào thương lái, nhà buôn và khâu bán lẻ. Hàng hóa đi quá nhiều khâu trung gian vô lý dẫn đến giá bị đẩy lên cao ở khâu bán lẻ. Đường đi lắt léo như vậy nên cũng không quản lý được chất lượng hàng hóa một cách chặt chẽ. Vì vậy, sản xuất không có động lực để phát triển nhanh và bền vững, còn tiêu dùng phải mua với một giá vô lý mà vẫn phải chấp nhận. Người tiêu dùng Việt Nam vừa bị ép về yếu tố giá, vừa bị thiệt hại về chất lượng hàng hóa.

[caption id="attachment_34451" align="aligncenter" width="612"]Nhiều người tiêu dùng lựa chọn mua sắm thực phẩm trong siêu thị. Nhiều người tiêu dùng lựa chọn mua sắm thực phẩm trong siêu thị.[/caption]

Chia sẻ về vấn đề này, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội siêu thị TP. Hà Nội cho biết, chất lượng hàng hóa làm ra cho thị trường tiêu dùng một là không ổn định, ít được chuẩn hóa, lúc khan hiếm, lúc dội chợ dư thừa. Thị trường nội địa còn ít được quan tâm hơn so với xuất khẩu, sản xuất lớn còn ít, chủ yếu là sản xuất cá thể, các kho dự trữ hàng hóa hầu như không có. Do vậy làm ra đến đâu phải buộc tiêu thụ đến đó, dễ bị hao hụt, hư hỏng, ép cấp, ép giá. Mặt khác, có khi hàng có chất lượng giá hợp lý song lại không vào được siêu thị vừa chưa có thương hiệu, chưa có bao bì, nhãn hiệu, mã số, mã vạch theo quy định. Cá biệt, một số siêu thị đòi chiết khấu, hoa hồng cao đối với nhà cung ứng đưa hàng vào siêu thị nên thua thiệt phần lớn thuộc về người sản xuất. Với thực trạng như nêu trên cho thấy, sự gắn kết thành chuỗi giữa sản xuất và tiêu thụ lỏng lẻo, rời rạc, chưa được hiệu quả.

Siêu thị liên kết sản xuất và tiêu dùng

Theo thống kê của Hội siêu thị TP. Hà Nội, Hà Nội có khoảng 100 siêu thị và 20 trung tâm thương mại, chiếm khoảng 13% thị phần bán lẻ. Như vậy hơn 80% kênh bán lẻ được phục vụ ở các kênh truyền thống như chợ, cửa hàng lẻ, cửa hàng rong... Dự kiến, đến năm 2020 – 2030 tỉ trọng siêu thị sẽ chiếm khoảng 30-40% khâu bán lẻ.

Theo ông Vũ Vinh Phú, muốn làm được điều này trước hết từ sản xuất: làm tốt công tác quy hoạch sản xuất từ trung ương đến địa phương theo nhu cầu của thị trường, đặc biệt là theo nhu cầu mà khâu bán lẻ phản ảnh lại sản xuất. Sản xuất phải sạch, năng suất ngày càng cao, giá cả cạnh tranh ở thị trường nội địa, từng bước vươn lên xuất khẩu. Sản xuất ra phải tạo được chuỗi liên kết với khâu bán lẻ. Liên kết phải dựa trên phương châm hai bên đều thắng, lợi nhuận được phân chia một cách hợp lý, mà trước hết phải quan tâm đến lợi nhuận hợp lý của nhà sản xuất. Đây là cái gốc của sự phát triển bền vững của chuỗi sản xuất bán lẻ. Nếu chúng ta không thiết lập một cách hiệu quả thì nguy cơ sẽ thua ngay trên sân nhà. Nhà nước cần có những chính sách để tổ chức lại sản xuất một cách bền vững và hiệu quả, đi đôi với việc phát triển của hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ trong toàn quốc.❑

Kim Thanh

Tin khác

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Tuyên bố cuối tuần qua, quan chức an ninh cấp cao Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể đáp trả hành động Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng ở phương Tây của nước này bằng cách tịch thu tài sản của công dân và các nhà đầu tư Mỹ ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp