Luật hóa chống chuyển giá: Không để lọt lưới doanh nghiệp trốn thuế

Thứ năm, 08/11/2018 14:15 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các chuyên gia cho rằng việc chống chuyển giá được luật hóa trong Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) sẽ giúp cơ quan quản lý thuế có công cụ đủ mạnh để xử lý doanh nghiệp cố tình trốn thuế qua hình thức chuyển giá.

Ngày 8/11, dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đã được trình tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, trong đó hoàn thiện các quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết để phòng chống chuyển giá.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo Ban soạn thảo Dự án Luật, vấn đề chuyển giá, tránh thuế của doanh nghiệp đa quốc gia, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thông qua chính sách giá giao dịch nội bộ đã và đang là thách thức lớn đối với mỗi quốc gia bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển.

Tại Việt Nam, đồng hành với chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, việc chống chuyển giá đã được chú trọng trong nhiều năm qua. Hệ thống thể chế, chính sách điều chỉnh các hành vi chuyển giá không ngừng được hoàn thiện thông qua hệ thống các văn bản pháp luật.

Trên cơ sở đó, Dự thảo Luật Quản lý thuế đã luật hóa một số nguyên tắc cơ bản về giao dịch liên kết đã được quy định tại Nghị định 20/2017/NĐ-CP về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Cụ thể, nguyên tắc quản lý thuế đối với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết; áp dụng cơ chế đơn giản hoá trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết đối với người nộp thuế có quy mô nhỏ, rủi ro thấp; nghĩa vụ cung cấp hồ sơ, thông tin dữ liệu đối với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết. Đồng thời, quy định về trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế Việt Nam và cơ quan thuế nước ngoài phục vụ quản lý giá chuyển nhượng đối với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết.

Dự kiến, Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thảo luận tại hội trường ngày 14/11.

Theo ông Phạm Ngọc Long, Giám đốc Dịch vụ thuế và Tư vấn Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, từ năm 2017, việc nâng tầm quy định liên quan đến giá trong các giao dịch liên kết từ cấp Thông tư lên Nghị định (Nghị định 20/2017/NĐ-CP) và mới đây là những quy định trong Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi), cho thấy Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến việc tuân thủ của không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài mà cả các doanh nghiệp trong nước, khi có phát sinh giao dịch liên kết thì cùng phải chịu sự quản lý giống nhau và việc tính giá đều phải căn cứ theo giá thị trường.

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam thì cho rằng, việc chống chuyển giá được luật hóa trong Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) sẽ giúp cơ quan quản lý thuế có công cụ đủ mạnh để xử lý doanh nghiệp cố tình trốn thuế qua hình thức chuyển giá.

Theo bà Cúc, nhiều nội dung liên quan đến chống chuyển giá trong dự thảo Luật cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu.

Dự thảo đã trao cho cơ quan thuế thẩm quyền kiểm tra thuế, thanh tra sự tuân thủ của người nộp thuế trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết trên nguyên tắc giao dịch độc lập và nguyên tắc “bản chất quyết định hình thức” nhằm chống chuyển lợi nhuận, chống chuyển giá, ngăn ngừa tránh thuế, trốn thuế.

Cơ quan thuế sẽ ấn định thuế trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện các giao dịch không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh; doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết không tuân thủ quy định về nghĩa vụ kê khai và cung cấp thông tin theo quy định về quản lý thuế.

Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt 20% trên số tiền thuế khai thiếu, số tiền thuế được hoàn trong trường hợp đã lập hồ sơ xác định giá thị trường hoặc đã lập tờ khai giao dịch liên kết theo đúng quy định về xác định giá thị trường đối với giao dịch liên kết, nhưng cơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm quyền khi thanh tra, kiểm tra kết luận số liệu thanh tra, kiểm tra khác với số liệu đã khai của người nộp thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp.

Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) nhận định, Luật Quản lý thuế được sửa đổi rất kịp thời trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, các giao dịch liên kết và xuyên quốc gia sẽ ngày càng gia tăng.

Ông Nguyễn Văn Toàn cho rằng, về bản chất, tất cả giao dịch liên kết của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia là những giao dịch bình thường vì giữa những công ty trong tập đoàn, công ty mẹ - con thường có hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ với nhau.

