Lớp học đặc biệt trong trại giam

Thứ hai, 21/11/2022 06:24 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong lớp học ấy, các học viên là người mang áo số, thụ lý các bản án khác nhau, còn thầy giáo là những cán bộ công an. Lớp học đặc biệt này không chỉ dạy phạm nhân biết đọc, biết viết mà quan trọng hơn là mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài cho các phạm nhân.

Lớp học văn hóa xóa mù chữ tại Trại giam số 3, Bộ Công an, thuộc xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) được triển khai từ năm 2010. Lớp học được mở xuất phát từ thực tế trước đây nhiều phạm nhân nhập trại không biết ký tên và đọc thư người thân.

Sau khi tham gia khóa học kéo dài từ 6 đến 9 tháng, các học viên đều biết đọc, biết viết, có thể đọc sách báo, viết thư về cho gia đình và được cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học.

lop hoc dac biet trong trai giam hinh 1

Lớp học đặc biệt trong trại giam số 3.

Năm học này, lớp học đặc biệt được khai giảng vào giữa tháng 9 với 50 phạm nhân tham gia. Trong đó, học viên nhiều tuổi nhất 62 tuổi, ít tuổi nhất 24 tuổi. Sau ngày khai giảng, thầy và trò đã bắt đầu những tiết học đầu tiên.

Cầm quyển vở mới được phát còn thơm mùi giấy, các học viên mang áo số bắt đầu giờ học. Trên bục giảng, Thiếu tá Nguyễn Bá Đường - cán bộ Đội giáo dục hồ sơ, Trại giam số 3, nắn nót ghi những chữ cái. Dưới lớp, các học viên chăm chú nhìn từng nét phấn của thầy rồi lóng ngóng tập viết vào vở.

Những buổi học đầu, các học viên tập nhận biết mặt chữ. Thầy Đường cầm thước chỉ lên bảng đọc, ở phía dưới các học viên cất tiếng đọc theo. Tiếng gõ nhịp thước vào bảng vang lên, thầy đọc trước, trò đọc sau vang ra từ lớp học ở trại giam thật đặc biệt…

Gắn bó với lớp học này từ ngày đầu thành lập, Thiếu tá Nguyễn Bá Đường cho biết, môi trường trại giam khác xa với bên ngoài nên việc dạy chữ cũng cần có phương pháp. Không ít phạm nhân trong trại từng là “dân anh chị” một thời, do đó ngoài truyền đạt kiến thức còn phải cảm hóa bằng tấm lòng, tâm huyết của người thầy. Ngoài sự nhiệt tình, chu đáo và nghiêm khắc thì thầy giáo ở đây phải có phẩm chất vừa kiên trì, rắn rỏi nhưng cũng linh hoạt, mềm dẻo.

lop hoc dac biet trong trai giam hinh 2

 Thiếu tá Nguyễn Bá Đường - người thầy đặc biệt đang cầm tay nắn chữ cho học viên.

Những học trò đặc biệt của thầy Đường phần lớn là những học viên nhiều tuổi, nhận thức còn hạn chế. Đặc biệt, các học viên chủ yếu là dân tộc thiểu số, thậm chí có cả phạm nhân người Lào, nhiều người nói chưa sõi tiếng Việt. Do đó, có thể hôm nay đọc được nhưng ngày mai thì quên hết nên phải dạy lại từ đầu. Hơn nữa, do tay các học viên cũng đã “cứng” nên việc dạy viết rất khó khăn. Vì thế, thầy giáo phải cầm tay đưa từng chữ, vừa dạy vừa động viên, khích lệ để họ không chán nản, bỏ cuộc.

Là phạm nhân lớn tuổi nhất trong lớp học Lầu Nỏ B. (trú xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) thổ lộ: “Cũng chỉ vì không biết chữ, không hiểu biết pháp luật mà tôi đã phạm phải sai lầm lớn của cuộc đời là đi vận chuyển thuê ma túy. Nghĩ lại thấy mình có lỗi với gia đình. May mắn là tôi luôn được gia đình, con cái quan tâm. 8 đứa con luôn tranh thủ vào thăm nuôi, động viên. Tôi chỉ còn 2 năm nữa là hết án, cán bộ động viên đi học chữ để khi về còn biết ký tên, biết đọc, biết viết”.

Thượng tá Đào Anh Sơn - Phó Giám thị Trại giam số 3 cho biết: Công tác dạy xóa mù chữ cho cộng đồng là chủ trương chung của Đảng và Nhà nước. Trong môi trường trại giam, công tác xóa mù chữ cho phạm nhân cũng được thực hiện thường xuyên. Qua đó, tạo điều kiện cho những phạm nhân không biết chữ hoặc tái mù chữ biết đọc, biết viết, nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật, góp phần tích cực vào công tác giáo dục cải tạo, cảm hóa phạm nhân và giúp đỡ phạm nhân sau khi ra trại có thể tái hòa nhập cộng đồng… Việc học là chìa khóa cho các phạm nhân mở một cánh cửa bước ra thế giới bên ngoài.

Bài và ảnh: Thảo Nguyên

Bình Luận

Tin khác

Ra mắt Dự án Phát triển Công nghệ Tiêu dùng Heaven

Ra mắt Dự án Phát triển Công nghệ Tiêu dùng Heaven

(CLO) Chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2024 và Kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Công nghệ và Sức khỏe tổ chức chương trình Tọa đàm Kỷ niệm Ngày khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5) và ra mắt Ban Quản lý Dự án Phát triển Công nghệ Tiêu dùng Heaven.

Đời sống
Hoạt động cấp nước một số nơi tại TP HCM sẽ bị ảnh hưởng trong cuối tuần này

Hoạt động cấp nước một số nơi tại TP HCM sẽ bị ảnh hưởng trong cuối tuần này

(CLO) Theo Sawaco, việc cấp nước trên địa bàn TP HCM sẽ bị chậm hơn do hoạt động ngưng cấp nước một phần để sửa chữa sự cố.

Đời sống
Dự báo thời tiết 18/5/2024: Cả nước trời nắng nóng

Dự báo thời tiết 18/5/2024: Cả nước trời nắng nóng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 18/5/2024, Nam Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng trên 35 độ C.

Đời sống
Huyện Thanh Trì (Hà Nội): Xuất hiện dự án xây dựng có dấu hiệu trái phép trên đất nông nghiệp

Huyện Thanh Trì (Hà Nội): Xuất hiện dự án xây dựng có dấu hiệu trái phép trên đất nông nghiệp

(CLO) Mặc dù chưa được cấp phép, tuy nhiên ông Chử Mạnh Hoàng tại thôn Tranh Khúc, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì vẫn ngang nhiên tự ý chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp do UBND xã Duyên Hà quản lý sang đất phi nông nghiệp khiến dư luận bức xúc.

Đời sống
35 phóng viên, biên tập viên tham gia khoá bồi dưỡng “Kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương”

35 phóng viên, biên tập viên tham gia khoá bồi dưỡng “Kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương”

(CLO) Ngày 17/5, tại Hà Hội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức khóa bồi dưỡng "Kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương" cho 35 học viên là phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí.

Đời sống