(NB&CL) 'Lửa thử vàng, gian nan thử sức', nhìn vào những nỗ lực trong suốt những tháng ngày qua của Chính phủ nhiệm kỳ mới, hoàn toàn có thể đặt niềm tin vào những thành quả phía trước.
Trong thư động viên các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã viết: Hơn 500 ngày qua, dịch Covid-19 là thước đo tinh thần “lửa thử vàng, gian nan thử sức” và “tương thân, tương ái”, lòng yêu nước của cả dân tộc. Cũng chính hơn 500 ngày qua là những ngày gian lao của Chính phủ nhiệm kỳ mới, vừa nỗ lực cho cuộc chiến chống dịch trường kỳ, vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội. Rất nhiều khó khăn, thử thách chưa có tiền lệ, chưa có kinh nghiệm giải quyết, cả ở trong nước cũng như trên thế giới đang hiển hiện trước mắt. Nhưng “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, nhìn vào những nỗ lực trong suốt những tháng ngày qua của Chính phủ nhiệm kỳ mới, hoàn toàn có thể đặt niềm tin vào những thành quả phía trước.
Quyết liệt nỗ lực vượt “chướng ngại vật”
Có thể nói, Chính phủ nhiệm kỳ XV nhận nhiệm vụ trong bối cảnh thách thức, khó khăn nhiều hơn thuận lợi, vừa phải giải quyết những khó khăn trước mắt, vừa phải hướng đến những mục tiêu lâu dài để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phải thừa nhận: Chính phủ khóa XV nhận nhiệm vụ trong bối cảnh thế giới và trong nước có những thời cơ thuận lợi, thách thức và khó khăn đan xen. Đặc biệt, tình hình dịch Covid-19 với biến chủng Delta đang diễn biến khó lường trên thế giới và Việt Nam, đe dọa sức khỏe, tính mạng của nhân dân và ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt kinh tế - xã hội của đất nước ta.
Đó thực sự là “chướng ngại vật” quá lớn trước mắt mà Chính phủ sẽ phải vượt qua.
Nhưng, như lời Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Khó khăn không phải là thứ sinh ra để làm chùn bước chân của chúng ta, nó là bài kiểm tra tinh thần nhẫn nại và ý chí vươn lên của chúng ta, làm cho kết quả đạt được của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn và ý nghĩa sâu sắc hơn,
Trước bối cảnh đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết 86/NQ-CP về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 nhằm kiểm soát, khống chế đại dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Quyết sách này được coi là mở đường, tạo điều kiện cho các bộ, ngành, địa phương chủ động các biện pháp chống dịch. Chính phủ đã ấn định các dấu mốc thời gian rõ ràng để phấn đấu kiểm soát đại dịch với mục tiêu cao nhất là bảo vệ sức khỏe nhân dân. Các địa phương được yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, phải quán triệt nghiêm “chủ trương 1, tổ chức thực hiện 10”, bảo đảm chặt chẽ, thực chất, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng giãn cách xã hội hình thức hoặc “chặt ngoài, lỏng trong”. Phải xác định và bảo vệ thật chắc các “vùng xanh”; chuyển “vùng vàng” thành “vùng xanh”, “vùng cam” thành “vùng vàng” và khoanh chặt, thu hẹp “vùng đỏ”. “Vùng đỏ” phải được cô lập ở phạm vi hẹp nhất.
Yêu cầu lần này của Chính phủ nêu trong Nghị quyết số 86/NQ-CP là phải bám sát thực tiễn chống dịch với tinh thần “hiệu quả trên hết”; “chủ trương 1, tổ chức thực hiện 10”, bảo đảm chặt chẽ, thực chất là rất kịp thời và chính xác. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có tính toán cụ thể các trường hợp xảy ra, các điều kiện cần thiết, cấp bách cùng với các kịch bản để không rơi vào trạng thái bị động. Phản ứng nhanh của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được ví như liều “thuốc tăng lực” giúp người dân, doanh nghiệp nâng cao sức chống chịu để vượt qua khó khăn trong bối cảnh cả nước chống dịch Covid-19.
