Lý do Bộ Y tế chuyển thông điệp 2K thay thế cho 5K trong phòng chống COVID-19

Thứ ba, 13/09/2022 17:50 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Bộ Y tế, đại dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường, luôn có nguy cơ xuất hiện các biến chủng mới.

Trong thông điệp phòng, chống dịch COVID-19 mới nhất của Bộ Y tế, thông điệp 5K giảm còn 2K gồm khẩu trang, khử khuẩn. Cùng với đó, Bộ Y tế cũng kêu gọi người dân tiêm vaccine COVID-19 đầy đủ và đúng lịch, kết hợp "thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân" và các biện pháp khác.

Với việc ban hành thông điệp phòng, chống dịch COVID-19 là 2K+ nhằm phù hợp với tình hình mới, ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng, Bộ Y tế đã có chia sẻ thêm về vấn đề này.

ly do bo y te chuyen thong diep 2k thay the cho 5k trong phong chong covid 19 hinh 1

Hiện nay dịch COVID-19 đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mùa đông.

Xin ông cho biết sự cần thiết của việc đề xuất thông điệp thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình hiện nay?

-Thông điệp 5K được Bộ Y tế đưa ra từ tháng 8/2020 khi dịch COVID-19 đang bùng phát, với các biện pháp phòng, chống dịch (Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tụ tập, Khai báo y tế).

Thông điệp 5K là một trong những giải pháp truyền thông hữu hiệu giúp người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân và đẩy lùi dịch COVID-19.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia, toàn hệ thống chính trị và người dân đã đoàn kết, chung lòng khống chế thành công đại dịch COVID-19, đưa đất nước bước vào giai đoạn mới “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".

Hiện nay, theo Tổ chức Y tế thế giới nhận định, dịch COVID-19 chưa thể chấm dứt hoàn toàn trước năm 2023, có thể xuất hiện các biến chủng virus mới nguy hiểm hơn làm cho dịch diễn biến phức tạp khó lường.

Thời gian gần đây, Việt Nam vẫn ghi nhận trung bình hơn 2.000 ca mắc mới mỗi ngày.

Nhiều địa phương đã ghi nhận số ca mắc các biến thể phụ mới của Omicron lây nhanh hơn biến chủng gốc.

Các biến thể phụ mới xuất hiện đang được cơ quan chức năng theo dõi, đánh giá và phối hợp với các tổ chức quốc tế kiểm soát hiệu quả, thường xuyên đánh giá nguy cơ.

Do đó, để thực hiện được mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, vừa triển khai các giải pháp phục hồi phát triển kinh tế - xã hội thực hiện Nghị quyết 38/NQ-CP ngày 17/3/2022, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã phê duyệt thông điệp phòng, chống dịch trong tình hình mới giúp các cấp ngành, địa phương và người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 hữu hiệu, giúp kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội.

Vì sao thay đổi thông điệp phòng chống dịch COVID-19 từ 5K xuống 2K+ như vậy, thưa ông?

-Có thể thấy, khi chúng ta kiểm soát được dịch bệnh, tỷ lệ tiêm vắc xin tăng lên, (Việt Nam đã triển khai tiêm được hơn 258 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 và là một trong số những quốc gia có số liều vắc xin sử dụng và tỷ lệ bao phủ vắc xin cao trên thế giới), vì vậy, các biện pháp phòng, chống dịch cũng cần được điều chỉnh để phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh, nhằm tạo điều kiện phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, từng bước ổn định đời sống nhân dân nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Khi chuyển sang trạng thái thích ứng, an toàn, linh hoạt, tập trung phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi phải điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp, linh hoạt, do vậy, các biện pháp khoảng cách, không tụ tập và khai báo y tế toàn dân tại thời điểm này không còn phù hợp.

Ngày 26/4, Bộ Y tế thông báo tạm dừng khai báo y tế tại cửa khẩu Việt Nam đối với người nhập cảnh, ngày 29/4 tạm dừng khai báo y tế nội địa. Hiện nay, các hoạt động tập trung đông người đã được phép diễn ra trên phạm vi cả nước.

Đại dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường, luôn có nguy cơ xuất hiện các biến chủng mới. Vắc xin vẫn là biện pháp hữu hiệu nhất để kiểm soát dịch COVID-19.

Mùa đông sắp đến, nguy cơ các bệnh đường hô hấp bùng phát, trong đó có dịch COVID-19, nhằm ứng phó với dịch bệnh trong tình hình mới, Bộ Y tế đã triển khai chiến dịch truyền thông “Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh” với Thông điệp 2K + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác cùng với 3 trụ cột (xét nghiệm, cách ly, điều trị) nhằm bảo vệ sức khoẻ của người dân.

Trong trường hợp xuất hiện biến chúng mới của virus SARS-CoV-2 nguy hiểm, dịch lây lan mạnh trên diện rộng, vượt qua khả năng đáp ứng của ngành y tế vẫn tiếp tục sử dụng Thông điệp 5K và các biện pháp khác như: vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân.

