Luật Báo chí (sửa đổi) là NỀN TẢNG PHÁP LÝ VỮNG CHẮC ĐỂ PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI

Thứ năm, 07/04/2016 03:22 AM - 0 Trả lời

Tại phiên họp sáng ngày 5/4/2016, Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) đã được 89,47% đại biểu Quốc hội tán thành thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017...

(NBCL) Tại phiên họp sáng ngày 5/4/2016, Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) đã được 89,47% đại biểu Quốc hội tán thành thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017. Luật Báo chí (sửa đổi) có những điểm mới nào đáng chú ý? Luật Báo chí (sửa đổi) sẽ có tác động như thế nào đến hoạt động báo chí? Những vấn đề này đã được chúng tôi đặt ra trong cuộc trò chuyện với Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn.

[caption id="attachment_91315" align="aligncenter" width="690"]Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn tham quan Hội báo Toàn quốc 2016. Ảnh: Văn Thi. Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn tham quan Hội báo Toàn quốc 2016. Ảnh: Văn Thi.[/caption]

+ Luật Báo chí (sửa đổi) lần này được xem là bước chuyển khá căn bản về chất so với Luật Báo chí ban hành năm 1989, được sửa đổi bổ sung năm 1999, cập nhật hơn, sát sườn hơn với đời sống báo chí. Những bước chuyển ấy là gì, thưa Thứ trưởng?

- Đến nay, sau 16 năm thi hành, Luật Báo chí đã bộc lộ những bất cập, chưa điều chỉnh kịp thời những nảy sinh trong thực tiễn hoạt động báo chí, chưa phát huy được hiệu lực và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về báo chí giai đoạn hiện nay. Luật Báo chí lần này gồm 6 chương với 59 điều, trong đó có 30 điều xây dựng mới, 29 điều sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Báo chí hiện hành. Trong đó, điểm mới đáng chú ý thứ nhất là Luật Báo chí (sửa đổi), triển khai nội dung quan trọng được quy định tại điều 14, điều 25 của Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí.

Đây là một nội dung được thảo luận nhiều nhất vì tự do báo chí, tự do ngôn luận thực tế là một phương diện thể hiện dân chủ ở nước ta, nhưng lại là một quyền có giới hạn đối với luật pháp tất cả các quốc gia trên thế giới. Việc giới hạn đó theo “nguyên tắc gây hại”, “nguyên tắc xúc phạm” hoặc xung đột với các quyền khác.

Thứ hai, Luật Báo chí dành một phần rất thỏa đáng để bao quát một cách hệ thống những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí. Quy định này nhằm hạn chế một cách kiên quyết những hành vi lạm quyền của báo chí cả thế giới là “xâm phạm bí mật đời tư” trong thực tiễn phát triển báo chí ở nước ta.

Thứ ba, Luật Báo chí tạo khung pháp lý rộng rãi và nghiêm khắc, đồng thời bảo hộ mạnh mẽ bằng các định chế cần và đủ cho cơ quan báo chí, nhà báo tác nghiệp một cách tự do theo khuôn khổ các quy định từ việc cung cấp thông tin cho báo chí, tới quyền và nghĩa vụ bảo mật nguồn tin của cơ quan báo chí và nhà báo.

Thứ tư là bảo đảm và mở rộng sự liên kết nhiều chiều và sâu sắc trong hoạt động báo chí. Điểm nổi bật cần nhấn mạnh là, sự liên kết này bảo đảm đối tượng người đọc được quyền hưởng lợi về nội dung và các cơ quan báo chí được quyền hưởng lợi về kinh tế trên thực tế, mà trước đây việc liên kết này chỉ thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Tôi cho rằng, Luật Báo chí (sửa đổi) lần này có tính thời đại, tạo nên một môi trường công bằng cho tất cả các loại hình báo chí hoạt động và phát triển. Luật sửa đổi là nền tảng pháp lý vững chắc để phát triển báo chí hiện đại, quy định cụ thể hành lang pháp lý để các loại hình báo chí, nhà báo hoạt động.

+Tự do báo chí, tự do ngôn luận là một nội dung được thảo luận nhiều nhất trên nghị trường những kỳ họp vừa qua khi bàn về Luật Báo chí (sửa đổi). Trên thực tế, làm thế nào để người dân và chính những người làm báo hiểu đó là một quyền có giới hạn là điều không đơn giản, nhất là trong bối cảnh thông tin thời thế giới phẳng như hiện nay, thưa Thứ trưởng?

- Chúng ta căn cứ vào điều 25 của Hiến pháp năm 2013, quy định rất rõ quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận trên báo chí, quyền tiếp cận thông tin. Trong Luật Báo chí (sửa đổi) lần này cũng thể hiện rất rõ việc cụ thể hóa thực thi quyền đó - quyền tự do báo chí của công dân. Ở đây có hai vấn đề. Một là công dân có quyền tự do báo chí của mình, cụ thể hiểu ở nghĩa mình được tiếp cận thông tin báo chí và được tự do phát ngôn ở cơ quan báo chí của mình. Thứ hai là được tham gia vào xây dựng các cơ quan báo chí. Công dân có quyền tự do báo chí của mình nhưng phải được pháp luật bảo hộ. Tức anh tự do nhưng phải tôn trọng quyền tự do của người khác và đảm bảo quyền tự do của người khác. Không phải vì quyền tự do của mình mà xâm hại quyền tự do của người khác, nhất là quyền tự do của các cá nhân và tổ chức. Nhà nước bảo hộ quyền tự do này của công dân. Đồng thời, dự án luật lần này thể hiện rất rõ: không kiểm định báo chí trước khi in, đăng và phát sóng, điều đó thể hiện rất rõ quyền tự do. Đây là điểm rất mới.