Triển khai mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả chiến lược vaccine
Ngay sau khi nhậm chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã quyết liệt đưa ra nhiều giải pháp trong chỉ đạo, điều hành phòng chống dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt là chiến lược vaccine cho Việt Nam. Đây là vấn đề mấu chốt để cứu cánh cho công tác phòng, chống dịch bệnh đang ngày càng phức tạp, đó là miễn dịch cộng đồng thì mới phát triển được kinh tế.
Trong các Phiên họp, hội đàm trực tiếp và trực tuyến của Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính luôn đặt vấn đề về hợp tác trong việc thu mua, chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine với các quốc gia và các doanh nghiệp lớn.
Để có được vaccine nhanh nhất, sớm nhất, nhiều nhất, Thủ tướng Phạm Minh Chính nỗ lực thực hiện ngoại giao vaccine. Đích thân Thủ tướng tiếp xúc, gửi thư và điện đàm với hơn 20 lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế đề cập đến vấn đề vaccine, tranh thủ cơ hội đàm phán với các nhà sản xuất, các cơ quan điều phối về việc chuyển giao công nghệ, chuyển giao sản xuất vaccine về Việt Nam và coi trọng đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước.
Để hướng đến mục tiêu có đủ vaccine tiêm chủng cho 75 triệu người dân đến cuối năm 2021, đầu năm 2022 và những năm tiếp theo, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 53/NQ-CP thông qua chủ trương thành lập Quỹ vaccine phòng chống Covid-19, và đích thân Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đứng ra kêu gọi.
Với sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, người Việt Nam ở nước ngoài và cả bạn bè quốc tế với số tiền hơn 8.000 tỷ đồng ủng hộ đến thời điểm này. Cùng với đó, “chiến lược vaccine” cũng được cụ thể hóa bằng “ngoại giao vaccine”, được triển khai quyết liệt và đã đạt những kết quả rất tích cực.
Theo các chuyên gia kinh tế, “chiến lược vaccine” có ý nghĩa quan trọng với nền kinh tế trong hiện tại và tương lai. Với sự bùng phát mạnh của dịch và biến chủng mới SARS-CoV-2, Chính phủ mới kiện toàn đã rất nhanh chóng chuyển hướng chống dịch theo nguyên tắc “5K + vaccine”. Đó là điều rất đúng đắn, nhanh chóng và thực tế.
Hỗ trợ người lao động thiết thực, kịp thời
Song hành với Nghị quyết 53/NQ-CP, Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 cũng ra đời.
Thời gian qua, dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ tới cuộc sống của người lao động cũng như các doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong năm 2020 tác động này có thể chưa rõ ràng, nhưng đến 2021, dịch Covid-19 đã khiến nhiều lao động và doanh nghiệp thực sự “kiệt quệ”. Vì vậy, việc Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68/2021/NĐ-CP thể hiện sự kịp thời, nhân văn, theo tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau”. Một điểm tích cực đáng ghi nhận nữa trong đợt hỗ trợ lần này, Chính phủ đã mở rộng đối tượng được hưởng lợi chính sách, trong đó có nhóm đối tượng lao động tự do.
Những chính sách hỗ trợ của Chính phủ là thực sự thiết thực với người lao động và doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Nhiều lao động mất việc, ngưng việc hoặc giãn việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến đời sống của họ gặp khá nhiều khó khăn. Hỗ trợ này là sự tiếp sức kịp thời và sẽ giúp họ phần nào vượt qua được những khó khăn trước mắt.
Với những chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Phạm Minh Chính, việc giải ngân gói 26.000 tỷ đã được triển khai ngay, nhiều người đã nhận được tiền. Các chính sách giãn, hoãn tiền thuế và sử dụng đất, chính sách giảm lãi suất ngân hàng, chính sách phân cấp, phân quyền cho các địa phương chống dịch… đều cho thấy sự hành động ngay, sâu sát. Thủ tướng cũng gắn trách nhiệm cá nhân cho các trưởng ngành vào những công việc cụ thể.
