Luật hóa tạo cơ sở pháp lý để phát triển, nhân rộng mô hình phòng khám bác sỹ gia đình

Thứ hai, 13/06/2022 11:44 AM - 0 Trả lời

(CLO) Để tháo gỡ bất cập, tạo điều kiện mô hình bác sỹ gia đình phát triển đúng hướng, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc ban đầu cho người dân theo hướng toàn diện và liên tục, đại biểu Quốc hội đề nghị luật hóa tạo cơ sở pháp lý để phát triển, nhân rộng mô hình phòng khám bác sỹ gia đình.

Phòng khám gia đình gặp nhiều vướng mắc về cơ chế định giá, thanh toán bảo hiểm y tế

Đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) trước Quốc hội sáng nay (13/6), đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Huế - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn bày tỏ đồng thuận với dự thảo Luật.

Nêu ý kiến về mô hình phòng khám bác sỹ gia đình, đại biểu Nguyễn Thị Huế cho biết, trong giai đoạn 2016-2020, Bộ Y tế đã triển khai đề án bác sỹ gia đình với mục tiêu xây dựng và phát triển mô hình phòng khám này trong hệ thống y tế Việt Nam. Phòng khám bác sỹ gia đình được coi là mô hình có thể giúp sàng lọc, giải quyết được phần lớn các bệnh lý thông thường, không cần chuyển tuyến, góp phần giảm tải tại các bệnh viện, giảm bớt gánh nặng thời gian và công việc cho các bác sỹ chuyên khoa liên quan; tiết kiệm chi phí nằm viện cho bệnh nhân và chi phí bảo hiểm y tế...

luat hoa tao co so phap ly de phat trien nhan rong mo hinh phong kham bac sy gia dinh hinh 1

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Huế - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn.

Bài liên quan

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Huế, thực tế cho thấy, mô hình này hiện vẫn đang gặp nhiều vướng mắc như chưa có cơ chế định giá, chưa thanh toán bảo hiểm y tế cho các dịch vụ trong mô hình hoạt động của bác sỹ gia đình. Chưa xây dựng được quy chế phối hợp chuyển tuyến và trao đổi thông tin phù hợp giữa các phòng khám bác sỹ gia đình với hệ thống phòng khám chữa bệnh trong quá trình quản lý bệnh nhân. Phí dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà còn mang tính tự phát, chưa được thanh toán bảo hiểm y tế. Chưa xây dựng được mẫu bệnh án giấy thống nhất bệnh án điện tử của phòng khám bác sỹ gia đình.

Để hoàn thiện mô hình này, đại biểu Nguyễn Thị Huế đề nghị ngành Y tế cần có đánh giá, tổng kết cụ thể, xác định phạm vi, quy mô, chức năng, nhiệm vụ của phòng khám bác sỹ gia đình và các điều kiện bảo đảm hoạt động như giá dịch vụ phòng khám, cơ chế chuyển tuyến, cơ chế thanh toán bảo hiểm y tế.

Đồng thời, đại biểu Nguyễn Thị Huế cho rằng, cần có những hỗ trợ về chính sách để nhân rộng mô hình bác sĩ gia đình trên toàn quốc nhằm tăng nhân sự y học gia đình cho các khoa khám bệnh ngoại trú; cần quan tâm đến vấn đề hành lang pháp lý và được luật hóa, có thể đưa vào một điều luật cụ thể về nội dung này trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) bởi nghề y luôn tiềm ẩn những tai biến y khoa. "Nếu tại phòng khám bác sĩ gia đình có bệnh nhân tử vong hoặc xảy ra tai biến y khoa thì bác sĩ phải giải quyết như thế nào? Cần có cơ chế để người bệnh được hưởng tối đa quyền lợi bảo hiểm y tế", bà Huế lưu ý.

Tạo cơ sở pháp lý để nhân rộng mô hình phòng khám bác sỹ gia đình

Tham gia phát biểu thảo luận sau đại biểu Nguyễn Thị Huế, đại biểu Quốc hội Lê Thu Hà - Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai cho rằng, quá tải tuyến trên là một trong những vấn đề nan giải của ngành y tế. "Vì nhiều lý do chúng ta đã bỏ qua những vấn đề hết sức cơ bản của một nền y tế lành mạnh trong khi tập trung nguồn lực khắc phục nhưng chưa hiệu quả thì bước đi chính xác là mô hình bác sĩ gia đình lại chưa được quan tâm triển khai, thiếu vắng các quy định cần thiết trong Dự thảo Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi) lần này", bà Hà nêu rõ.

luat hoa tao co so phap ly de phat trien nhan rong mo hinh phong kham bac sy gia dinh hinh 2

Đại biểu Quốc hội Lê Thu Hà - Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai.

