Luật Phòng chống ma túy 2021 đã tháo gỡ nhiều “vướng mắc”, bám sát thực tiễn

Chủ nhật, 02/01/2022 18:54 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo đại diện C04 – Bộ Công an: Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được đánh giá là đã khắc phục những khó khăn, vướng mắc của Luật cũ, bám sát thực tiễn; sẽ góp phần làm tăng hiệu quả công tác phòng chống ma túy vốn dĩ đã rất nhiều cam go và thử thách.

Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 11, có hiệu lực thi hành bắt đầu từ năm 2022. Luật này đã khắc phục những hạn chế, vướng mắc so với quy định cũ liên quan đến công tác phòng chống ma túy; bám sát thực tiễn; đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật cũng như tính khả thi… được kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống ma túy.

Một trong những điểm mới đáng chú ý của Luật Phòng chống ma túy năm 2021 là có một chương riêng về quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, trên tinh thần việc quản lý thực hiện ngay từ lần đầu tiên phát hiện người đó có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, để ngăn chặn từ sớm, từ xa. Đây là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm, với kỳ vọng sẽ giảm số người sử dụng ma túy, từ đó cũng sẽ giảm bớt các loại tội phạm khác bắt nguồn từ việc sử dụng ma túy.

luat phong chong ma tuy 2021 da thao go nhieu vuong mac bam sat thuc tien hinh 1

Ảnh minh họa.

Xung quanh vấn đề này, trao đổi với phóng viên báo Nhà báo và Công luận, đại diện Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04 – Bộ Công an) cho biết: “Do sự phát triển nhanh của kinh tế, văn hóa – xã hội nên một số quan hệ xã hội mới liên quan đến công tác phòng, chống ma túy xuất hiện nhưng Luật Phòng chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) chưa có quy định điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn. Do đó, việc ban hành Luật Phòng chống ma túy năm 2021 là yêu cầu cấp thiết, khách quan”, đại diện C04 cho hay.

Theo C04 Bộ Công an, Luật Phòng chống ma túy năm 2000 chưa có quy định về quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy. Trên thực tế thì tình hình sử dụng trái phép chất ma túy ngày càng phức tạp, đặc biệt là việc sử dụng ma túy tổng hợp. Sự phát triển bùng nổ của các loại hình kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự như vũ trường, quán Bar, karaoke, sự kiện âm nhạc... đã tạo điều kiện cho các đối tượng lợi dụng tổ chức sử dụng trái phép ma túy tổng hợp. Nhiều trường hợp ngay từ lần đầu tiên sử dụng đã gây ra nguy hiểm cho chính bản thân mình và gây mất an ninh, trật tự, không kiểm soát được hành vi, gây ra các vụ thảm án, tai nạn giao thông kinh hoàng, có những vụ đối tượng giết hại chính người thân trong gia đình mình.

Do đó, cần phải quy định biện pháp quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy để phòng ngừa họ tái sử dụng, theo dõi, giám sát để kịp thời ngăn chặn họ vi phạm pháp luật, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác và chính bản thân họ.

Đại diện C04 nhấn mạnh: “Trước thực trạng trên, Luật Phòng chống ma túy năm 2021 đã có 1 chương riêng về quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy. Đây là biện pháp phòng ngừa nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đảm bảo quản lý chặt chẽ người sử dụng trái phép chất ma túy, giúp họ không tiếp tục sử dụng, góp phần hạn chế việc gia tăng người nghiện, giảm “nguồn cầu” về ma túy, cũng như phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật của họ”.

luat phong chong ma tuy 2021 da thao go nhieu vuong mac bam sat thuc tien hinh 2

Trung tá Hoàng Văn Hiều, Phó trưởng Phòng 2 - C04.

Nói về điều này, Trung tá Hoàng Văn Hiều, Phó trưởng Phòng 2 - C04 cũng nhận định: Những năm vừa qua, số lượng người sử dụng trái phép chất ma túy ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Trung bình hằng năm phát hiện khoảng 140.000 người sử dụng trái phép chất ma túy, đặc biệt là việc sử dụng ma túy tổng hợp dẫn đến loạn thần, "ngáo đá" gây mất an ninh trật tự… Khi Luật Phòng chống ma túy năm 2021 có hiệu lực thì việc quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy được thực hiện ngay từ lần đầu phát hiện người đó có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Thời hạn quản lý là 1 năm kể từ ngày có quyết định quản lý của Chủ tịch UBND cấp xã. Công an cấp xã giúp UBND cùng cấp lập danh sách và chủ trì quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy cư trú tại địa phương… Nếu việc thực hiện cai nghiện ma túy tự nguyện có vi phạm, lập tức sẽ chuyển sang cai nghiện ma túy bắt buộc.

Ngoài ra, C04 cũng cho rằng, theo Luật cũ (Luật Phòng chống ma túy năm 2000) thì quy định về công tác cai nghiện cũng còn những bất cập; một số quy định không thống nhất, đồng bộ với các văn bản pháp luật khác… Trong khi đó, Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được đánh giá là đã khắc phục được những khó khăn, vướng mắc trên, bám sát thực tiễn; sẽ góp phần làm tăng hiệu quả công tác phòng chống ma túy vốn dĩ đã rất nhiều cam go và thử thách.

N.Hường

Bình Luận

Tin khác

Hà Nội chi trả trợ cấp cho người có công gần 800 tỷ đồng

Hà Nội chi trả trợ cấp cho người có công gần 800 tỷ đồng

(CLO) Tổng kinh phí 4 tháng đầu năm 2024 chi cho công tác trợ cấp người có công của Thành phố là 789,7 tỷ đồng.

Tin tức
TP HCM triển khai nhiều dự án chống ngập cho giai đoạn 2024-2025

TP HCM triển khai nhiều dự án chống ngập cho giai đoạn 2024-2025

(CLO) UBND TP HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình chống ngập và xử lý nước thải TP HCM giai đoạn 2024 - 2025. Hướng tới việc nâng cấp, cải tạo và xây dựng hệ thống thoát nước để kết nối đồng bộ, đảm bảo thoát nước cho khu đô thị và khu dân cư mới.

Tin tức
Chủ tịch UBND TP Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

Chủ tịch UBND TP Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

(CLO) Sáng 3/5, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đến thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn huyện Đông Anh.

Tin tức
Hà Nội: Kiểm tra 16 đơn vị về cải cách hành chính, chuyển đổi số

Hà Nội: Kiểm tra 16 đơn vị về cải cách hành chính, chuyển đổi số

(CLO) Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số, Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 16/KH-BCĐ kiểm tra công tác trên địa bàn Thủ đô năm 2024.

Tin tức
Hà Nội yêu cầu kiểm tra, xử lý xây dựng trái phép trên đất rừng

Hà Nội yêu cầu kiểm tra, xử lý xây dựng trái phép trên đất rừng

(CLO) UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các lực lượng chức năng thường xuyên tuần tra, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm; có trách nhiệm ngăn chặn kịp thời và đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý dứt điểm theo quy định pháp luật đối với các hành vi san ủi, lấn chiếm đất lâm nghiệp, xây dựng các công trình trái phép trên đất lâm nghiệp.

Tin tức