Tuy nhiên, nếu những hành vi giao dịch liên kết đó có dấu hiệu đẩy giá mua vào cao lên, giá bán ra thấp xuống, khiến cho lợi nhuận giảm đi, hoặc thậm chí không có lợi nhuận để không phải chịu thuế thì hoạt động chuyển giá khi đó là bất hợp pháp và làm tổn hại đến ngân sách quốc gia.

Quy định trong Dự thảo Luật cho phép khi cơ quan quản lý Nhà nước thấy hiện tượng bất bình thường về chuyển giá của các giao dịch liên kết, có quyền áp giá của những giao dịch tương đồng trên thị trường, từ đó tính toán được phần lợi nhuận chịu thuế TNDN. Đây là hành động tạo ra sự công bằng giữa những công ty có giao dịch liên kết với những công ty khác.

Vấn đề đặt ra là cơ sở tính giá thị trường như thế nào? Ông Toàn cho biết, hiện nay các cơ quan quản lý đang xây dựng hệ thống dữ liệu về giá. Hệ thống rất quan trọng và phải được liên tục cập nhật thì mới phản ánh được giá trị trường của những giao dịch độc lập ở điều kiện tương đồng với các giao dịch liên kết, từ đó là cơ sở so sánh.

“Luật được ban hành là tiền đề cho quản lý nhưng thực hiện có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của cơ quan quản lý thuế, chất lượng của nguồn dữ liệu cùng trách nhiệm và đạo đức của người thi hành công vụ”, ông Toàn khẳng định.

Theo ông Toàn, doanh nghiệp cần phải chủ động tìm hiểu các nội dung được nêu ra trong Luật để trước hết hiểu hành động của mình có vi phạm pháp luật hay không, những hành vi như thế nào được quy là trốn thuế, lách thuế, chuyển giá. Về phía các cơ quan Nhà nước, khi xây dựng các văn bản luật cũng cần tham khảo các nước khác để tạo sân chơi bình đẳng, giúp các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam không thấy quá bỡ ngỡ với những khác biệt trong hệ thống pháp luật.

PV

Tin khác

Tận dụng dòng khách thuê ổn định, căn hộ tại Bình Dương thu hút nhiều nhà đầu tư nắm giữ dài hạn

Tận dụng dòng khách thuê ổn định, căn hộ tại Bình Dương thu hút nhiều nhà đầu tư nắm giữ dài hạn

(CLO) Không chỉ hấp dẫn nguồn cầu ở thực từ TP HCM, Bình Dương còn là điểm đến của nhiều nhà đầu tư căn hộ chung cư trong giai đoạn hiện tại nhờ khả năng kinh doanh dòng tiền, giúp tăng tỷ suất sinh lời khi nắm giữ dài hạn.

Bất động sản
Báo lãi trăm tỷ mỗi năm nhưng Nafoods (NAF) đã 5 năm chưa chia cổ tức vì sao?

Báo lãi trăm tỷ mỗi năm nhưng Nafoods (NAF) đã 5 năm chưa chia cổ tức vì sao?

(CLO) Dù báo lãi cả trăm tỷ đồng mỗi năm nhưng suốt 5 năm, cổ đông của Nafoods (NAF) không nhận được 1 đồng cổ tức.

Tài chính - Bảo hiểm
Huyện 'cửa ngõ' phía bắc của Tây Nam Bộ được quy hoạch 13 khu công nghiệp và 46 dự án nhà ở

Huyện 'cửa ngõ' phía bắc của Tây Nam Bộ được quy hoạch 13 khu công nghiệp và 46 dự án nhà ở

(CLO) Mới đây, Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị thẩm định nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Bến Lức (Long An) đến năm 2045. Định hướng đến năm 2045, xây dựng huyện này thành đô thị loại II và phát triển theo mô hình đô thị thông minh.

Bất động sản
Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

(CLO) Phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng nay (3/5) đã được Ngân hàng Nhà nước huỷ, do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

(CLO) Nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng nhanh hơn dự kiến chỉ vài tháng trước nhờ hoạt động kinh tế kiên cường của Mỹ trong khi lạm phát đang hội tụ nhanh hơn dự kiến của các ngân hàng trung ương, theo OECD.

Thị trường - Doanh nghiệp