Luật sư yêu cầu xử nghiêm hành vi đi xe khách về quê của BN 2899

Thứ sáu, 30/04/2021 12:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo quy định việc di chuyển nơi cách ly tập trung về nơi lưu trú phải đi xe riêng, xe phải được đăng ký trước. Tuy nhiên, BN 2899 đã không tuân thủ việc này.

Hiện nay, nhiều ý kiến thắc mắc tại sao BN 2899 (Nguyễn Văn Đ., ở Lý Nhân, Hà Nam) sau khi cách ly 14 ngày  đi về quê bằng xe khách trong khi quy định phải đi xe riêng.

Cũng vì di chuyển bằng xe khách nên, tối ngày 29/4, Bộ Y tế phải phát đi thông báo khẩn đề nghị những hành khách đi trên xe khách (43B-048.78) tuyến Đà Nẵng - Hà Nội xuất phát lúc 20h30 ngày 21/4/2021 liên hệ ngay với cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn hỗ trợ.

Nguy cơ lây lan dịch từ cộng đồng từ hành vi trên rất lớn vì thế cần thiết phải được xử lý nghiêm.

Hiện nay dịch bênh COVID-19 đang xảy ra phức tạp nên các quy định phòng, chống dịch COVID-19 cần được thực hiện nghiêm (ảnh nguồn internet).

Hiện nay dịch bênh COVID-19 đang xảy ra phức tạp nên các quy định phòng, chống dịch COVID-19 cần được thực hiện nghiêm (ảnh nguồn internet).

Được biết, việc đi lại của người sau cách ly bắt buộc 14 ngày đã được quy định một cách rõ ràng, Luật sư Diệp Năng Bình trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận cho biết, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã có Công văn 425/CV-BCĐ ngày 19/1/2021 hướng dẫn bàn giao, quản lý sau khi hoàn thành cách ly tập trung.

Trong đó, liên quan vấn đề di chuyển từ khu cách ly tập trung về nơi lưu trú, Ban Chỉ đạo hướng dẫn như sau: Nếu đi phương tiện vận tải đường bộ thì yêu cầu đi bằng xe riêng (do người hoàn thành cách ly hoặc cơ quan sử dụng người nhập cảnh hoặc chủ cơ sở cách ly tập trung hoặc địa phương bố trí), xe phải được đăng ký trước với đơn vị quản lý khu cách ly tập trung, không tổ chức đưa đón đông người (chỉ gồm lái xe hoặc/và người giám sát đi cùng).

Người hoàn thành cách ly, lái xe hoặc người đi cùng (nếu có) phải đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển, bố trí, sử dụng thường xuyên dung dịch sát khuẩn tay khi lên, xuống xe và trong suốt quá trình di chuyển; cài đặt và mở ứng dụng truy vết (Bluezone) liên tục và áp dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân theo quy định.

Hạn chế tiếp xúc gần (< 2 m) với người khác trong quá trình di chuyển.

Hạn chế dừng, đỗ ăn uống dọc đường, tốt nhất là đi thẳng từ khu cách ly tập trung về nhà, nơi lưu trú.

Như vậy, có thể thấy trong trường hợp này sau khi cách ly người đó đã không thực hiện đúng theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo. Đồng thời, sự việc cũng cho thấy sự thiếu trách nhiệm giám sát của nơi cách ly sau khi cho người cách ly về địa phương.

Tòa án nhân dân tối cao cũng đã hướng dẫn áp dụng pháp luật và tổ chức xét xử đối với một số hành vi vi phạm pháp luật phổ biến có đủ yếu tố cấu thành tội phạm trong phòng, chống dịch bệnh như sau:

Người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh Covid-19 đã được thông báo cách ly thực hiện một trong các hành vi sau đây gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 và bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người: Trốn khỏi nơi cách ly;  Không tuân thủ quy định về cách ly; Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối.

Người chưa bị xác định mắc bệnh Covid-19 nhưng sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, quyết định phong tỏa thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295: Trốn khỏi khu vực bị cách ly, khu vực bị phong tỏa; Không tuân thủ quy định cách ly; Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly;  Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối.

Người có trách nhiệm trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nhưng không triển khai hoặc triển khai không kịp thời, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 360.

Vì vậy Luật sư Diệp Năng Bình nhấn mạnh: Với các quy định rõ ràng trên, các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật như vậy để tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho người dân.

Trinh Phúc

Tin khác

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

(CLO) Dị vật cuống trái xoài đã được các bác sĩ lấy ra khỏi đường thở của bé trai 8 tháng tuổi, hiện tình trạng sức khỏe bé tạm ổn, đang điều trị và theo dõi thêm.

Sức khỏe
Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

(CLO) Các ca mắc ho gà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, độ tuổi chưa đến lịch được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Sức khỏe
Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

(CLO) Sản phụ 34 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, đau bụng nhiều, huyết áp giảm do thai ngoài tử cung bị vỡ và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu và truyền 6 đơn vị máu.

Sức khỏe
Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

(CLO) Dịp nghỉ lễ nhu cầu đi lại người dân nhiều nên tăng nguy cơ lây lan dịch, trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới.

Sức khỏe
Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

(CLO) Một tài khoản mạng xã hội đã đăng thông tin sai sự thật trên các hội, nhóm và các trang mạng xã hội mạo danh Bệnh viện nhi Trung ương để huy động tiền từ thiện.

Sức khỏe