Hiện nay nhiều người dân có tâm lý ‘thờ ơ’ với khẩu trang, khử khuẩn và cả tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, vậy theo ông liệu thông điệp mới nhất về phòng chống dịch của Bộ Y tế có tạo nên sự lan toả mạnh mẽ để ‘kích thích’ người dân tuân thủ thực hiện biện pháp trên?

-Thời gian qua, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị trong và ngoài ngành y tế cần quán triệt thực hiện quan điểm tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, không để dịch bùng phát trở lại.

Đối với thông điệp mới trong phòng chống dịch này, Bộ Y tế mong muốn cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể tại Trung ương và địa phương tăng cường chỉ đạo tổ chức hưởng ứng Chiến dịch “Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh” với thông điệp 2K+ để tăng cường hiệu quả công tác truyền thông phòng, chống dịch giúp người dân nâng cao ý thức phòng dịch, chủ động thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe.

Bộ Y tế cũng đề nghị các cơ quan truyền thông, báo chí tiếp tục tích cực đồng hành cùng ngành Y tế lan toả mạnh mẽ thông điệp đến cộng đồng xã hội, để người dân nâng cao nhận thức, duy trì hoặc thay đổi hành vi, tuân thủ các khuyến cáo phòng, chống dịch.

Dịch bệnh COVID-19 vẫn đang hiện hữu cùng với sự xuất hiện của các biến thể mới; mùa đông xuân sắp đến các bệnh đường hô hấp như cúm mùa bùng phát, việc thực hiện thông điệp 2K+ là rất cần thiết. Việc mỗi người dân cần tuân thủ các biện pháp đeo khẩu trang, khử khuẩn mà ngành y tế đã khuyến cáo không chỉ góp phần phòng chống COVID-19 mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp khác nhất là giai đoạn chuyển mùa như hiện nay.

Cùng đó, chúng tôi cũng khuyến nghị người dân đi tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4 cho các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế; cha mẹ, người giám hộ tích cực đưa con em mình đi tiêm vaccine đủ 2 liều cơ bản cho trẻ trong độ tuổi từ 5 – dưới 12 để bảo vệ trẻ đến trường, vui chơi an toàn.

Chúng tôi cho rằng việc mỗi người dân tuân thủ thực hiện thông điệp phòng chống dịch của Bộ Y tế không chỉ bảo vệ sức khoẻ của bản thân mà còn bảo vệ sức khoẻ của gia đình và cả cộng đồng để chúng ta cùng nhau sống an toàn trong đại dịch.

Bình Luận

Tin khác

Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 3: Quản lý đang chạy theo thực tiễn

Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 3: Quản lý đang chạy theo thực tiễn

(CLO) Các vụ ngộ độc thực phẩm lớn thời gian qua có điểm chung là các cơ sở này kinh doanh không cần Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Chính điểm chung này, theo các chuyên gia, đang gây khó khăn cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong đời sống hiện nay.

Sức khỏe
Sở Y tế Thái Bình đã phê duyệt 159 gói thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế trị giá trên 594 tỷ đồng

Sở Y tế Thái Bình đã phê duyệt 159 gói thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế trị giá trên 594 tỷ đồng

(CLO) Vừa qua, UBND tỉnh Thái Bình đã chủ trì cuộc họp nghe Sở Y tế báo cáo nội dung công tác đấu thầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ nhân dân; công tác quản lý, sắp xếp trụ sở một số đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố.

Sức khỏe
Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo  an toàn thực phẩm -  Bài 2: Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân chính từ Nghị định 15/2018/NĐ-CP?

Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 2: Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân chính từ Nghị định 15/2018/NĐ-CP?

(CLO) Theo các chuyên gia, mặc dù đã có những nỗ lực nhằm hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tuy nhiên công tác quản lý hiện nay có nhiều bất cập, thậm chí một số điểm còn chưa khoa học.

Sức khỏe
Cấp phép lưu hành vaccine sốt xuất huyết ở Việt Nam

Cấp phép lưu hành vaccine sốt xuất huyết ở Việt Nam

(CLO) Vaccine sốt xuất huyết sử dụng cho người từ 4 tuổi trở lên, bất kể đã hoặc chưa từng mắc bệnh. Đây là vaccine sốt xuất huyết đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam.

Sức khỏe
Kỳ tích cứu sống cháu bé 3 tuổi bị công nông cán qua người

Kỳ tích cứu sống cháu bé 3 tuổi bị công nông cán qua người

(CLO) Ca mổ cấp cứu kéo dài 5 tiếng đồng hồ cùng sự cố gắng gấp rút của cả ekip phẫu thuật và gây mê sau đó là 15 ngày nằm hồi sức thở máy, giờ đây cháu đã có thể tỉnh táo hồi phục như một kỳ tích.

Sức khỏe