Theo bà Lê Thu Hà, mô hình bác sĩ gia đình là mô hình chăm sóc sức khỏe ban đầu khá phổ biến ở nước ngoài được áp dụng thành công trong nhiều thập kỉ trước đây. Không chỉ thành công ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Canada, Úc mà cả ở những nước đang phát triển thuộc khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Philippines. Thông thường mỗi bác sĩ phụ trách một danh sách bệnh nhân nhất định, các bệnh nhân được đăng ký một bác sĩ gia đình cụ thể để chăm sóc sức khỏe cho họ. Việc thăm khám cho bệnh nhân hầu hết được thực hiện tại nhà, và để được khám ở tuyến trên thì các bệnh nhân phải được giới thiệu của bác sĩ gia đình.

Ở Việt Nam mô hình phòng khám bác sĩ gia đình đã được Bộ Y tế phê duyệt để nhân rộng và phát triển giai đoạn 2016 – 2020 với mục tiêu cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, liên tục, toàn diện cho cá nhân, gia đình và cộng đồng nhằm góp phần chăm sóc sức khỏe ban đầu và giảm quá tải bệnh viện. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đã đề ra những mục tiêu cụ thể để hoàn thiện mô hình phòng khám bác sĩ gia đình phù hợp với thực tiễn Việt Nam…

Tuy nhiên, theo đại biểu Đoàn Lào Cai, cho đến nay, cả nước mới chỉ có khoảng 340 phòng khám bác sĩ gia đình, 256 phòng khám công lập và 84 phòng khám tư nhân. Số phòng khám được cấp phép hoạt động theo Thông tư số 16 năm 2014 của Bộ Y tế là 198, số chưa được cấp phép hoạt động là 142. Trong giai đoạn 2013-2017, các phòng khám bác sĩ gia đình đã tổ chức lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho hơn 81 nghìn người bệnh; đến tháng 9/2021 số hồ sơ quản lý sức khỏe được lập tăng lên gần 16 triệu hồ sơ.

Để tháo gỡ những bất cập, tạo điều kiện mô hình bác sỹ gia đình phát triển đúng hướng, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc ban đầu theo hướng toàn diện và liên tục, giúp sàng lọc bệnh tật, chuyển tuyến phù hợp, góp phần giảm tải bệnh viện tuyến trên, giảm tải gánh nặng kinh tế cho bệnh nhân nói riêng cũng như xã hội nói chung, đại biểu Lê Thu Hà đề nghị luật hóa tạo cơ sở pháp lý để phát triển, nhân rộng mô hình phòng khám bác sỹ gia đình.

Đại biểu Lê Thu Hà cũng đề nghị bổ sung đối tượng bác sỹ gia đình và các nguyên lý y học gia đình vào các nội dung sửa lần này liên quan đến điều kiện đảm bảo thực hiện cho hoạt động khám, chữa bệnh bao gồm tổ chức hệ thống cung ứng dịch vụ y tế, thay đổi cách tiếp cận về giá dịch vụ khám, chữa bệnh, sửa đổi điều kiện cấp giấy phép hành nghề, đào tạo, bồi dưỡng người hành nghề, quy định tài chính trong khám, chữa bệnh, ngân sách nhà nước công tác khám, chữa bệnh...

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

Lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

(CLO) Chiều 6/5, Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ trong khu di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Tin tức
Việt Nam mong muốn cùng Campuchia hợp tác chặt chẽ để phát triển bền vững dòng sông Mekong

Việt Nam mong muốn cùng Campuchia hợp tác chặt chẽ để phát triển bền vững dòng sông Mekong

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam mong muốn cùng Campuchia và các quốc gia trong lưu vực sông Mekong hợp tác chặt chẽ trong các hoạt động sử dụng, quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững dòng sông Mekong.

Tin tức
Bắc Ninh điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ chủ chốt các sở, ngành, địa phương

Bắc Ninh điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ chủ chốt các sở, ngành, địa phương

(CLO) Ngày 6/5, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh tổ chức hội nghị công bố các quyết định điều động, bổ nhiệm lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương.

Tin tức
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm giải đáp nhiều vấn đề tại buổi tiếp xúc cử tri tỉnh Hưng Yên

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm giải đáp nhiều vấn đề tại buổi tiếp xúc cử tri tỉnh Hưng Yên

(CLO) Ngày 6/5, Đại tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên đã tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Tin tức
Vai trò, tầm quan trọng của công tác hậu cần trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Vai trò, tầm quan trọng của công tác hậu cần trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Những hình ảnh, hiện vật tiêu biểu được trưng bày đã khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác hậu cần và ngành Hậu cần Quân đội trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tin tức