Nhiều khó khăn, thách thức phía trước
Mặc dù đại dịch Covid-19 trong thời gian qua vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế - xã hội và sức khỏe, tính mạng của nhiều người dân. Nhưng, với quyết tâm, đồng lòng, quyết liệt vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam tiếp tục phát triển và đạt những kết quả tích cực: Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 7 tháng tăng 1,64% so với cùng kỳ năm 2020; Thu ngân sách Nhà nước đạt 68% dự toán năm, tăng 15,6%; Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 7 tháng đạt trên 373 tỷ USD, tăng 30,2%; xuất khẩu đạt trên 185 tỷ USD, tăng 25,5%...
Tuy nhiên, bên cạnh những chỉ số đã đạt được thì những nỗ lực của Chính phủ trong việc thực hiện “mục tiêu kép” vẫn đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội của đất nước. Lạm phát tiềm ẩn nguy cơ tăng. Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, đặc biệt là vốn ODA. Xuất hiện đứt gãy một số chuỗi cung ứng, nhất là ở giai đoạn đầu của đợt dịch bùng phát trong những tháng gần đây, có những doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu bị trì hoãn hoặc hủy đơn hàng.
Xuất khẩu có xu hướng chậm lại, tình trạng nhập siêu có khả năng tiếp diễn. Một số mặt hàng nông sản tiêu thụ khó khăn, nhất là ở những địa bàn có dịch bùng phát. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm. Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, chờ giải thể tăng so với cùng kỳ Việc làm, sinh kế của nhiều người dân bị ảnh hưởng lớn, nhất là ở những địa bàn có dịch...
Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ đặt ra cho những tháng còn lại của năm 2021 là rất nặng nề, đòi hỏi sự chung sức, đồng lòng và nỗ lực phấn đấu vượt bậc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân để thực hiện đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.
Càng khó khăn, càng phải nỗ lực, càng phải quyết tâm lớn. Vì vậy, tại Phiên họp đầu tiên của Chính phủ khóa mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu rõ 5 yêu cầu phải đạt được trong những tháng còn lại của năm nay: Cương quyết giữ được lưu thông hàng hóa; Bảo đảm lưu thông về tài chính - tiền tệ; Giữ được cung ứng về nguồn lao động, không để đứt gãy thị trường này; Chăm lo, hỗ trợ doanh nghiệp; Bảo đảm sự chỉ huy, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, tránh “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”.
Không có chặng đường nào trải sẵn hoa hồng, “đã hy sinh để thực hiện giãn cách, phong tỏa thì dứt khoát phải kiểm soát được tình hình”, câu nói đó của người đứng đầu Chính phủ đã thể hiện quyết tâm rất lớn của tập thể Chính phủ trong bối cảnh hiện nay. Ngay việc đề ra những mốc thời gian cụ thể nhằm kiểm soát dịch bệnh ở các địa phương cũng minh chứng cho quyết tâm mạnh mẽ đó của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
(CLO) Ngày 14/9, tại Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã diễn ra Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về việc bổ nhiệm đồng chí Phạm Đức Tiến, Ủy viên UBKT Trung ương khóa XIII, nhận nhiệm vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy.
(CLO) Ngày 14/9, TP Hà Nội phát động phong trào toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3, với sự tham gia của lãnh đạo thành phố, các cơ quan, đoàn thể và đông đảo người dân.
(CLO) Chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Việc sửa đổi Luật Báo chí nhằm xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.
(CLO) Theo báo cáo của UBND tỉnh Nam Định, thống kê đến thời điểm 16 giờ 00’ ngày 13/9/2024, tổng giá trị thiệt hại do bão số 3, mưa lũ gây ra trên địa bàn tỉnh ước gần 564 tỷ đồng
(CLO) Về lựa chọn nhà đầu tư Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu nghiên cứu xem xét bổ sung một số tiêu chí quan trọng khác để lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, có thể xem xét các nội dung như: thu hút được hãng tàu có đội tàu chiếm tỷ trọng lớn trên thế giới; yêu cầu về quy mô đầu tư, vốn đầu tư xây dựng trong 5 năm (phải hoàn thành đầu tư 04 bến cảng với tổng vốn khoảng 1,5 tỷ USD)...