+ Có một thực tế không thể phủ nhận và đôi khi khiến dư luận rất bức xúc đó là có những tờ báo, trang tin đã “vin” và lạm dụng vào tự do ngôn luận, tự do báo chí gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, lợi ích xã hội... Luật Báo chí (sửa đổi) “xử” thế nào về những hành vi này, thưa Thứ trưởng?

- Nếu Luật Báo chí hiện hành quy định khá chung thì Luật Báo chí (sửa đổi) lần này nêu khá cụ thể, như quy định nội dung và hành vi cấm trong hoạt động báo chí, như cấm đăng phát những thông tin, nội dung liên quan đến cá nhân và tổ chức nhằm xâm hại cá nhân và tổ chức đó. Hoặc, trước một vụ việc tiêu cực, một vụ án khi mà cá nhân, tổ chức có liên quan chưa bị cơ quan chức năng xem xét, kết luật có vi phạm, liên đới hay không thì báo chí cũng không được quy kết và xâm hại đến họ. Một vấn đề mới nữa là quyền của cá nhân. Anh được quyền tự do đăng tin bài có tính chất báo chí ở trên các trang mạng xã hội nhưng những tin bài đưa trên đó là phải đảm bảo đúng pháp luật và không vi phạm vào những điều cấm ở trong Luật Báo chí.

Quy định về những hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí tại Điều 9 Luật Báo chí (sửa đổi) đã được cân nhắc, kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Báo chí hiện hành, đã xin ý kiến các cơ quan báo chí, các chuyên gia rất nhiều lần trong quá trình soạn thảo luật và được sự đồng tình. Mặt khác, những hành vi cấm đăng, phát thông tin quy định tại

Khoản1, Khoản 2 Điều 9 đã có sự tương thích với các quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015, các hành vi bị cấm khác đã tương thích với Bộ luật Dân sự và các luật khác, bảo đảm tính khả thi trong thực tế.

Về xử lý vi phạm, Luật Báo chí (sửa đổi) đã bổ sung một số quy định mới như: Cơ quan báo chí bị thu hồi giấy phép hoạt động báo chí, giấy phép xuất bản thêm ấn phẩm báo chí, phụ trương, sản xuất thêm kênh phát thanh, kênh truyền hình, chuyên trang của báo điện tử và cơ quan, tổ chức bị thu hồi giấy phép xuất bản đặc san, bản tin, trang thông tin điện tử tổng hợp khi đăng, phát thông tin vi phạm quy định tại Khoản 1,2,3,4,5,6,7,8,9 Điều 9 gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực báo chí thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

+ Luật Báo chí (sửa đổi) vừa được thông qua sẽ đi vào đời sống báo chí cùng với Quy hoạch Phát triển và Quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Điểm lợi lớn nhất của việc hai quy định báo chí nòng cốt này được đưa ra gần như cùng thời điểm là gì, thưa Thứ trưởng?

- Luật Báo chí (sửa đổi) có hiệu lực trong thời gian tới sẽ là căn cứ pháp lý để triển khai các nội dung đã được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương thông qua, được nêu trong đề án quy hoạch. Luật Báo chí (sửa đổi) sẽ hỗ trợ tốt cho quy hoạch báo chí, tránh chồng chéo về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan báo chí. Các nội dung định hướng trong quy hoạch báo chí không có gì mâu thuẫn với dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) mà gắn kết rất chặt chẽ với nhau.

+ Xin cảm ơn Thứ trưởng!

HỒNG SÂM- NGỌC LÀNH

Tin khác

Thêm 100.000 bản phụ san tranh panorama 'Chiến dịch Điện Biên Phủ' được Báo Nhân Dân in tặng bạn đọc

Thêm 100.000 bản phụ san tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" được Báo Nhân Dân in tặng bạn đọc

(CLO) Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Nghề báo
Xuất bản cuốn sách 'Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi'

Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"

(CLO) Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi" nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.

Nghề báo
Thu hồi giấy phép hoạt động của Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu

Thu hồi giấy phép hoạt động của Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu

(CLO) Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa ban hành quyết định về việc thu hồi Giấy phép hoạt động Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu thuộc Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư Châu Âu.

Nghề báo
Trung tâm Báo chí TP HCM - điểm đến thân quen của đội ngũ báo chí

Trung tâm Báo chí TP HCM - điểm đến thân quen của đội ngũ báo chí

(CLO) Ngày 17/5, Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Đề án thành lập Trung tâm Báo chí TP HCM.

Nghề báo
Báo Thanh Niên tổ chức hội thảo 'Hạ nhiệt giá vé máy bay được không?'

Báo Thanh Niên tổ chức hội thảo "Hạ nhiệt giá vé máy bay được không?"

(CLO) Lần đầu tiên, đại diện của 4 hãng hàng không nội địa gồm VietnamAirlines, VietJet, Vietravel Airlines và Bamboo Airways sẽ trực tiếp nói về những nguyên nhân khiến giá vé máy bay tăng cao trong thời gian vừa qua; Xu hướng thị trường hàng không trong giai đoạn tới cũng như nhiều vấn đề nóng bỏng liên quan đến chủ đề này.

Nghề báo